Facts về lễ đăng quang của Hoàng gia Anh

ĐỜI SỐNG

Facts về lễ đăng quang của Hoàng gia Anh

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Facts về lễ đăng quang của Hoàng gia Anh

Lần đầu tiên sau 70 năm, một vị vua mới của Anh lên ngôi. Đây là sự kiện quan trọng không chỉ với Hoàng gia và người dân Anh, mà còn thu hút sự chú ý của người dân trên toàn thế giới. Hãy xem những thông tin thú vị từ lịch sử các lễ đăng quang từ trang History.


Chỉ có 3 quốc vương Anh không có lễ đăng quang


Trong 950 năm kể từ lần đăng quang đầu tiên được ghi nhận, chỉ có 3 vị vua chưa đăng quang.


Người đầu tiên, Edward V, bị nhốt trong Tháp Luân Đôn cùng với em trai của mình. Các hoàng tử đã biến mất trước buổi lễ và được cho là đã bị sát hại bởi chú của họ, Richard III.


Vị vua tiếp theo không được đăng quang là Lady Jane Grey, người thừa kế ngai vàng từ anh họ Edward VI, chỉ cai trị quốc gia trong 9 ngày. Bà đến Tháp Luân Đôn để chuẩn bị cho lễ đăng quang của mình, nhưng trong vòng 2 tuần, bà trở thành tù nhân của người em họ Mary I, người đã tuyên bố ngai vàng là của mình. Ban đầu Mary miễn cưỡng trừng phạt bà, nhưng Lady Jane dường như là mối đe dọa khi là tâm điểm của những kẻ âm mưu theo đạo Tin lành nhằm thay thế Mary. Vào ngày 12 tháng 2 năm 1554 Jane bị hành quyết trên Tháp Xanh. Khi ấy bà 17 tuổi.


Vị vua cuối cùng không đăng quang là Edward VIII, người đã thoái vị sau mối tình tai tiếng với Wallis Simpson. Anh trai của ông, George VI, lên ngôi thay cho ông và được đăng quang vào cùng ngày đã được lên kế hoạch cho Edward.


le-dang-quang-cua-hoang-gia-anh-1.jpg

Lady Jane Grey - Ảnh: Historic UK


Danh sách khách mời lễ đăng quang không phải lúc nào cũng là thành viên hoàng gia


Danh sách khách mời cho lễ đăng quang của Anh bao gồm các thành viên gia đình hoàng gia và các nguyên thủ quốc gia từ khắp Khối thịnh vượng chung và toàn cầu; Thủ tướng và Nội các Vương quốc Anh; và bạn bè của gia đình hoàng gia.


Tuy nhiên, không phải lúc nào người đứng đầu các quốc gia hay thành viên Hoàng gia cũng trở thành khách mời trong lễ đăng quang.


Trong lễ đăng quang của nữ hoàng Elizabeth năm 1953, Liên Xô đã không tham gia do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh. Công tước và Nữ công tước xứ Windsor, anh trai và em dâu của Vua George VI, không được phép tham dự lễ đăng quang của George vào năm 1937. Và vào năm 1831, Vua George IV đã cấm chính vợ mình, Nữ hoàng Caroline, tham dự lễ đăng quang của ông.


Bạn có biết không? Thông thường lễ đăng quang thường chỉ dành cho người lớn, thì Hoàng tử Charles, 4 tuổi, đã trở thành đứa trẻ đầu tiên tham dự lễ đăng quang của cha mẹ vào năm 1953.


le-dang-quang-cua-hoang-gia-anh-2.jpg

Nữ hoàng Elizabeth, Thái hậu và Thái tử Charles tại Tu viện Westminster trong lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II - Ảnh: Getty


Có sáu phần chính trong lễ đăng quang


Lễ công nhận là phần đầu tiên của lễ đăng quang, nơi Nhà vua được giới thiệu ở phía Bắc, Tây, Nam và Đông của Tu viện.


Phần thứ 2 là Lời thề của Quốc vương, còn được gọi là Lời thề đăng quang, đức vua hứa sẽ cai trị vương quốc bằng luật pháp, công lý và lòng nhân từ. Kể từ khi Đạo luật Lời thề Đăng quang năm 1689 được thông qua, quốc vương cũng thề sẽ ủng hộ Nhà thờ Tin lành Anh giáo.


Sau đó, Charles sẽ ngồi trên Ghế đăng quang để được xức dầu thánh - Lễ xức dầu. Trong lễ xức dầu, quốc vương sẽ ngồi trên ghế đăng quang, được gọi là Ghế của Vua Edward, khi Tổng giám mục Canterbury đánh dấu quốc vương bằng dầu thánh. Andrew Walkling, Giáo sư Lịch sử Nghệ thuật, Tiếng Anh và Sân khấu tại Đại học Binghamton, cho biết khoảnh khắc “thần thánh hóa triều đại”.


Tiếp theo là lễ tấn phong và đội vương miện, khi quốc vương nhận các vương khí đăng quang như quả cầu, nhẫn đăng quang, vương trượng và cây gậy. Khi Tổng giám mục Canterbury đội Vương miện của Thánh Edward lên đầu vị vua mới, chuông vang khắp vương quốc và 62 phát súng chào mừng vang lên từ Tháp Luân Đôn.


Từ đó, quốc vương được dẫn đến ngai vàng để đăng quang.


Cuối cùng là lễ bái. Trong lịch sử, các hoàng thân quốc thích và đồng cấp quỳ gối để tỏ lòng tôn kính và thề trung thành với quốc vương. Nếu có hoàng hậu, họ sẽ được xức dầu và đội vương miện sau lễ kính.


