Học các bà mẹ trên khắp thế giới dạy con cách tiêu tiền

MẸ & BÉ

Học các bà mẹ trên khắp thế giới dạy con cách tiêu tiền

authorBy Hương Hoa
Share on
Share on
Học các bà mẹ trên khắp thế giới dạy con cách tiêu tiền

Cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nổi tiếng và mục sở thị cách các bà mẹ trên thế giới dạy con “xử lý” với tiền tiêu vặt của mình trong bài viết dưới đây của Her.


Tuổi Nào Là Thời Điểm Tốt Để Bắt Đầu Cho Tiền Tiêu Vặt?


Thời điểm cho trẻ tiền tiêu vặt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các chuyên gia trên thế giới nói như thế nào về vấn đề này?


Lắng nghe ý kiến của chuyên gia


Tại hội thảo "Giáo dục con trẻ về tài chính" diễn ra ở TP HCM, Giám đốc điều hành ngân hàng dành cho trẻ em đầu tiên trên thế giới (The First Children's Bank-Mỹ), bà Neale S.Godfrey cho rằng: Khi trẻ lên 3 các con đã có thể nhận thức được những điều mình mong muốn, vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để cho trẻ làm quen với tiền.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hành vi tại Đại học Cambridge, đứa trẻ ở độ tuổi lên 7 đã phát triển một số khái niệm cơ bản về tài chính. Vì vậy, tốt hơn hết, bố mẹ nên cho con làm quen với tiền càng sớm càng tốt và hãy bắt đầu với những số tiền nhỏ.


Hội đồng cố vấn Thụy Sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên đưa tiền tiêu vặt hàng tuần cho con, bởi vì với trẻ nhỏ các con không thể đánh giá được một khoảng thời gian dài. Bắt đầu từ khi trẻ được 10 tuổi, bố mẹ có thể cho con tiền tiêu vặt hàng tháng.



Dựa vào tình hình thực tế


Trên thực tế, ở các nước phát triển, các bậc cha mẹ thường bắt đầu đưa tiền tiêu vặt cho con cái của họ vào lúc trẻ 5 hoặc 6 tuổi (tầm tuổi con bước vào lớp 1). Theo họ thì đây là thời điểm hợp lý, bởi vì lúc này trẻ đã đủ lớn để có thể quản lý một số tiền nhỏ và mua một vài thứ chúng muốn.


Với trẻ em Việt Nam, bố mẹ có thể căn cứ vào 2 yếu tố sau để biết lúc nào là thời điểm hợp lý để cho con tiền tiêu vặt:


- Con đã cần tiền để mua thứ gì đó hay chưa: Chẳng hạn như trẻ lớp 1 cần một số tiền nhỏ để mua sữa, đồ dùng học tập... ở căng tin trường.

- Con đã có thể đếm và hiểu thế nào là thêm hay bớt hay chưa: Trẻ 5, 6 tuổi là độ tuổi có thể đếm một lượng nhỏ, biết thế nào là cần trả thêm hay trả ít đi (hiểu khái niệm tiền thừa khi mua hàng).


Tuy nhiên, cũng có những đứa trẻ có khả năng toán học từ sớm, vậy nên, bố mẹ cũng cần căn cứ vào tình hình riêng của từng trẻ để quyết định độ tuổi nên cho con tiền tiêu vặt.


Dạy Con Cách Tiêu Tiền


Ở một số nước phát triển, cha mẹ có cách dạy con xử lý với tiền tiêu vặt rất thú vị. Mẹ Việt nên coi đây là những bài học hữu ích, là phương pháp nuôi dạy trẻ hiệu quả.


Nhật: Tiền là có hạn định


Ở đất nước mặt trời mọc, số tiền tiêu vặt của trẻ em được cấp từ đầu tháng (vào ngày đầu tiên của tháng mới) và lặp lại duy nhất ngày đó trong các tháng tiếp theo. Mức tiền tiêu vặt của trẻ em Nhật được cho sau khi cha mẹ đã tính toán một cách chi tiết về những khoản con cần cũng như mức sống của từng gia đình và khu vực họ sống.


Ở Nhật Bản, con cái được cho tiền từ rất sớm. Ngay từ lớp mầm non, các con đã được cho số tiền vừa đủ để trẻ có thể chi tiêu vào các khoản như mua bánh kẹo, đồ chơi…


Lên bậc tiểu học, các bé được cho tiền tiêu vặt nhiều hơn. Với những khoản lớn hơn này con có thể mua đồ chơi, đồ dùng học tập, đi ăn với bạn bè, mua sắm quần áo, đồ dùng cá nhân…


 Trẻ em Nhật sẽ phải học cách chi tiêu cho hợp lý với số tiền tiêu vặt mà chúng được cho. Nếu muốn mua những thứ có giá trị cao, chúng sẽ phải tiết kiệm, bởi vì mỗi tháng chỉ được một khoản duy nhất. Thế nên, bằng cách này, mẹ Nhật đã dạy con bài học rằng tiền là có hạn định và con cần phải biết tiết kiệm cho những thứ lớn mà con muốn (trẻ em Nhật thường tiết kiệm bằng cách “nuôi heo”).


