Sự khác biệt trong "ngôn ngữ cơ thể" ở nhiều nơi trên thế giới

ĐỜI SỐNG

Sự khác biệt trong "ngôn ngữ cơ thể" ở nhiều nơi trên thế giới

authorBy Dzung Phạm
Share on
Share on
Sự khác biệt trong "ngôn ngữ cơ thể" ở nhiều nơi trên thế giới

“Ngôn ngữ cơ thể” (body language) là một trong những dạng thức phổ biến nhất trong các loại hình giao tiếp phi ngôn từ.Tuy nhiên, có những khác biệt đáng kể về văn hóa trong cách mọi người sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Đôi khi nó rất hiển nhiên nhưng nhiều khi lại khiến bạn “trầm trồ”. Do đó, tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn giao tiếp một cách dễ dàng hơn, và đây cũng chính là cách để bạn hòa nhập vào môi trường đa văn hóa trong thế giới hiện đại ngày nay.


Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định ngôn ngữ cơ thể là một sự phản ánh chính xác những cảm xúc thật sự của con người, nó mang khá nhiều thông tin về trạng thái tâm lí cụ thể.


"Ngôn ngữ cơ thể đại diện cho một sự giao tiếp riêng biệt ngoài lời nói", Ross Buck - Tiến sĩ, giáo sư khoa học giao tiếp và tâm lý học tại Đại học Connecticut nói. "Ngôn ngữ cơ thể tồn tại song song với ngôn ngữ, nhưng nó có bao gồm cả cảm xúc và phần lớn xảy ra ở cấp độ tiềm thức."


Bắt Tay


ngôn-ngữ-cơ-thể.jpg


Ngay cả cái bắt tay đơn giản cũng thể hiện ý nghĩa khác nhau giữa các nền văn hóa. Một cái bắt tay được chấp nhận rộng rãi như một tiêu chuẩn, tuy nhiên bạn sẽ cần phải thay đổi độ cứng-mềm tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống, làm việc. Văn hóa phương Tây thường coi một cái bắt tay mạnh mẽ là cách chào hỏi và thể hiện sự tự tin, trong đó nhiều nơi ở Á Đông như ở Nhật và Hàn quốc, thay vì bắt tay, họ sẽ nghiêng mình cúi chào nhau. Người Ấn độ chào nhau bằng cách chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện.


Ở các khu vực Bắc Âu, một cái bắt tay nhanh chóng chắc chắn là tiêu chuẩn. Ở các khu vực Nam Âu, Trung và Nam Mỹ, một cái bắt tay dài hơn và ấm hơn, với bàn tay trái thường chạm vào bàn tay đang nắm chặt hoặc khuỷu tay. Lưu ý rằng ở Thổ Nhĩ Kỳ, một cái bắt tay mạnh bạo được coi là thô lỗ. Còn đàn ông ở các nước Hồi giáo không bao giờ bắt tay phụ nữ ngoại trừ người thân trong gia đình.


Nét Mặt


Nhiều biểu hiện trên khuôn mặt dường như phổ biến và được công nhận trên toàn cầu.


ngôn-ngữ-cơ-thể-1.jpg


Nghiên cứu được thực hiện bởi Paul Ekman Group, một nhà Tâm lý học người Mỹ, cho thấy hơn 90% các biểu hiện trên khuôn mặt thông thường được xác định bởi những người ở các nền văn hóa rất khác nhau. Hơn 10.000 biểu hiện trên khuôn mặt đã được tạo ra cho nghiên cứu và thể hiện với các nền văn hóa phương Tây khác nhau và các nhóm châu Phi biệt lập, chưa biết chữ. Có bảy biểu cảm khuôn mặt khác nhau tương ứng với các cảm xúc riêng biệt:


Hạnh phúc - Nâng và hạ khóe miệng, má hếch lên và các cơ quanh mắt được thắt chặt.

Buồn bã - hạ thấp khóe miệng và nâng cao phần bên trong lông mày.

