"Snowflake" - Thế hệ trẻ ngày càng yếu đuối và mỏng manh như bông tuyết?

SỐNG KHỎE

"Snowflake" - Thế hệ trẻ ngày càng yếu đuối và mỏng manh như bông tuyết?

authorBy Chi
Share on
Share on
"Snowflake" - Thế hệ trẻ ngày càng yếu đuối và mỏng manh như bông tuyết?

“Bạn không đặc biệt đến thế đâu. Bạn không phải là một bông tuyết xinh đẹp và độc nhất. Tất cả chúng ta đều là một phần của thế giới này” - Chuck Palahniuk.


Hãy quay lại với bông tuyết thực tế, theo nghĩa đen, là tinh thể băng. Những bông tuyết là duy nhất bởi vì không có hai bông tuyết nào hoàn toàn giống nhau. Nó đã hình thành trong các phép ẩn dụ được sử dụng tích cực để tôn vinh cá tính của một người. 


Tiến sĩ Sharyn Graham Davies, Phó Giáo sư Khoa học Xã hội và Chính sách Công tại Đại học Công nghệ Auckland, giải thích: “Các bậc cha mẹ ngày nay nuôi dạy con cái lớn lên với sự tự tin và quan niệm rằng chúng là những cá thể độc nhất và chúng có thể đi và làm bất cứ điều gì chúng muốn. Vì vậy, giống như một bông tuyết, chúng có cá tính riêng mà không ai có thể cạnh tranh với chúng bởi vì chúng khá kỳ dị và độc đáo”.


Cô ấy nói thêm, ý nghĩa khác là "ý tưởng về một bông tuyết rơi xuống và nó nhanh chóng bốc hơi và tan chảy, và theo cách giải thích đó, bông tuyết là thế hệ không có bất kỳ sự can đảm, mạnh mẽ nào".


Trong ngôn ngữ thường ngày, "snowflake" thường được ghép với từ khác như special snowflake và snowflake generation.


Thuật ngữ "snowflake" từ đâu mà có?


Theo từ điển Merriam-Webster, thuật ngữ “snowflake” đã xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1860s. Tại thời điểm đó, từ “snowflake” được những người ủng hộ việc bãi bỏ chế độ nô lệ ở Missouri dùng để ám chỉ những người phản đối chế độ này. Ngoài ra, thuật ngữ này, còn mang ngụ ý chỉ màu trắng của “bông tuyết”, mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc, họ đánh giá người da trắng cao hơn người da đen.


Tuy nhiên, tác giả Chuck Palahniuk đã đặt lại ý nghĩa hiện đại của “snowflake” thông qua câu thoại nổi tiếng “You are not special, you are not a beautiful and unique snowflake”. Ông nói với Evening Standard vào năm 2017 rằng, lần đầu tiên ông sử dụng thuật ngữ 'bông tuyết' như một lời xúc phạm trong cuốn sách Fight Club năm 1996 của mình, sau đó được dựng thành phim năm 1999 với sự tham gia của Brad Pitt và Edward Norton.


Nhưng thuật ngữ “Thế hệ bông tuyết” không thực sự xuất hiện cho đến năm 2016, khi Claire Fox phổ biến thuật ngữ này trong cuốn sách I Find That Offensive!, kể chi tiết về cuộc đối đầu giữa sinh viên và giảng viên diễn ra tại Đại học Yale về Halloween trang phục và vai trò của trường trong việc quy định trang phục phù hợp về mặt văn hóa. Trong buổi nói chuyện của mình tại Đại học Warwick, chính Fox đã giải thích chi tiết về thuật ngữ này và định nghĩa thế hệ ngày nay là những người dễ cảm thấy bị xúc phạm và kém kiên cường hơn. 


Thuật ngữ 'thế hệ bông tuyết' đã trở nên phổ biến, nó được công nhận là một trong những từ của năm 2016 của Từ điển Collins và chính thức được thêm vào Từ điển tiếng Anh Oxford vào tháng 1 năm 2018.


Ở thời điểm hiện tại, thuật ngữ "Snowflake" đã trở nên thông dụng trong cuộc sống. Nó được sử dụng để miêu tả những người (đặc biệt người trẻ) được coi là quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc khi đối diện với các thách thức. 


snowflake-the-he-tre-ngay-cang-yeu-duoi-va-mong-manh-nhu-bong-tuyet-1.jpg


Sự “mong manh” của những bông tuyết


Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, chỉ 45% Gen Z nói rằng sức khỏe tinh thần của họ rất tốt, Millennials (đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) là 56%, Gen Xers (1965-1980) 51% và Boomers (1946 - 1964) 70%.


Thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức về các vấn đề tâm lý cao gấp 2 lần so với thế hệ sinh ra cách đây 40-60 năm, nhưng kém xa trong việc kiểm soát hành vi của mình. Rất nhiều báo cáo nghiên cứu và tổng kết từ các doanh nghiệp tổ chức cũng cho thấy, cách cư xử của thế hệ trẻ hiện nay tại nơi làm việc cũng khiến đồng nghiệp và lãnh đạo “đau đầu” hơn.


Những bông tuyết tin rằng họ đặc biệt như một bông tuyết và có quyền được đối xử đặc biệt. Họ không thể chịu áp lực và cũng không thích bị chỉ trích bởi bất kỳ ai với bất kỳ hình thức nào. Tất cả mọi người đều phải quan tâm và coi trọng cảm xúc của họ. Họ có thể bị kích thích và nổi giận chỉ trong vài phút, chỉ vì ai đó làm họ khó chịu. 


