Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không? Mẹ cần chú ý điều gì?

MẸ & BÉ

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không? Mẹ cần chú ý điều gì?

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không? Mẹ cần chú ý điều gì?

Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ để giúp bé dễ ngủ hay không là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Liệu rằng núm ti giả có thực sự an toàn cho bé không?Tìm hiểu những thông tin sau để có thể giải đáp những thắc mắc trên nhé.


Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không?


Ngay cả khi con bạn không quấy khóc, thì việc ngậm núm vú giả có thể giúp trẻ đi vào giấc ngủ và ngủ lâu hơn - đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ ngủ được nhiều hơn. Thậm chí nó còn giúp bé thư giãn và tự dỗ giấc ngủ trở lại nếu con thức dậy giữa chừng.


Núm giả cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong liên quan đến giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng đến 1 tuổi.


Một số nghiên cứu y tế đã phát hiện ra rằng việc cho con bạn ngậm núm vú giả trong khi ngủ có thể làm giảm tới hơn 1 nửa nguy cơ SIDS. Một vài lý do được đưa ra, đó là:


- Chúng có thể khiến bé khó nằm sấp hơn. Nếu không có sự giám sát của ba mẹ, nằm sấp khi ngủ là tư thế có nguy cơ cao nhất đối với SIDS.


- Núm vú giả cũng ngăn không cho mặt bé vô tình tiếp cận quá gần nệm, gối hoặc chăn.


- Các nhà nghiên cứu khác cho rằng việc ngậm núm giả có thể giúp trẻ sơ sinh phát triển phản xạ thần kinh và cơ thở tốt hơn.


Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ


Khi nào nên cho bé ngậm núm giả?


Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn núm ti giả và những loại núm vú nhân tạo khác nên tránh dùng cho trẻ trong vòng ít nhất 3 - 4 tuần đầu tiên, hãy để cho trẻ làm quen với ti mẹ trước. Điều này là để tránh trẻ nhầm lẫn núm vú mẹ và núm giả.


Thời gian sử dụng: Trước khi cha mẹ cho trẻ sử dụng ngậm núm ti giả thì cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có đói bụng, mệt hay gặp phải vấn đề gì không. Nếu có thì phải giải quyết nhu cầu này của trẻ trước, không nên cho trẻ ngậm ti giả ngay.


Những nguy hiểm khi mẹ cho bé sử dụng núm giả


Bên cạnh một số ưu điểm mà núm vú giả mang lại, việc sử dụng núm giả cũng tiềm ẩn một số nguy cơ các mẹ cần hết sức lưu ý như sau:


- Trẻ có thể sẽ trở nên phụ thuộc vào núm vú giả để tự xoa dịu khi tỉnh táo. Con sẽ thức dậy và khóc nếu núm vú giả rơi ra trong khi ngủ.


- Núm giả gây ảnh hưởng đến quá trình cho con bú của mẹ: Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ là một việc tự nhiên. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, tốt nhất bạn không nên cho bé sử dụng núm vú giả quá sớm, thay vào đó hãy để bé học được cách bú sữa mẹ đúng cách trước. Hãy để ít nhất là sau một tháng tuổi thì cho bé làm quen với núm giả và cũng không nên sử dụng quá nhiều làm cho bé phụ thuộc vào nó.


- Nếu núm vú giả không được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ, nó sẽ làm lây lan vi trùng và đặc biệt tăng nguy cơ nhiễm trùng tai (phổ biến hơn sau 6 tháng tuổi).


- Việc sử dụng núm vú giả quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến răng mọc của con bạn. Chúng có thể khiến răng sữa mọc hơi khấp khểnh.


Những nguy hiểm khi mẹ cho bé sử dụng núm giả


Một số lưu ý để sử dụng núm giả cho bé an toàn và hiệu quả nhất


Để hạn chế rủi ro khi con sử dụng núm vú giả, đặc biệt là khi ngủ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe đối với bé:


- Tuyệt đối không sử dụng các nhãn hiệu núm giả có chứa thành phần bisphenol-A (BPA)- Đây là hợp chất được dùng rộng rãi trong việc sản xuất đồ nhựa. Tuy nhiên hợp chất này không hề tốt cho trẻ, nó có thể làm hỏng men răng của trẻ nhỏ, thậm chí làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý sau này như bệnh tiểu đường, ung thư vú, béo phì, rối loạn sinh sản, ung thư tuyến tiền liệt...


- Cha mẹ hãy lựa chọn các loại núm vú đúng kích cỡ, phù hợp với độ tuổi và miệng của trẻ, chất liệu an toàn. Nên lựa chọn núm vú có tấm chắn lớn hơn miệng và có lỗ thông gió để cho không khí đi vào tránh cho bé bị ngạt thở.


- Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng chung núm vú giả vì có thể gây lây nhiễm chéo vi khuẩn thông qua đường miệng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên vệ sinh núm vú giả sạch sẽ và tiệt trùng nước nóng trước khi cho trẻ ngậm.


- Tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên núm vú giả khi cho trẻ sử dụng, chẳng hạn như đường có thể làm hỏng men răng của bé.


- Không bao giờ treo núm vú giả quanh cổ bé hoặc sử dụng bất kỳ loại dây hoặc ruy băng nào để buộc núm vú giả vào nôi, ghế ô tô, xe đẩy hoặc ghế dành cho trẻ sơ sinh. Em bé có thể bị siết cổ trong bất kỳ loại dây nào trong tầm với của chúng.


- Không sử dụng núm vú từ bình sữa vì không an toàn và có thể khiến bé bị sặc.


Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ hay không tùy theo từng trường hợp mà cha mẹ áp dụng sao cho phù hợp với bé nhà mình. Hy vọng với những thông tin chia sẻ chi tiết ở trên, các bậc cha mẹ sẽ có cho mình câu trả lời chính xác nhất và trang bị cho mình những kiến thức toàn diện hơn về vấn đề cho bé sử dụng núm giả sao cho bé được thoải mái và an toàn và hiệu quả nhất.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!