Ngạc nhiên - Cung mày, mí mắt kéo lên và màng cứng lộ ra ngoài, miệng há ra.

Sợ hãi - Lông mày cong và kéo vào nhau, mắt mở to, miệng hơi mở.

Chán ghét - Lông mày cụp xuống, môi trên hếch lên, mũi nhăn, má hếch lên.

Giận dữ - Lông mày cụp xuống, mắt lồi, môi mím chặt.


Cử Chỉ Tay


Cử chỉ tay có thể có ý nghĩa rất khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ ký hiệu 'OK' ở Hy Lạp, Tây Ban Nha hoặc Brazil có nghĩa là bạn đang gọi ai đó bằng một từ khá khiếm nhã. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nó có nghĩa là một sự xúc phạm. Ở Mỹ và các nền văn hóa châu Âu là dấu hiệu cho thấy một công việc được hoàn thành tốt, tuy nhiên ở Nhật đây là ký hiệu của tiền bạc.


ngôn-ngữ-cơ-thể-2.jpg


Cong ngón trỏ với lòng bàn tay hướng lên là một cử chỉ phổ biến mà mọi người ở Hoa Kỳ và các khu vực ở châu Âu sử dụng để ra hiệu cho ai đó đến gần hơn. Tuy nhiên, nó bị coi là thô lỗ ở Trung Quốc, Đông Á, Malaysia, Singapore, Philippines và nhiều nơi khác trên thế giới. Việc sử dụng cử chỉ này với mọi người cũng được coi là vô cùng bất lịch sự. Nó chỉ được sử dụng để vẫy chó ở nhiều nước châu Á - và sử dụng nó ở Philippines có thể khiến bạn bị bắt.


Giao Tiếp Bằng Mắt


Ở hầu hết các nước phương Tây, giao tiếp bằng mắt là biểu hiện của sự tự tin và chú ý. Chúng ta có xu hướng cho rằng nếu ai đó ngoảnh mặt đi trong khi chúng ta đang nói chuyện với họ, thì họ không quan tâm và đang tìm người khác để nói chuyện.


ngôn-ngữ-cơ-thể-3.jpg


Ở nhiều quốc gia Trung Đông, giao tiếp bằng mắt thường chỉ áp dụng với 2 người đồng giới, giao tiếp bằng mắt ngoài cái nhìn thoáng qua giữa hai người khác giới được coi là không phù hợp.


Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, hành động giao tiếp bằng mắt liên tục này sẽ bị coi là gây hấn và đối đầu. Những nền văn hóa này có xu hướng khá ý thức về thứ bậc, và tránh giao tiếp bằng mắt là một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với ông chủ và người lớn tuổi. Ở những nơi này, trẻ em sẽ không được nhìn một người lớn đang nói chuyện với chúng, và nhân viên cũng không được nhìn sếp khi đang trao đổi công việc.


Di Chuyển Đầu


Gật đầu có nghĩa: “Tôi đồng ý” ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên ở một số nơi tại Hy lạp, Bulgari, Thổ Nhĩ Kỳ.. thì lại có nghĩa ngược lại là: “Tôi không đồng ý”


Ở Nhật, gật đầu không nhất thiết là “đồng ý” mà là dấu hiệu cho biết dối phương rất lắng nghe và hiểu bạn đang nói gì.


"Chạm"


Bắc Âu và Đông Á được xếp vào nhóm các nền văn hóa ít tiếp xúc. Có rất ít sự tiếp xúc thể xác ngoài cái bắt tay với những người mà chúng ta không biết rõ. Ngay cả khi vô tình lướt qua cánh tay của ai đó trên đường phố cũng phải được xin lỗi.


Trong các nền văn hóa tiếp xúc nhiều ở Trung Đông, Mỹ Latinh và Nam Âu, đụng chạm cơ thể là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp xã hội.


Ở phần lớn thế giới Ả Rập, đàn ông nắm tay và chạm mũi nhau để chào hỏi, nhưng sẽ không bao giờ làm như vậy với phụ nữ.


