Sự nghiệp & Tài chính
Có phải bạn đang “cháy túi” vì mạng xã hội?
SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH
Các mục tiêu tài chính phổ biến nhất là trả bớt nợ, tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp, lập ngân sách tốt hơn và tiết kiệm nhiều hơn cho hưu trí… Vấn đề là hầu hết chúng ta không giữ được quyết tâm.
Chuyên gia tài chính Steve Siebold, tác giả cuốn sách “Cách tiền vận hành” cho biết: “Thật là dễ dàng để đi chệch hướng. Mọi người đều muốn kiếm nhiều tiền hơn, tiết kiệm nhiều tiền hơn, đầu tư nhiều hơn, nhưng khi nói đến nó, chúng ta có xu hướng phản ứng theo cảm xúc thay vì logic và đó là sự sụp đổ.”
Dưới đây là những gì bạn có thể làm để đảm bảo bạn luôn tuân thủ các quyết định của mình - và những việc cần làm nếu bạn đi chệch hướng.
Siebold cho biết, điều đầu tiên cần làm là khai thác cảm xúc của bạn, trước khi bạn nghĩ về những con số. Mặc dù điều quan trọng là phải tập trung vào cách bạn sẽ làm điều đó, nhưng bước đầu tiên là tập trung vào ‘tại sao bạn làm điều đó’.
Không có động cơ thúc đẩy hoặc lý do, thì bạn sẽ chẳng bao giờ coi đó là việc quan trọng.
Bạn rất dễ bị choáng ngợp, đặc biệt nếu bạn đang thử một thứ gì đó mới.
Teresa Jacobsen, giám đốc điều hành của UBS Private Wealth Management ở Stamford, Connecticut, Mỹ cho biết: “Hãy bắt đầu với những mục tiêu nhỏ và có thể quản lý được".
Ví dụ nếu chưa thể có một khoản đầu tư, hãy đặt mục tiêu theo dõi các khoản chi tiêu của mình trong hai tháng và xem số tiền bạn đã chi tiêu là bao nhiêu.
Dù kế hoạch của bạn là gì, hãy nhớ viết chúng ra để dễ theo dõi.
"Hãy trả tiền cho mình trước" (Pay yourself first) - cụm từ phổ biến trong tài chính cá nhân, đây là một chiến lược tài chính cá nhân nhằm tăng cường tiết kiệm và đầu tư nhất quán đồng thời thúc đẩy sự tiết kiệm.
Mục đích là để đảm bảo rằng bạn có đủ khoản tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư trước khi thực hiện các khoản chi tiêu hàng tháng hoặc mua sắm tùy ý.
Hãy thử nghĩ xem, chi phí của bạn được chia thành hai loại:
Chi phí bắt buộc: Các hóa đơn phải thanh toán như tiền thuê nhà và tiền điện; những thứ bạn cần để sống như thực phẩm hoặc thuốc; và những thứ bạn cần để thực hiện công việc như internet.
Chi phí tùy ý: Các chi phí biến đổi không bắt buộc như giải trí, quần áo, trang trí nhà cửa, đồ điện tử mới...
Nếu bạn chỉ tiết kiệm những gì còn lại vào cuối tháng, bạn đang đặt khoản tiết kiệm vào loại thứ hai: đó là khoản chi tiêu tùy ý thay đổi theo thời gian. Đôi khi, do chi tiêu thiếu kiểm soát, bạn thậm chí chẳng có khoản nào để lại.
Tuy nhiên, nếu bạn trả tiền vào các tài khoản tiết kiệm và kế hoạch dài hạn trước, thì việc tiết kiệm sẽ trở thành một khoản chi bắt buộc như bất kỳ hóa đơn nào khác phải trả. Và bằng cách thanh toán trước, bạn đang quyết định rằng hạnh phúc tài chính dài hạn của bạn là "hóa đơn" quan trọng nhất mà bạn phải trả.
Chỉ vì bạn có thể đã “vấp ngã” trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ lại thất bại.
Hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể làm khác đi để có thể kiên định với mục tiêu của mình. Đừng quên tự thưởng cho mình khi bạn đạt được mục tiêu.
Bên cạnh sự tự giác của bản thân, Siebold tin rằng sẽ hữu ích nếu bạn nói với mọi người về các giải pháp cụ thể của mình.
Bạn không cần phải cung cấp cho họ con số cụ thể nhưng với sự quan sát của họ, bạn sẽ có trách nhiệm với bản thân hơn đấy!
Hãy nghĩ thật cụ thể về những gì bạn muốn đạt được, thậm chí một con số nhất định bạn muốn tiết kiệm hoặc số nợ bạn muốn trả hết. Bạn thậm chí còn nên đặt ra thời gian, kế hoạch dự phòng, từ đó xác định cách để thực hiện.
Hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ cho mỗi 30 ngày hoặc mỗi quý để bạn nhận được "phần thưởng tâm lý" mỗi khi đạt được mục tiêu.
Đại dịch Covid-19 là một thời gian căng thẳng, vì vậy đừng quá khắt khe và thúc ép bản thân.
Thi thoảng hãy cho bản thân thời gian để nạp lại năng lượng, bỏ ra khỏi đầu những căng thẳng tài chính, miễn là bạn không đi quá đà.
Chi
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.