SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ sẽ được khám phụ sản
Theo Thông tư 09/2023/TT-BYT, từ ngày 20/6/2023, người lao động là nữ giới sẽ được khám thêm chuyên khoa phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ (với danh mục khám được cụ thể hóa) - theo Báo Chính Phủ.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ, khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu sổ mới bổ sung nội dung khám tiền sử sản phụ khoa; khám lâm sàng phụ sản).
Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này (Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ cũng được cụ thể hóa).
Theo Phụ lục 3b, lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản, gồm 4 nội dung:
1- Khám phụ khoa;
2- Sàng lọc ung thư cổ tử cung;
3- Sàng lọc ung thư vú;
4- Siêu âm tử cung-phần phụ (khi có chỉ định của bác sĩ khám).
Thông tư 09/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2023.
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ sức khỏe để có phương án điều trị kịp thời, tạo tâm lý cho người lao động an tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, khám sức khỏe cho nhân viên giúp doanh nghiệp sắp xếp công việc đảm bảo năng suất, chất lượng công việc. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động.
About the author
Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp
S. Reen
Related
More Like This
Đời sống
Thế giới năm 2022 qua ảnh
Sự nghiệp & Tài chính
Bạn có “ngại” khi yêu cầu tăng lương?
Sự nghiệp & Tài chính
Ý tưởng tổ chức sự kiện chào mừng ngày 8/3 tại nơi làm việc của bạn
Sống khỏe
Sức mạnh lớn nhất của bạn là gì?
Sự nghiệp & Tài chính
Hệ quả ngầm của thiên kiến vô thức và cách giải quyết
Sự nghiệp & Tài chính
10 định kiến tồi tệ nhất về phụ nữ làm lãnh đạo
Sự nghiệp & Tài chính
Phân biệt giới tính tại nơi làm việc
Sự nghiệp & Tài chính
Nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục… được coi là quấy rối tình dục
Đời sống
Cuộc đời con gái của một yakuza
Sự nghiệp & Tài chính
Một ngày của tôi #1: 16 tiếng cùng Ngọc Anh
Sự nghiệp & Tài chính
Gia đình và sự nghiệp: Tại sao phụ nữ không thể có cả hai?
Sự nghiệp & Tài chính
12 khó khăn mà phụ nữ vẫn phải đối mặt khi đi làm
Sự nghiệp & Tài chính
Phụ nữ khởi nghiệp, trong “thế giới đàn ông”
Sự nghiệp & Tài chính
Lần đầu tiên trong lịch sử, 6 trọng tài nữ được lựa chọn để điều hành tại World Cup
Sự nghiệp & Tài chính
Một số quyền lợi dành riêng cho nhân viên nữ
Sự nghiệp & Tài chính
Thuế hồng: Trả thêm tiền nếu bạn là phụ nữ!
Sự nghiệp & Tài chính
Hội chứng kẻ mạo danh, một trong những lý do cản trở phụ nữ thành công
Sự nghiệp & Tài chính
Phụ nữ nên độc lập về tài chính
Sự nghiệp & Tài chính
Không có bình đẳng cho phụ nữ đi làm ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
Sống khỏe
Phân biệt giữa trầm cảm và thiếu ngủ
Sống khỏe
Thời điểm tốt nhất để uống nước
Sống khỏe
Cần làm gì khi gan bị nhiễm mỡ?
Sự nghiệp & Tài chính
Bắt nạt nơi công sở: Đừng cho phép kẻ bắt nạt dễ dàng chiến thắng
Sống khỏe
5 hiểu lầm về đột quỵ
Sống khỏe
Sơ cứu say nóng đúng cách
Sống khỏe
Bạn có đang mang cái đầu nặng 27kg?
Sống khỏe
Ngủ trưa cũng cần đúng cách
Sống khỏe
Hiểu thêm về di chứng hậu Covid-19