Về cơ bản, những bông tuyết có khả năng chịu đựng kém, hay phàn nàn và dễ dàng bỏ cuộc. Nếu có trục trặc trong công việc, những bông tuyết sẽ phàn nàn về quy trình làm việc không tốt ảnh hưởng tới mình. Họ luôn gặp vấn đề với những điều cơ bản nhất luôn xảy ra xung quanh mình. Thay vì chịu trách nhiệm và hành động, họ sẽ than vãn, đổ lỗi và tìm cách bỏ cuộc. 


Điều gì tạo nên "thế hệ bông tuyết" mỏng manh?


Có nhiều lý do được đưa ra để nói về vấn đề này.


Môi trường giáo dục từ gia đình


Nhiều chuyên gia nói rằng, hãy “đổ lỗi” cho các bậc cha mẹ. Điều này cũng không sai. Cha mẹ ngày nay có xu hướng nuông chiều và bao bọc con cái quá mức. Họ không cho phép con mình tự mình giải quyết vấn đề. Thay vào đó, họ sẽ là người nắm lấy tay lái và đưa đứa trẻ ra khỏi vấn đề. Kết quả là “khi phải tự mình đương đầu với vấn đề, [những đứa trẻ ‘bông tuyết’] không có những kỹ năng cơ bản để xử lý tình huống, và chúng bắt đầu hoảng sợ”. Cha mẹ, trong các trường hợp này, đã làm thui chột khả năng của con cái họ trong khả năng chịu đựng các vấn đề trong thế giới thực và phát triển những cách sáng tạo để tìm ra giải pháp của riêng chúng. Nhà tâm lý học và cố vấn Martin Scheepers tại Johannesburg (Nam Phi) nói: “Chúng ta không dạy con mình về thất bại và thất vọng. Thất bại, thất vọng và cạnh tranh lành mạnh dạy cho chúng ta những bài học cuộc sống quý giá về khả năng phục hồi, đứng lên sau thất bại và làm việc chăm chỉ hơn”.


Hơn thế nữa, nhiều bậc cha mẹ luôn dạy con họ cảm thấy rằng mình đặc biệt và độc nhất tới mức nhận thức về bản thân bị thổi phồng. Điều này có thể dẫn đến quan niệm về quyền lợi, làm cho những đứa con luôn cảm thấy mình tốt hơn hoặc xứng đáng hơn với các quyền đặc biệt nhờ vào sự độc đáo của họ. 


Tình hình xã hội


Tuy nhiên, cha mẹ không phải là những người duy nhất chịu trách nhiệm về việc thiếu khả năng phục hồi tinh thần ở nhiều người trẻ tuổi. Mỗi thế hệ phản ánh xã hội mà họ đang sống. Bên cạnh áp lực tài chính ngày càng tăng, thế hệ bông tuyết phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố, bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hay bùng nổ dân số.


Sự “nhạy cảm” của giới trẻ hiện tại là do họ ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với sự đa dạng và bất công. Với sự phát triển của mạng xã hội và khả năng tiếp cận với nhiều nguồn tin tức khác nhau, họ có nhận thức rõ hơn về các vấn đề xã hội hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây.


Kỳ vọng về sự hoàn hảo 


Với sự phát triển của mạng xã hội, những người trẻ hiện nay tiếp xúc quá nhiều với các phiên bản cuộc sống/con người được lý tưởng hóa, dẫn đến kỳ vọng về sự hoàn hảo trong cuộc sống cá nhân của họ ngày càng tăng. Áp lực thời đại của mạng xã hội góp phần tạo ra cảm giác bất an và quá nhạy cảm.


Tính cá nhân


Sự gia tăng của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đồng nghĩa với việc chúng ta tiếp xúc với các thông điệp về tính cá nhân và sự thể hiện bản thân nhiều hơn. Điều này cũng có thể khiến cá tính của người trẻ mạnh hơn, cái tôi cao hơn, họ thẳng thắn hơn với những phản hồi về bản thân.


snowflake-the-he-tre-ngay-cang-yeu-duoi-va-mong-manh-nhu-bong-tuyet-2.jpg


'Những thách thức không trở nên dễ dàng hơn'


PGS.TS Khoa học Xã hội và Chính sách Công - Sharyn Graham Davies, tại Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand) cho biết, “vẫn luôn tồn tại tranh luận và lo ngại rằng liệu có phải các thế hệ tiếp theo luôn có được cuộc sống quá dễ dàng nên họ sẽ không phát triển thành những người trưởng thành xứng đáng”.


"Nhưng trên thực tế, theo nhiều cách, và rất nhiều người thuộc thế hệ cũ cũng nhận ra điều này, các thế hệ sau có thể sống dễ dàng hơn theo một số cách, nhưng trong một số bối cảnh khác cũng có những thách thức cần vượt qua."


Đối với mỗi thế hệ, những thách thức không trở nên dễ dàng hơn hay khó khăn hơn, chúng chỉ trở thành những thách thức khác nhau.


Shelly Haslam-Ormerod, giảng viên cao cấp về sức khỏe tâm thần và phúc lợi tại Đại học Edge Hill, chỉ trích mạnh mẽ việc sử dụng thuật ngữ này, rằng nó kỳ thị những thách thức về sức khỏe tâm thần mà giới trẻ ngày nay phải đối mặt trong một thế giới không chắc chắn.


Có lẽ, thay vì tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của sự “mong manh”, chúng ta nên hướng tới việc tạo ra một nền văn hóa mà mọi người đều cảm thấy được hỗ trợ và thấu hiểu.

About the author

Yêu thích tất cả mọi thứ về văn hóa đại chúng và đặc biệt nghiện cafe.

author

Chi

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!