Lao động nữ trong kỳ kinh nguyệt được trả thêm lương, bạn đã biết chưa?

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Lao động nữ trong kỳ kinh nguyệt được trả thêm lương, bạn đã biết chưa?

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Lao động nữ trong kỳ kinh nguyệt được trả thêm lương, bạn đã biết chưa?

Nghỉ trong kỳ kinh nguyệt có trả lương đã là một chủ đề nóng trong một thời gian trên khắp thế giới và may thay tại Việt Nam, đã có những quy định riêng để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.


Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, 14% phụ nữ được khảo sát đã nghỉ làm hoặc nghỉ học trong kỳ kinh nguyệt. Khoảng 68% cho biết họ ước mình có lựa chọn giờ làm việc hoặc học tập linh hoạt hơn trong kỳ kinh nguyệt. Và đối mỗi phụ nữ phải chịu đựng cơn đau của kỳ kinh nguyệt, họ có khoảng 8,9 ngày bị mất năng suất làm việc mỗi năm.


Theo CNN, quyền được nghỉ phép trong những ngày "đèn đỏ" của Nhật Bản đã tồn tại hơn 70 năm và đây không phải là quốc gia duy nhất ở châu Á có chính sách như vậy. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… có rất nhiều nơi đang áp dụng chính sách này. 


Dù có vẻ lý tưởng nhưng có một nghịch lý vẫn đang tồn tại. Một cuộc khảo sát của chính phủ Nhật Bản vào năm 2017 cho thấy chỉ có 0,9% nữ nhân viên sử dụng quyền nghỉ phép này. Tại Hàn Quốc, năm 2013 có 23,6% phụ nữ Hàn Quốc đã sử dụng chế độ nghỉ phép nhưng đến năm 2017, tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 19,7%. Hơn thế nữa chính sách nghỉ phép kỳ kinh nguyệt là điều đang gây tranh cãi ở các quốc gia phát triển nhất như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Châu Âu.


Theo các chuyên gia, có một vài lý do để giải thích cho điều này.


Nhiều phụ nữ nói rằng họ không biết tồn tại chính sách nghỉ phép trong kỳ kinh nguyệt, công ty của họ không thông báo điều đó. Trên hết, kinh nguyệt vẫn là một chủ đề nhạy cảm. 16% người tham gia một nghiên cứu năm 2019 của Hoa Kỳ lo lắng rằng nghỉ phép có lương do kỳ kinh nguyệt sẽ làm cho người phụ nữ bị coi là yếu đuối và khiến họ có nguy cơ bị phân biệt đối xử (và cuối cùng là cản trở sự phát triển nghề nghiệp của họ). Chính phái nữ cũng lên tiếng phản đối "đặc quyền" này, nhiều người cho rằng việc bắt người sử dụng lao động trả tiền nghỉ phép với lý do tế nhị của phụ nữ có thể khiến họ không muốn thuê phụ nữ làm việc. Điều này càng chứng tỏ rằng kinh nguyệt vẫn là một chủ đề cấm kỵ trong và ngoài nơi làm việc.


lao-dong-nu-trong-ky-kinh-nguyet-duoc-tra-them-luong-3.jpg


Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của phụ nữ, nhưng hầu hết đều cho rằng đó là một tình trạng hết sức bình thường và phổ biến. Bạn biết, chúng ta đều biết, không thể phủ nhận được chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. 


Tại Việt Nam, bạn được hỗ trợ trong những ngày đặc biệt này. Hãy chú ý đến những quy định quan trọng ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bản thân theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 về về điều kiện lao động và quan hệ lao động (có hiệu lực từ ngày 01/02/2021):


(1) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.


(2) Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;


(3) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại mục (1) thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ (quy định mới).


(4) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại mục (1), người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động (quy định mới).


Hãy chia sẻ với những ai chưa biết bởi phụ nữ cần được đảm bảo quyền lợi và sức khỏe ngay tại nơi làm việc!

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!