Những kỹ năng một Full Stack Marketer nên có trong năm 2021

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Những kỹ năng một Full Stack Marketer nên có trong năm 2021

authorBy Tommy Tran
Share on
Share on
Những kỹ năng một Full Stack Marketer nên có trong năm 2021

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực marketing, hay cụ thể hơn là định hướng về một full stack marketer, bạn nên có trong mình những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng, kinh nghiệm trong các mảng này.


Hy vọng các bạn đều đã đọc phần 1 của series chia sẻ về nghề Full Stack Marketer: FULL STACK MARKETER LÀ AI? HỌ CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG PHÒNG MARKETING HIỆN ĐẠI? Chúng ta hãy cùng đến với phần 2 của loạt bài viết này: những kỹ năng cần có để phục vụ cho công việc của một full stack marketer.


Cần nói trước là, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, để trở thành một chuyên gia hoặc có kinh nghiệm sâu sắc cũng sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự nỗ lực của mỗi cá nhân, chưa kể chúng ta đang bàn về một hình mẫu đa kỹ năng như Full Stack Marketer nữa. Tuy nhiên không gì là không thể, chúng ta hãy bắt đầu lựa chọn những kỹ năng mà mình cảm thấy hứng thú và hấp dẫn nhất, từ đó phát triển ra những lĩnh vực liên quan để hướng bản thân đến tầm “full stack”.


Do có rất nhiều “stack” trong ngành marketing, và mỗi lĩnh vực marketing lại đòi hỏi cần có kinh nghiệm ở một vài “stack” đặc thù đó để đáp ứng công việc. Trong khuôn khổ bài chia sẻ này, mình sẽ tập trung đề cập đến nhánh Full Stack Digital Marketer - cũng là một mảng đang rất phổ biến hiện nay.


Để được gọi là một full stack digital marketer thì bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm về các lĩnh vực dưới đây:


Kiến Thức Cơ Bản Về Công Nghệ, Hạ Tầng


Ở thời đại 4.0 phát triển như hiện nay, mọi nền tảng công nghệ đều cần phải liên tục được cập nhật để kịp thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của mạng xã hội và các sở thích đa dạng của người dùng.


Kiến thức cơ bản về hạ tầng nên bao gồm: Cách làm một website (domain, hosting, coding...), hệ thống quản trị CMS, CRM, HTML, hoặc nếu có khả năng tìm hiểu, bạn có thể học thêm cả code PHP và SQL để truy xuất dữ liệu báo cáo người dùng, hoặc dùng Data Studio để visualize các dữ liệu thô.


Kiến Thức Về Lên Kế Hoạch, Chiến Dịch


Không chỉ Full Stack Marketer, bất cứ người nào làm marketing cũng cần được trang bị kỹ năng cơ bản về lập kế hoạch cho một chiến dịch, dù lớn hay nhỏ. Kế hoạch marketing cơ bản thường bao gồm:


- Nghiên cứu thị trường, sở thích khách hàng, xác định khách hàng tiềm năng cần hướng đến của chiến dịch.

- Các đầu mục công việc và timeline triển khai / deadline chi tiết / nhân sự thực hiện (nếu bạn có một team triển khai), hoặc tự sắp xếp công việc cho chính mình (nếu bạn tự thực hiện một project độc lập),

- Biết cách đưa ra các KPI mục tiêu cần đạt được cho từng giai đoạn, hoặc toàn bộ chiến dịch.


Ví dụ trong thời gian đầu ra mắt sản phẩm, bạn cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được: tăng nhận diện, hay phải bán được hàng nhiều nhất có thể? Từ đó mới có thể đưa ra được các công việc cần phải làm sát sao nhất với mục tiêu đã chọn.



Một kế hoạch chỉn chu và chi tiết là yếu tố rất quan trọng giúp chiến dịch được thực hiện suôn sẻ nhất, giúp bạn theo dõi sát sao các hoạt động và giám sát hiệu quả của từng đầu việc. Bước lập kế hoạch rõ ràng chi tiết và hợp lý cũng giúp các marketer có cơ hội để đánh giá và tối ưu chiến dịch ngay trong khi chạy. (Bạn có thể tham khảo thêm các phần mềm quản lý công việc và tiến độ nhóm như Notion hoặc Asana, mình sẽ giới thiệu trong các bài viết tới đây)


Kiến Thức Về Dữ Liệu


Khi đã có một nền tảng kế hoạch rõ ràng, kênh triển khai phù hợp, thì việc đánh giá dựa trên số liệu là bước tiếp theo cần chú ý, nhất là với các chiến dịch digital marketing hiện nay.