Việc chạm vào đầu ở Thái Lan là hành vi thiếu tôn trọng và thường khiến người khác khó chịu.


Cử chỉ đặt tay lên vai người khác, thậm chí đặt tay lên tay người khác được xem là cử chỉ thể hiện sự tin tưởng và đồng thuận. Ngược lại, ở một số nơi, những cử chỉ này bị xem là suồng sã, vượt quá giới hạn, thậm chí là quấy rối tình dục.


ngôn-ngữ-cơ-thể-4.jpg


Sự thay đổi tiếp xúc vật lý theo nền văn hóa


- Mỹ Latinh và Địa Trung Hải là những ví dụ của những nền văn hóa có xu hướng tiếp xúc gần gũi, họ đứng gần khi nói và tiếp xúc cơ thể thường xuyên hơn

- Bắc Âu và Bắc Mỹ sẽ ít tiếp xúc gần gũi, họ đứng gần nhau khi nói và đôi khi sẽ chạm vào nhau. 

- Các nền văn hóa hạn chế tiếp xúc sẽ giữ khoảng cách xa hơn và thường tránh tiếp xúc cơ thể. Á Đông là một ví dụ.

Các quy tắc này thường khá phức tạp. Chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp và địa vị của những người liên quan.


Tư Thế Ngồi


Hãy lưu ý về tư thế của bạn khi bạn tham gia các cuộc họp hoặc đang ăn tối. Ngồi vắt chéo chân được coi là thiếu tôn trọng ở Nhật Bản, đặc biệt là khi có mặt người lớn tuổi hơn hoặc được tôn trọng hơn bạn.


ngôn-ngữ-cơ-thể-6.jpg


Việc để lộ đế giày hoặc bàn chân của bạn có thể khiến người dân ở các vùng của Trung Đông và Ấn Độ xúc phạm . Đó là lý do tại sao ném giày vào ai đó là một hình thức phản đối và là một sự xúc phạm ở nhiều nơi trên thế giới.

Sự khác biệt về văn hóa có thể rất lớn từ quốc gia này sang quốc gia khác


Im Lặng


Trong cách tương tác của chúng ta tại nơi làm việc, trường học hoặc với bạn bè, sự im lặng là điều không thoải mái. Nó thường được coi là dấu hiệu của sự thiếu chú ý hoặc không quan tâm. Mặc dù có thể cảm thấy như một khoảng trống trong giao tiếp, nhưng sự im lặng có thể rất có ý nghĩa trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.


ngôn-ngữ-cơ-thể-5.jpg


Ở nhiều quốc gia châu Á, việc tạm dừng vài giây trước khi trả lời câu hỏi được coi là lịch sự để thể hiện rằng bạn đã suy ngẫm về câu hỏi và câu trả lời của mình, do đó thể hiện đủ trọng lượng. Trái ngược với điều này là nhiều nước phương Tây, nơi sự im lặng được xem như một khoảng trống cần được lấp đầy.


Trong các nền văn hóa coi trọng thứ bậc, người cao cấp nhất hoặc lớn tuổi nhất thường sẽ là người nói trước hoặc nói nhiều hơn. Những người khác hầu hết sẽ giữ im lặng và chỉ nói khi được hỏi đến hoặc được yêu cầu chứng thực thông tin.


Xã hội phát triển, đi lại dễ dàng cũng như cơ hội làm việc rộng mở khiến chúng ta có thể gặp rất nhiều người đến từ nhiều vùng văn hóa khác nhau. Có thể hiểu được sự khác biệt và sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng thời điểm hoặc kết hợp với lời nói một cách hợp lý có thể đem lại lợi thế cho bạn trong hầu hết các cuộc giao tiếp và tình huống trong cuộc sống, công việc hàng ngày, đặc biệt trong một thế giới làm việc ngày càng toàn cầu hóa, đa văn hóa.

About the author

Là người vui vẻ, sống đơn giản, dám theo đuổi đam mê, dám sống vì bản thân mình và dám thay đổi để trở nên hạnh phúc.

author

Dzung Phạm

Writer

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!