Những vấn đề tài chính nhất định phải thảo luận trước hôn nhân

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Những vấn đề tài chính nhất định phải thảo luận trước hôn nhân

authorBy Đỗ Quỳnh
Share on
Share on
Những vấn đề tài chính nhất định phải thảo luận trước hôn nhân

Nhiều người ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề này mà có thể bỏ qua. Nhưng đây có lẽ là một trong những cuộc nói chuyện hệ trọng nhất bạn nên thực hiện trước khi về chung một nhà. Vậy bạn nên thảo luận những vấn đề gì trong cuộc nói chuyện này? Hãy xem những gợi ý sau!


Tư Duy Về Tiền Bạc


Cuộc hội thoại sẽ thật là ngượng ngùng nếu bạn ngay lập tức nhảy bổ vào, hỏi về việc người bạn đời có bao nhiêu tiền trong tài khoản và chúng ta nên làm thế nào với số tiền đó. Thay vì làm như vậy, bạn có thể đưa ra những câu hỏi về tư duy tiền bạc của anh ấy. 


Ví dụ, hỏi anh ấy có bao giờ gặp những khó khăn về tài chính trong quá khứ và những bài học anh ấy rút ra được sau sự kiện này. Điều này giúp bạn có thêm được cái nhìn từ góc độ tài chính về người bạn đời của mình. Nếu tư duy về tiền bạc của hai bên có những xung khắc, có thể bạn phải ngồi lại và xem xét tìm cách hòa hợp trước khi tiến tới hôn nhân.


Nền Tảng Tài Chính Của Mỗi Người


Tiến sĩ Kristy Archuleta của Đại học Georgia cho rằng, tìm hiểu về quan điểm tài chính của các thành viên trong gia đình anh ấy cũng là một cách, giúp bạn hiểu hơn về người bạn đời của mình. Bạn sẽ biết được những niềm tin tích cực hay tiêu cực nào về tiền bạc của anh ấy bị ảnh hưởng bởi gia đình. Từ đó bạn sẽ hiểu và cảm thông hơn với những quan điểm tài chính (có thể xung khắc với bạn) của anh ấy. Thấu hiểu chính là bước đầu tiên bạn có thể làm để tiến đến sự hòa hợp của vợ chồng trong tài chính.



Những Mục Tiêu Tài Chính Trong Cuộc Đời


Trước khi kết hôn, người bạn đời của bạn có thể đang theo đuổi những mục tiêu riêng về tài chính. Những mục tiêu đó là gì? Bạn cần tìm hiểu để biết thêm về nửa còn lại của mình. Liệu bạn có thể giúp đỡ thực hiện những mục tiêu này hay không? Hay bạn cảm thấy những điều này là không phù hợp với cuộc sống của hai người trong tương lai và cần điều chỉnh?


Ngoài ra, bạn cũng có thể thảo luận với nửa kia của mình về những ưu tiên trong tài chính với tư cách là một cặp vợ chồng. Trước hết, mục tiêu của các bạn sẽ là xây nhà? Hay đầu tư sinh lời? Đi du lịch và tận hưởng cuộc sống? Biết được đâu là những ưu tiên chung sẽ giúp hai bạn tiến gần hơn đến mục tiêu và ước mơ của cả hai.


Lịch Sử Tín Dụng Và Nợ Nần


Báo chí thi thoảng chia sẻ về những trường hợp, một vài cặp vợ chồng sau khi kết hôn mới phát hiện ra người còn lại đang gánh trên vai món nợ khổng lồ. Có thể là nợ từ thẻ tín dụng, nợ khi học đại học, hay nợ trong thời gian đi làm do không có khả năng quản lý tài chính. Dù không phải là chuyện của bạn, chúng ta vẫn nên cảnh giác.


Bạn nên trao đổi kỹ càng với người bạn đời của mình để biết dược liệu họ đang có những khoản nợ nào cần thanh toán? Tiến độ trả nợ như thế nào? Hai vợ chồng có thể làm gì để giải quyết những món nợ này nhanh chóng và tập trung cho những mục tiêu tài chính khác. 


Đừng ngại ngần trở nên “trần trụi về tài chính” trước người bạn đời của mình về tình trạng tài chính của bản thân. Và khuyến khích anh ấy cũng làm tương tự. Chỉ có sự minh bạch trong tài chính mới giúp bạn biết được cần làm gì, với tư cách là vợ chồng, để cùng nhau đạt được những mục tiêu tài chính và vun đắp cho một cuộc hôn nhân bền vững.



Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Khi Về Chung Một Nhà


Khi về chung một nhà, các bạn sẽ quản lý tài chính theo phương pháp nào? Liệu bạn muốn thân ai nấy lo, hay kết hợp mọi khoản thu nhập vào làm một? Hay giao thoa của cả hai cách trên, có nghĩa là chung tay một phần trong những khoản sinh hoạt bắt buộc của đời sống, còn lại có thể tự do tiêu xài theo ý thích?


Dù là phương pháp nào đi nữa, thống nhất trước hôn nhân sẽ giúp bạn biết rõ con đường cả hai sắp đi. Điều này cũng hạn chế những bất đồng không đáng có nảy sinh trong quá trình chung sống và chi tiêu của đôi bên. Trong tương lai, có thể hai bạn sẽ có những thay đổi trong phương pháp chi tiêu và điều chỉnh. Nhưng hãy luôn bàn bạc và thống nhất rõ ràng để cuộc sống vợ chồng luôn dễ dàng, thoải mái. 


Những Nghĩa Vụ Về Tài Chính


Khi kết hôn, bạn sẽ có thêm những kết nối khác với gia đình chồng. Có thể người bạn đời có anh chị em, hoặc bố mẹ già yếu cần chu cấp về mặt tài chính. Khi đó, bạn sẽ thực hiện những nghĩa vụ tài chính này như nào trong mối tương quan với những mục tiêu tài chính của gia đình mình?


Điều này cũng cần được thống nhất và bàn bạc rõ ràng để tránh khỏi những bất đồng không đáng có sau này. Chia sẻ những quan điểm của bạn, lắng nghe những suy nghĩ từ nửa kia, và tìm ra những điểm chung để hòa hợp. Như vậy, cuộc sống vợ chồng sẽ viên mãn hơn trong mối liên hệ với hai bên gia đình.


Her hy vọng bạn sẽ cân nhắc và thực hiện những cuộc nói chuyện về tài chính cần thiết trước hôn nhân để cùng nhau tận hưởng cuộc sống hạnh phúc khi “đôi ta chung một nhà”. Chúc hai bạn luôn “đủ đầy” về mặt tài chính!

About the author

Quỳnh viết với mong muốn truyền cảm hứng để phụ nữ biết yêu thương và trân trọng bản thân mình. Bằng cách thay đổi tư duy và nhận thức, tập trung phát triển bản thân, chắc chắn phụ nữ sẽ có được một đời sống phong phú về tinh thần cũng như nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.


Theo dõi Quỳnh tại:

Facebook: facebook.com/quinniewrites

Blog: TheIntroverWriter

author

Đỗ Quỳnh

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!