Mọi số liệu trả về trong suốt thời gian triển khai đều biểu thị cho một thông tin quan trọng, chúng giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của các đầu mục công việc, vì vậy nhiệm vụ của một Full Stack Marketer lúc này là đọc hiểu và giải nghĩa chúng, sau đó đưa ra các quyết định thay đổi hoạt động khi cần thiết để tăng hiệu quả hơn.



Các công cụ Google Analytics, Facebook Insight, Data Studio sẽ giúp bạn đơn giản hoá các bước này, hãy tìm hiểu để tận dụng được tối đa các công cụ này cho một Full Stack Marketer.


Kiến Thức Về Nội Dung


Đối với mình, ngoài việc diễn đạt bằng văn bản, một Full Stack Marketer biết cách biểu thị ý tưởng của mình qua hình vẽ, thiết kế là một điểm cộng rất lớn.


Vì nội dung là công cụ chủ lực giúp truyền tải thông điệp đến với khách hàng, một Full Stack Marketer chuyên nghiệp cần có khả năng diễn đạt tốt qua nhiều hình thức đa dạng. Bạn phải biết được tất cả các định dạng nội dung thông dụng (câu chữ, hình ảnh, video, banner chạy ads…) trên các kênh media khác nhau và hiểu được mỗi kênh có các quy chuẩn như thế nào về nội dung để tối ưu được hiệu quả hiển thị.


Đây là kỹ năng đòi hỏi tính sáng tạo cao, bên cạnh đó, khả năng nắm bắt xu hướng nhanh nhạy và học hỏi tốt cũng là điều không thể thiếu. Hãy dành thời gian xem qua các trang: Pinterest, Behance để trau dồi khả năng cảm nhận và gu thẩm mỹ cá nhân.


Kiến Thức Truyền Tải Nội Dung


Khi đã có nội dung tốt, thì đến lúc ta cần biết phải làm sao để truyền tải nó đến với người dùng tiềm năng. Quảng cáo đa phương tiện chính là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nội dung sáng tạo, là thành phần chủ lực trong việc đưa thông điệp đến với người dùng.


Khi bạn chạy quảng cáo: trên mạng xã hội (Google/ Facebook/ Tiktok Ads…), báo chí, truyền thông... hoặc bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác đều giúp tiếp cận được tới khách hàng mục tiêu, khi họ nhìn thấy nội dung quảng cáo của bạn hữu ích thì sẽ bấm vào, vậy là ta đã đạt được mục đích của quảng cáo.


Ngoài các hình thức quảng cáo trả tiền (paid traffic) thì vẫn có thể tận dụng cả các kênh miễn phí (free traffic) như SEO, referral, xây dựng personal branding, đăng nội dung lên group, livestream...



Vậy để tổng kết lại, nếu bạn nắm vững hết 5 mảng kiến thức trên thì bạn có thể được xem là full stack marketer trong lĩnh vực Digital Marketing. Nhưng đó cũng mới chỉ là lý thuyết.


Vẫn còn rất nhiều kiến thức chuyên môn khác mà một Digital Marketing cần sở hữu, lượng kiến thức này tùy thuộc vào nhu cầu của ngành mà marketer ấy đang hoạt động. Khi áp dụng thực tế với mỗi chiến dịch và mỗi brand/sản phẩm cụ thể, bạn sẽ cần có thêm những kiến thức chuyên môn khác nhau. Lấy ví dụ nếu bạn làm trong cần marketing cho doanh nghiệp liên quan đến phần mềm, ngoài các kỹ năng kể trên thì bạn còn phải biết chạy quảng cáo target vào mobile apps, tăng trải nghiệm người dùng thông qua trial, video clips, TVC, hoặc phân tích dữ liệu hành vi người dùng trên apps... Có rất nhiều thứ cần biết khi muốn trở thành một Full Stack Marketer!


Chúng ta đều biết rằng, trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đã khó, và càng khó hơn nếu bạn muốn trở thành một Full Stack Marketer, không chỉ cho các bạn mới vào nghề mà ngay cả các bạn đã đi làm nhiều năm kinh nghiệm cũng sẽ thấy chặng đường này đầy chông gai. Vì vậy, hãy bắt đầu học hỏi từ hôm nay, để luôn sẵn sàng với các thử thách và thay đổi của thị trường. Chúc bạn sẽ sớm thành công trong con đường mà mình đã chọn nhé!

About the author

Những chia sẻ của Tommy dựa trên kiến thức và kinh nghiệm 8 năm trong nghề. Nếu bạn muốn biết thêm về thế giới marketing hoặc có bất kì thắc mắc gì về ngành, hãy follow và đặt câu hỏi với Tommy qua:

Instagram/ Facebook/ Linkedin

author

Tommy Tran

CMO

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!