Bên cạnh bài học về sự tiết kiệm và hiểu được giá trị của đồng tiền, bố mẹ Nhật cũng hướng dẫn con lập bảng chi tiêu để ghi chép lại các khoản chi trong tháng: con được cho bao nhiêu, con cần chi những gì, hết bao nhiêu tiền, chi nhằm mục đích gì… Qua bảng thống kê này, trẻ sẽ kiểm soát được tình hình tài chính của mình và giúp chúng biết chi tiêu một cách có kế hoạch, không lãng phí. Mặt khác, lập bảng chi tiêu cũng giúp trẻ Nhật rút ra được kinh nghiệm cho những tháng sau.


Ngoài ra, bố mẹ Nhật cũng dạy con lao động để tạo ra đồng tiền từ sớm. Bằng những việc làm nhỏ, tùy thuộc vào lứa tuổi như gấp quần áo, dọn phòng, tưới cây, cho thú cưng ăn,… mà trẻ con Nhật được cho một số tiền hợp lý.



Người Do Thái: Bài học về 5 chiếc lọ


Do Thái là dân tộc có số dân ít ỏi (chưa đến 1% dân số thế giới), nhưng lại được coi là thông minh nhất thế giới. Quốc gia này có rất nhiều tỷ phú, số người đạt giải Nobel cao và cách dạy con của người Do Thái được cả thế giới phải ngưỡng mộ.


Để có được những điều này, bố mẹ Do Thái rất chú trọng phương pháp giáo dục trẻ ngay từ bé, đặc biệt là dạy con về tiền bạc.


Ngay từ khi trẻ mới bi bô tập nói (2 – 3 tuổi), thông qua các trò chơi đơn giản, bố mẹ Do Thái đã dạy con phân biệt tiền xu và tiền giấy, cách đoán tiền, đếm tiền, biết về nguồn gốc và giá trị của đồng tiền.


Khi trẻ lớn hơn một chút, chúng được giao cho một số tiền nhất định để quản lý. Với cách này, trẻ con biết được phải mua sắm như thế nào đúng cách để không lãng phí tiền bạc và con biết chịu trách nhiệm về hành vi tiêu xài của mình.


Bài học tiếp theo mà trẻ em Do Thái được dạy không đơn thuần chỉ là bài học về sự tiết kiệm, mà bố mẹ còn dạy chúng cách để “tiền đẻ ra tiền” với việc dùng tiền gửi vào ngân hàng hoặc để đầu tư sinh lời.


Và để dạy được tất cả những điều trên, cách dạy con về tiền bạc của người Do Thái gói gọn trong phương pháp 5 chiếc lọ - bài học về quản lý tài chính. Đó là 5 chiếc lọ được dán các nhãn dán:


- Lọ “tiền tiêu”: 50% dùng để chi tiêu vào các khoản sinh hoạt cần thiết

- Lọ “tiền tiết kiệm”: 10% tiết kiệm để mua các khoản lớn như sách, bộ đồ chơi lego,…

- Lọ “tiền từ thiện”: 10% làm từ thiện – giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn…

- Lọ “tiền đầu tư”: 20% đầu tư – mua sách truyện cho các bạn thuê, mua giấy màu, bút chì để bán; lớn hơn trẻ có thể gửi tiền vào ngân hàng

- Lọ “tiền trả nợ”: 10% tiền trả nợ - tiền này dùng để trả các món nợ phát sinh


Trong khoản tiền tiêu vặt hàng tháng mà trẻ em Do Thái được cho, chúng sẽ phải phân bố vào 5 chiếc lọ với phần trăm chi tiêu như trên. Kết quả là đến 10 tuổi, phần lớn trẻ em ở đất nước này đã biết dành dụm tiền. Và lớn hơn một chút, khi trẻ đã để dành được một số tiền nhất định, chúng biết đầu tư hoặc gửi ngân hàng để sinh lời an toàn.


Mỹ: 4 chiếc lọ thần kỳ


Cũng gần giống với người Do Thái, người Mỹ dạy con bài học tài chính thông qua 4 chiếc lọ thần kỳ:


- Lọ “save” (để dành): Khoản tiết kiệm cho một mục đích cụ thể (30%).

- Lọ “invest” (đầu tư): Khoản để đầu tư vào một mục đích nào đó (30%).

- Lọ “donate” (cho đi): Khoản tiền làm từ thiện (10%).

- Lọ “spend” (tiêu): Khoản tiền chi tiêu (30%).


Mỗi tuần trẻ em Mỹ được bố mẹ cho một khoản tiền nhất định và nhiệm vụ của chúng là phải chia tiền theo tỷ lệ vào các lọ. Sau khi đã phân bố vào 4 chiếc lọ, trẻ em Mỹ sẽ phải tự giữ và quản lý chúng.


