NFT là gì và tại sao nó lại đắt hơn một chiếc túi Hermes Birkin?

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

NFT là gì và tại sao nó lại đắt hơn một chiếc túi Hermes Birkin?

authorBy Diệu Anh
Share on
Share on
NFT là gì và tại sao nó lại đắt hơn một chiếc túi Hermes Birkin?


Dạo này bạn có hay đọc báo không? Nếu có thì chắc hẳn bạn có đọc về NFT (non-fungible token, tiếng Việt là giao dịch không thể thay thế). Nghe đã có vẻ khó hiểu rồi đúng không? Khi bạn tìm hiểu về thị trường NFT thì mọi việc còn trở nên điên rồ hơn. Bán 1 dòng tweet lấy 2.9 triệu USD? Video hoạt hình cũng đáng giá 700.000 USD? Đây là làm giàu không khó hay một vụ lừa thế kỷ? Trừ tôi ra có phải mọi người đều đang trở thành triệu phú?


Vậy NFT là gì và tại sao bạn nên biết về NFT?


Sự Ra Đời Của NFT


Để hiểu về NFT thì trước hết chúng ta phải biết về blockchain. Tôi không phải là chuyên gia về lĩnh vực này nhưng ngắn gọn thì blockchain là một hệ thống ghi lại thông tin. Mỗi khối (block) ở trên chuỗi (chain) chứa thông tin về giao dịch, và cả blockchain như một cuốn sổ nhà cái (ledger) được phân phối trên toàn bộ hệ thống máy tính trên blockchain.


Theo cách này thì khá là khó để ai đó có thể hack và gian lận ở trên blockchain. Tưởng tượng đơn giản là, bạn cho đồng nghiệp vay 10 nghìn, ghi giao dịch này vào trong cuốn sổ ghi nợ của bạn và cất vào một nơi tên là blockchain. Vì blockchain hoàn toàn minh bạch và ai cũng có thể vào xem, nên tiền nợ này sẽ tồn tại mãi mãi trên đó như một giao dịch, vậy là cả thế giới biết cái người kia vay của bạn 10 nghìn. Cho đến khi người đó trả lại cho bạn thì một giao dịch mới lại được upload lên blockchain, ghi rõ là anh này đã trả nợ bạn và sau này bạn không được đòi người ta nữa.


Trở lại với NFT. NFT là một loại thông tin được lưu giữ trên Ethereum blockchain (Ethereum cũng là một loại tiền ảo như bitcoin hoặc dogecoin.) Điều này có nghĩa là khi bạn mua NFT, bạn có thể trả bằng Ethereum và giá của NFT bạn mua có thể tăng lên khi giá trị tiền Ethereum tăng lên.


NFT có thể bất cứ thứ gì digital, từ một bức tranh, một bài hát, video, album, cho đến tweet, GIF, meme, vân vân và vân vân. Điểm đặc biệt của NFT là non-fungible - tức là nó không thể thay thế. Nghĩa là sao? Đồng tiền 1 USD là một thứ có thể thay thế, vì có hàng nghìn tỉ tờ tiền 1 USD được in ra và tờ nào cũng có giá trị giống nhau. Bức tranh Mona Lisa của Leonardo de Vinci thì không thể thay thế, vì có thể ngoài kia có rất nhiều bức y hệt được bán trên phố Nguyễn Thái Học nhưng chỉ có đúng một bức do cụ de Vinci vẽ mà thôi. Không thể thay thế.


Ví dụ cụ thể: bạn quyết định bỏ 1 triệu USD ra mua NFT meme của BTS vì bạn rất yêu Suga. Sau khi thanh toán, bạn sẽ nhận được một file chứng nhận là chiếc meme này giờ đây do bạn sở hữu và chỉ có bạn là chủ của nó mà thôi. Và vì nó được ghi lại ở trên blockchain nên toàn thế giới cùng phải công nhận cái meme này từ nay là của bạn.



(Ví dụ về meme BTS và cũng là khuôn mặt tôi khi đọc về blockchain - Ảnh: Meme Arsenal)


Ai Lại Có Thừa Tiền Đi Mua NFT?


Câu hỏi rất có lý. File meme phía trên vừa được download miễn phí trên mạng chỉ trong vòng 5 giây. Vậy tại sao có người lại sẵn sàng bỏ nhiều triệu USD ra mua một NFT trên mạng? Vấn đề ở đây trở lại chữ không thể thay thế. Từ khi Napster ra đời thì người dùng internet đã quá quen với việc tải miễn phí tất cả mọi thứ trên Google. Giả dụ bạn là một digital artist - một người tạo ra các tác phẩm nghệ thuật như âm nhạc trên Soundcloud hay thiết kế trên Behance. Nếu ai cũng cứ download về dùng miễn phí thì chắc chắn bạn chỉ có “nước chết đói”. NFT tạo ra một thị trường có người bán và kẻ mua, tạo điều kiện cho người sáng tạo có thu nhập. Ngoài việc mua đứt, cũng có những sàn NFT cho phép người nghệ sĩ nhận phần trăm sale trong những năm tiếp theo khi sản phẩm được mua qua bán lại (tương tự như royalty).


