Chú ý red flags sau khi đi phỏng vấn tìm việc

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Chú ý red flags sau khi đi phỏng vấn tìm việc

authorBy Chi
Share on
Share on
Chú ý red flags sau khi đi phỏng vấn tìm việc

Một cuộc phỏng vấn thường được coi là phép thử ban đầu của một công ty đối với những nhân viên tiềm năng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội quý giá để ứng viên tìm hiểu về môi trường làm việc tương lai của bạn. 


Điều này không có nghĩa là bạn nên tham gia quá trình phỏng vấn với thái độ hoài nghi hoặc nghi ngờ quá mức, mà đơn giản là để bạn biết cách đặt ra các câu hỏi hay chú ý tới những dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn trong quá trình phỏng vấn, vì chúng có thể chỉ ra những vấn đề lớn hơn với quản lý tương lai hoặc toàn bộ tổ chức. 


Dưới đây là 10 red flags cần lưu ý khi đi phỏng vấn tìm việc.


1. Lên kế hoạch vô tổ chức


Mặc dù mọi chuyện đều có thể xảy ra, và thật tốt nếu bạn linh hoạt và thích nghi với những thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các cuộc phỏng vấn của mình liên tục bị dời lại hoặc nếu bạn liên tục bị bỏ quên trong nhiều tháng liền thì có thể công ty không ưu tiên vai trò đó hoặc họ quá thiếu tổ chức để tiến hành mọi việc. Cả hai điều này đều là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. 


Dani Monaghan, phó chủ tịch tuyển dụng đám mây toàn cầu của Google, cho biết cách tốt nhất để xác định xem giao tiếp kém hoặc hướng dẫn khó hiểu chỉ là sự may mắn nhất thời hay là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn là tự hỏi bản thân những câu hỏi như:


• Họ có liên tục sắp xếp lại thời gian của các cuộc phỏng vấn?

• Họ có cung cấp thông tin cập nhật và thực hiện đúng khi có thay đổi?

• Các nhà tuyển dụng hoặc quản lý có xuất hiện đúng giờ?

• Mức độ liên lạc và phản hồi email của họ thường liên lạc lại với bạn nhanh như thế nào?

• Cuộc phỏng vấn được tổ chức tốt hay người phỏng vấn của bạn xuất hiện mà không chuẩn bị trước?


Nếu công ty không coi trọng thời gian của bạn trước khi bạn được tuyển dụng, rất có thể họ sẽ không tôn trọng thời gian của bạn và chính bạn, khi bạn trở thành nhân viên làm việc ở đó.


2. Thái độ không tôn trọng 


Một điều khác cần chú ý là cách người phỏng vấn tương tác với các đồng nghiệp đi ngang qua khác trong cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hoặc, nếu bạn đang tham gia một cuộc phỏng vấn nhóm, hãy quan sát cách những người phỏng vấn tương tác với nhau. Hãy chú ý đến động lực của họ và xem xét liệu phong cách giao tiếp, mối quan hệ của họ có phù hợp với môi trường mà bạn đang tìm kiếm tiếp theo hay không.


Những người mà bạn gặp gỡ trong quá trình phỏng vấn có thể nói về những thách thức hoặc căng thẳng với các bên liên quan khác một cách xây dựng hay họ làm như vậy một cách miệt thị hoặc thiếu tôn trọng? Nếu đó là trường hợp thứ hai, thì đây là một dấu hiệu cảnh báo, cho thấy rằng ở đây có thể có mức độ an toàn tâm lý thấp.


Bạn cũng nên lưu ý nếu nhà tuyển dụng sử dụng ngôn ngữ tiêu cực để nói về người trước đây đảm nhận vị trí mà bạn đang phỏng vấn. Ví dụ, nếu bạn hỏi lý do tại sao vị trí đó hiện đang trống và người phỏng vấn trả lời bằng cách nói xấu người vừa mới từ chức, hãy tin rằng điều tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn rời đi.


3. Xung đột giá trị


Giá trị không phù hợp là một red flag lớn. Hãy làm rõ những giá trị quan trọng đối với bản thân trước khi bạn bắt đầu quá trình phỏng vấn và chuẩn bị sẵn các câu hỏi cho phép bạn đánh giá văn hóa của công ty, mức độ coi trọng những giá trị và khả năng của bạn trong công việc.


4. Câu trả lời cho câu hỏi của bạn thiếu nhất quán, không rõ ràng 


Theo trường kinh doanh Harvard, khi đưa ra câu hỏi trong buổi phỏng vấn, câu trả lời bạn nhận được rõ ràng và chính xác đến mức nào? Câu trả lời mà bạn nhận được có mơ hồ hay chung chung không, hay người phỏng vấn có đưa ra cho bạn những ví dụ cụ thể, giống như những gì họ mong đợi ở bạn không? 


Nếu bạn không cảm thấy rằng mình đang nhận được câu trả lời cụ thể và trực tiếp, thì đó là một dấu hiệu đáng báo động. Bạn nên đặt các câu hỏi thăm dò tiếp theo cho đến khi bạn cảm thấy mình đã được cung cấp thông tin cụ thể mà bạn cần.


Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng khi bạn hỏi những người khác trong công ty cùng một câu hỏi trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn sẽ muốn thấy rằng có một mức độ nhất quán hợp lý trong câu trả lời của họ từ người này sang người khác. Một câu trả lời khác với một người vẫn có thể nhất quán và bổ sung cho câu trả lời của những người khác, vẽ nên một bức tranh đầy đủ hơn về tình huống, vai trò hoặc môi trường làm việc cho bạn.