Phần thiêng liêng nhất của buổi lễ không được phép công khai


Kể từ thế kỷ 12, các vị vua Anh đã được xức dầu bằng thìa đăng quang, món đồ lâu đời nhất trong lễ đăng quang.


Nghi lễ này được cho là "quá linh thiêng" nên không thể phát hình ảnh trực tiếp. Khi đó, vị vua mới cởi áo khoác và vào nơi có 3 tấm bình phong che lại. Sau đó Tổng giám mục Canterbury đổ dầu thánh từ chiếc thìa bằng vàng để xức dầu lên đầu, ngực và tay quốc vương mới, theo nghi thức của Giáo hội Anh. Điều này “truyền cho họ tinh thần của Chúa và khiến họ trở nên bất khả xâm phạm,” Tracy Borman, tác giả của cuốn sách Crown & Sceptre: Lịch sử mới của chế độ quân chủ Anh cho biết.


Bạn có biết không? Dầu đăng quang đã bị phá hủy vào năm 1941 trong một cuộc tấn công ném bom trong Thế chiến II. Dầu đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth được làm từ một công thức từ thế kỷ 17 bao gồm dầu ô liu, hạt vừng và nước hoa có hoa hồng, hoa cam, hoa nhài, xạ hương, long diên hương....


le-dang-quang-cua-hoang-gia-anh-3.jpg

Chiếc thìa đăng quang 10,6 inch, có từ cuối thế kỷ 12, được mạ bạc và khảm bốn viên ngọc trai vào thế kỷ 17 - Ảnh: Duncan1890/ Getty


Tu viện Westminster là nơi tổ chức lễ đăng quang của hoàng gia trong gần 1.000 năm


Lễ đăng quang của Hoàng gia đã diễn ra tại Tu viện Westminster kể từ năm 1066, khi William the Conqueror đăng quang. Đây là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Anh, Tu viện Westminster đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều sự kiện lịch sử trong hơn 1.000 năm.


Cũng như các vị vua và hoàng hậu trong lịch sử nước Anh và các nhân vật chính trị quan trọng, những người có ảnh hưởng của Anh đều được chôn cất hoặc tổ chức lễ kỷ niệm trong Tu viện. Trong đó có nhà thơ William Shakespeare, Charles Darwin, Isaac Newton và Stephen Hawking…


le-dang-quang-cua-hoang-gia-anh-4.jpg

Tu viện Westminster, Luân Đôn - Ảnh: Tim Graham


Quốc vương đội nhiều vương miện trong lễ đăng quang


Vua Charles III đã chính thức đăng quang và ông có hai vương miện đặc biệt.


Trong buổi lễ, Vua Charles III đã được đội vương miện Thánh Edward, lần đầu tiên được tạo ra cho Vua Charles II vào năm 1661.


Theo truyền thống, Vương miện của Thánh Edward, vốn chỉ được sử dụng để trao vương miện cho một vị vua hoặc nữ hoàng mới trong lễ đăng quang. Vương miện của Thánh Edward không được lưu giữ vĩnh viễn ở Tu viện Westminster; nó 'sống' cùng với các di vật quý giá khác trong Tháp Luân Đôn. Vì vậy, Vua Charles III sẽ thay đổi mũ đội đầu một phần vì Vương miện của Thánh Edward không thể rời khỏi Westminster. Chắc chắn rồi, dù sao thì đó cũng là một phần lịch sử được trang trí bằng đá quý, có tuổi đời hàng thế kỷ mà có lẽ không nên diễu hành qua London trên đầu của bất kỳ ai. Nhưng có một lý do khác khiến chiếc vương miện này chỉ được đeo trong chốc lát: Nó nặng gần 5 pound (gần 2,3kg).


Khi rời khỏi Tu viện Westminster sau buổi lễ, vua Charles đổi thành một chiếc vương miện riêng, Vương miện Hoàng gia. Chiếc vương miện đặc biệt này nhẹ hơn một chút với trọng lượng khoảng 1kg. — nhưng vẫn lộng lẫy không kém với 2.868 viên kim cương và đá quý, trong đó có 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo và 269 viên ngọc trai.


le-dang-quang-cua-hoang-gia-anh-5.jpg

Vương miện Thánh Edward, Vương miện đăng quang của Hoàng gia Anh, được làm bằng vàng và khảm 444 viên đá bán quý - Ảnh: Tim Graham


Charles III là vị vua lớn tuổi nhất từng được trao vương miện 


Với sự thay đổi thất thường của những người kế vị hoàng gia và những âm mưu chính trị xoay quanh chế độ quân chủ trong phần lớn lịch sử, độ tuổi của các vị vua trong các buổi lễ đăng quang đã thay đổi rất nhiều qua nhiều thế kỷ. Vua Henry VI, mới 9 tuổi khi lên ngôi vào năm 1429 - ông thực sự đã kế vị ngai vàng của cha mình là Henry V khi mới 9 tháng tuổi, nhưng sẽ phải đợi vài năm trước được chính thức đăng quang tại Tu viện Westminster. Henry chỉ hoàn toàn nắm quyền cai trị vào năm 1437, khi ông trưởng thành.


Trong khi đó, Nữ hoàng Elizabeth II, người có thời gian trị vì đáng kinh ngạc kéo dài 70 năm, lâu nhất so với bất kỳ vị vua Anh nào, không có gì ngạc nhiên khi con trai bà - Charles III sẽ là vị vua lớn tuổi nhất từng được trao vương miện trong lễ đăng quang vào ngày 6 tháng 5. Charles đã 73 tuổi khi lên ngôi và 74 tuổi khi đăng quang. Người giữ kỷ lục trước đó là Vua William IV, 64 tuổi khi lên ngôi vào năm 1830.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!