Ý tưởng là vậy nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau khi ra mắt, không thể ngờ NFT lại trở thành từ khoá hot đến vậy. Nhà đấu giá Christie’s vừa bán một bức tranh của hoạ sĩ người Mỹ Beeple với giá 69 triệu USD. Jack Dorsey, nhà sáng lập của Twitter, SCREENSHOT dòng tweet đầu tiên của mình và bán với giá 2.9 triệu USD. NBA Top Shot tạo ra những đoạn video highlight ngắn của LeBron James và những cầu thủ bóng rổ hàng đầu khác và đã bán được tổng cộng 230 triệu USD.

 

(Bức tranh của Beeple vừa được bán với giá 69 triệu USD - Ảnh: The Verge)


Trong giới thời trang, một studio thiết kế có tên RTFKT đã phối hợp với nghệ sĩ Fewocious ra mắt một bộ sưu tập giày ảo (virtual shoes) với giá từ 3 đến 10.000 USD/đôi. Think about it. Người ta đang bỏ tiền ra mua một đôi giày với giá 100 triệu VNĐ mà thậm chí còn không được xỏ hay chạm vào giày.


Làm Giàu Không Khó Hay Vụ Lừa Đảo Thế Kỉ?


Không phải NFT nào cũng đắt đến mấy trăm ngàn hay cả triệu đô la. Bạn vẫn có thể tìm thấy những sản phẩm NFT có giá vài chục đến vài trăm đô la trên sàn mua bán. Cũng như chơi cổ phiếu, bạn phải biết chọn NFT nào để đầu tư sinh lời. Và tương tự khi người ta mua một chiếc túi Chanel hay Hermes vậy, ngoài giá trị tinh thần (yêu túi) thì đó cũng là một kênh đầu tư như mua bán tranh hoặc đồ cổ.


Bản chất của NFT là ảo, nên việc sở hữu một sản phẩm dù là đầu tư hay có nhu cầu tiêu dùng hoàn toàn digital như NFT là một ý niệm còn khá mới mẻ. Nếu tôi trả 1 triệu đô cho BTS, tôi sẽ hi vọng đi date với Suga chứ không phải chỉ nhận được một cái email thông báo tôi là chủ sở hữu của sugabtsmeme.jpeg.


Nhiều nhà phân tích cho rằng kể cả hiện nay NFT đang tạo nên hiện tượng bubble đi chăng nữa, khi mà cuộc sống hàng ngày của chúng ta dần được số hoá, hiển nhiên những hoạt động và giao dịch như mua bán, sưu tầm nghệ thuật cũng sẽ thành “ảo.” Trong 50 năm nữa, có thể thay vì treo tranh Monet đầy nhà, giới thượng lưu sẽ khoe với nhau những NFT mới nhất và nóng nhất trên thị trường. Ngoài giá trị vật chất, NFT có thể là “bragging right” đối với nhiều người.


(Vẫn là Beeple với bức tranh hàng triệu đô - Ảnh: Indian Express)


Vậy quay trở lại vấn đề: tôi nên mua NFT hay đi mua túi Hermes? Thực ra, tập khách hàng của Hermes hay LVMH chưa chắc đã là những người hiểu về blockchain hay cryptocurrency để mà tham gia vào cuộc chơi này. Với thương hiệu thời trang, nếu muốn gia nhập thị trường NFT, họ sẽ cần đầu tư kha khá về infrastructure: tìm người thiết kế trên nền tảng digital, chấp nhận cryptocurrency là phương thức thanh toán, phát triển tập khách hàng quan tâm. Do vậy, nếu bạn đang có 50 ngàn đô la rủng rỉnh trong túi, thì vẫn cứ nên tìm kiếm một chiếc Birkin da cá sấu. Còn nếu bạn đang nhìn về tương lai và thấy rằng trật tự thế giới mới đang dần hình thành, hãy cân nhắc sugabtsmeme.jpeg nhé.

About the author

Nghề chính của Diệu Anh là phụ trách Digital Marketing cho các nhãn hàng về phong cách sống, bao gồm thời trang, du lịch, bán lẻ và giáo dục.

Trong thời gian rảnh, Diệu Anh phát triển kênh Youtube chia sẻ trải nghiệm cuộc sống và sự nghiệp cho các bạn trẻ, cũng như viết về thời trang trên website: dieuanh.me

author

Diệu Anh

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!