Khi đi siêu thị trẻ em được mang theo hũ “tiêu” và khi con muốn mua một món đồ nào đó, cha mẹ Mỹ sẽ cùng con xem giá tiền và thảo luận xem có nên mua hay không. Nếu là một món đồ có giá trị lớn nhưng hữu ích, người Mỹ sẽ dạy con phải tiết kiệm để mua được món đó.


Bằng cách này, các ông bố bà mẹ mỹ cho con quyền tự quản lý tài chính, chúng học được cách tiêu tiền, tiết kiệm, đầu tư sinh lời và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.



Singapore: Cùng con lập kế hoạch mua sắm 


Có 2 bài học chính về tiền mà trẻ em Singapore được giáo dục từ lúc con còn rất bé, đó là bài học học “Muốn và Thích” và “Một thành viên lớn trong gia đình”.


Các ông bố, bà mẹ ở đất nước này không mua cho con những thứ mà trẻ thích. Thay vào đó, bố mẹ sẽ cùng con lập danh sách cho kế hoạch mua sắm: những thứ nào con thích, con phải tính toán xem mất bao nhiêu tiền để mua những thứ đó.


Theo bảng danh sách mua sắm đó, mỗi tuần, các con được chi tiêu 1/2 số tiền trong tổng số tiền tiêu vặt mà bố mẹ cho để mua những thứ trẻ thích. Một nửa số tiền còn lại phải tiết kiệm cho những kế hoạch lớn hơn. Với yêu cầu này, trẻ sẽ phải tự quyết định, cân nhắc và sử dụng có trách nhiệm với số tiền mà chúng có.


Cùng con lập kế hoạch chi tiêu giúp trẻ em Singapore trở thành những người tự lập, chúng biết được thứ tự ưu tiên khi mua đồ để không rơi vào tình trạng lãng phí, biết được “đâu là thứ mình cần, đâu là thứ mình muốn”. Qua đây, trẻ học được bài học về sự tiết kiệm.


Theo họ: “Bố mẹ hoàn toàn có thể mua cho con cái những thứ mà con thích nhưng việc tự mua bằng tiền tiết kiệm của mình sẽ khiến con có trách nhiệm hơn với từng đồng mình kiếm được”.


Bên cạnh việc cùng con lập kế hoạch chi tiêu, mẹ Singapore cũng luôn tôn trọng trẻ, coi chúng là một thành viên lớn trong gia đình. Bằng chứng là trong mỗi lần đi mua sắm, họ luôn hỏi ý kiến con: cái này có cần thiết không, có nên mua hay không, món kia có đắt quá không…


Trên đây là câu chuyện về cách dạy con tiêu tiền và “xử lý” tiền tiêu vặt của một số nước phát triển. Bạn thấy sao về điều đó? Cùng trao đổi với Her nhé!


-------------------------------


Bạn có biết, không phải tiền bạc hay danh vọng, sức khỏe tinh thần mới là điều quan trọng nhất để có cuộc sống hạnh phúc?


Tháng 6 này, Her Academy mang đến cho bạn khoá học toàn diện: “TÔI ĐỦ ĐẦY - I Am Enough” kéo dài 8 tuần, giúp bạn thêm hiểu và yêu thương bản thân, từ đó giải quyết từng vấn đề trong cuộc sống bao gồm sức khỏe, tâm trí và các mối quan hệ.


Với các phương pháp thiền để thay đổi tâm trí, và tìm thấy một cuộc sống ý nghĩa hơn, khoá học đầu tiên này của Her Academy sẽ giúp bạn giữ vững niềm tin không gì lay chuyển được rằng “bạn đủ và sẽ luôn là đủ”.


Bạn sẽ nhận được gì?


- 8 videos bài học để thực hành trong 8 tuần, cùng 6 audio luyện tập thiền, tài liệu hướng dẫn thiền với các tư thế yoga, chứa đầy đủ thông tin bạn cần..


- Học trực tuyến tại bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy thoải mái, bất cứ thời gian nào trong ngày, trên bất cứ thiết bị gì bạn yêu thích.


- Quyền truy cập tài liệu độc quyền trọn đời. 


- Gia nhập nhóm thành viên riêng tư, nơi bạn có thể thoải mái chia sẻ kinh nghiệm và thành công của mình sau mỗi bài học, và trao đổi trực tiếp với giảng viên hướng dẫn.


TÌM HIỂU THÔNG TIN & ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ THAM GIA KHOÁ HỌC "TÔI ĐỦ ĐẦY - I AM ENOUGH" - https://academy.her.vn

About the author

Hương Hoa là thạc sĩ Văn học. Cô vốn là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, rất yêu học trò. Thế nhưng, vì say mê với việc sáng tạo cùng con chữ, Hoa đã chuyển sang gắn bó với nghề viết.

Qua những bài viết của mình, cô muốn mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về sức khỏe, phương pháp nuôi dạy con và cách giữ lửa hạnh phúc gia đình.

author

Hương Hoa

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!