5. Công việc khác mô tả ban đầu


Chắc chắn, đôi khi nhu cầu của một vị trí có thể dao động và tùy thuộc vào loại cơ hội bạn đang tìm kiếm. Nhưng khi công việc mà bạn đang phỏng vấn bắt đầu nghe có vẻ rất khác so với bản mô tả công việc ban đầu khiến bạn nộp đơn, đây là một dấu hiệu cảnh báo. Đặc biệt, nếu người quản lý tuyển dụng không thể giải thích về sự thay đổi một cách rõ ràng, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ không giao tiếp hoặc quản lý tốt các bên liên quan, cả trong và ngoài công ty.


Bạn cũng nên cẩn thận với những mô tả như “làm những công việc được quản lý giao cho bạn” mà không có sự rõ ràng về loại công việc phải làm. Điều này có thể tạo cơ sở cho việc làm việc quá sức vì tất cả các loại nhiệm vụ đều được giao cho bạn.


 Một dấu hiệu khác cần chú ý là nếu trách nhiệm dường như thay đổi liên tục từ cuộc phỏng vấn này sang cuộc phỏng vấn tiếp theo, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang đảm nhận một vai trò có những kỳ vọng không rõ ràng.


6. Câu hỏi hoặc nhận xét không phù hợp


Trong thị trường việc làm hiện tại, các công ty tốt nhất đã nhận ra rằng phỏng vấn là tìm kiếm sự phù hợp chứ không phải là một bài kiểm tra hoặc cuộc trò chuyện một chiều. Các ứng viên nên chú ý đến những câu hỏi mà người phỏng vấn đang hỏi mình.


Nếu bạn nhận một câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân mang tính phán xét và phân biệt đối xử thậm chí xúc phạm trong các vấn đề như:


• Giới tính, xu hướng tình dục

• Tình trạng hôn nhân, mang thai

• Chủng tộc/dân tộc

• Tôn giáo


Nếu đúng vậy thì đây là một dấu hiệu rõ ràng rằng tổ chức này không chỉ đào tạo kém mà còn có khả năng dung túng cho hành vi xấu, hoặc tệ hơn như vậy, không thể giải quyết vấn đề thiên kiến vô thức trong các hoạt động quản lý của mình, bao gồm cả tuyển dụng.


Bạn có thể từ chối trả lời hoặc điều khiển cuộc trò chuyện theo hướng khác. Và nên xem xét rút khỏi quá trình phỏng vấn, cũng như thông báo cho người phỏng vấn về sự khó chịu của họ với tình huống này.


7. Thiếu kết nối


Một cuộc phỏng vấn tốt là một cuộc trò chuyện hai chiều hấp dẫn khiến cả hai bên cảm thấy tràn đầy năng lượng và hào hứng về khả năng làm việc cùng nhau. Khi thiếu năng lượng hoặc sự kết nối và người phỏng vấn dường như không chú tâm, không mỉm cười, có vẻ mất tập trung và/hoặc đặt câu hỏi một cách máy móc như thể làm theo một kịch bản và không thực sự cố gắng tìm hiểu bạn, đó không phải là một dấu hiệu tốt. 


8. Không cởi mở với sự thay đổi (ngay cả khi họ nói rằng họ muốn thay đổi)


Các vị trí mở tồn tại bởi vì một tổ chức cần ai đó cải thiện tình hình hiện tại — để xây dựng các sản phẩm tốt hơn, tạo ra hiệu quả hoạt động, thu hút khách hàng mới, cải thiện hiệu suất... Thực hiện các cải tiến trong kinh doanh đòi hỏi phải thay đổi, nhưng một số nhà quản lý thực sự không có tư duy cải tiến, không muốn thay đổi và cảm thấy bị đe dọa bởi điều đó. 


Sự trì trệ và thiếu cơ hội phát triển có thể cản trở sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Nếu công ty không ưu tiên phát triển nhân viên hoặc thiếu kế hoạch thăng tiến rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu của một nơi làm việc độc hại.


9. Quá trình tuyển dụng quá dài hoặc quá ngắn


Độ dài của quá trình tuyển dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cấp độ nghề nghiệp mà ứng viên hướng tới. Đối với những người đang nhắm đến các vị trí cấp cao, việc họ phải trải qua các vòng kiểm tra và phỏng vấn trước khi nhận được công việc là điều bình thường. Tuy nhiên, một lá cờ đỏ xuất hiện khi số lượng cuộc phỏng vấn trở nên quá nhiều và quá trình này kéo dài trong một khoảng thời gian dài, ngay cả những vị trí mới vào nghề. Một trong hai (hoặc cả hai) điều này có thể là dấu hiệu cho thấy nhóm hoặc tổ chức thiếu quyết đoán hoặc có vấn đề trong quy trình làm việc hay thủ tục hành chính khiến mọi thứ khó hoàn thành.


Quá trình tuyển dụng nhanh như chớp cũng tệ như vậy.


10. Hối thúc bạn đưa ra quyết định ngay lập tức


Nếu công ty cho bạn thời gian xử lý ngắn hoặc buộc bạn phải đưa ra lựa chọn ngay khi họ mời bạn làm việc, thì bạn nên suy nghĩ kỹ, điều này không khác gì một tối hậu thư. Các tối hậu thư không mang lại cảm giác dễ chịu hoặc thể hiện sự tôn trọng đối với mong muốn của một cá nhân trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp một cách chu đáo và cân nhắc các lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp và sinh kế của họ trong nhiều năm tới. Bạn muốn gia nhập một công ty vì bạn bị ép buộc phải làm như vậy?


Bằng cách thận trọng trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể tăng cơ hội tìm được một môi trường làm việc lành mạnh và giúp bạn tới gần hơn đến mục tiêu nghề nghiệp của mình.

About the author

Yêu thích tất cả mọi thứ về văn hóa đại chúng và đặc biệt nghiện cafe.

author

Chi

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!