Thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân với mô hình SMART

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân với mô hình SMART

authorBy Chi
Share on
Share on
Thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân với mô hình SMART

Thiết lập mục tiêu THÔNG MINH biến những ý định mơ hồ thành kế hoạch cụ thể. Không chỉ áp dụng trong công việc và kinh doanh, SMART còn có thể ứng dụng trong phương diện tài chính cá nhân. 


Mô hình thiết lập mục tiêu SMART được viết tắt từ Specific, Measurable, Achievable, Realistic và Timely (nghĩa tiếng Việt: tính cụ thể, khả năng đo lường, tính khả thi, tính thực tế và giới hạn thời gian) xuất hiện lần đầu vào năm 1981 bởi George T.Doran. Kể từ đó, SMART được sử dụng thường xuyên trong ác kế hoạch từ các mục tiêu cá nhân đến các mục tiêu nghề nghiệp như tập trung vào phát triển sự nghiệp hoặc quản lý hiệu suất và cả quản lý ngân sách cá nhân.


Thiết Lập Mục Tiêu Tài Chính Cá Nhân Với Mô Hình SMART


Specific (tính cụ thể)


Bước đầu tiên là tìm hiểu cụ thể về mục tiêu của bạn. Mục tiêu của bạn phải cụ thể, không chung chung hoặc mơ hồ. Hãy rõ ràng về những gì bạn muốn hoàn thành và tự hỏi bản thân xem mục tiêu này sẽ đưa bạn vào tình hình tài chính tốt hơn như thế nào. Bạn không thể đạt được điều mình muốn nếu bạn không biết mình muốn gì.


Hãy tự hỏi bản thân:


- Bạn đang muốn đạt được điều gì? 

- Lý do bạn muốn đạt được điều đó? Hay việc đó quan trọng như thế nào?

- Với ai? Trong trường hợp lên kế hoạch quản lý ngân sách gia đình, bạn sẽ cần các thành viên cùng thực hiện chung với nhau.

- Khi nào?

- Mục tiêu của bạn có gặp vấn đề gì gây khó khăn không? Nếu có thì làm cách nào để giải quyết? 


Measurable (khả năng đo lường)


Làm cho mục tiêu tài chính của bạn có thể đo lường được bằng cách định lượng nó để bạn có thể kiểm chứng, đánh giá sự tiến bộ và thành công chung. Thể hiện mục tiêu của bạn bằng những con số rõ ràng, bạn sẽ luôn biết cách bạn đang làm việc và nếu bạn cần thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào trong quá trình này.


Nếu mục tiêu của bạn là xây dựng ngân sách, thì hãy ghi chép lại các khoản thu, nhật ký mua hàng và chi tiêu...


Achievable (tính khả thi)


Tiếp theo, bạn cần tự hỏi bản thân xem liệu mục tiêu tài chính của bạn có thể đạt được hay không với tình hình hiện tại và các nguồn lực bạn hiện có.


Nếu bạn tự tin rằng bạn có thể đạt được mục tiêu của mình, thì bạn đã sẵn sàng. Nếu không, đã đến lúc thực hiện một vài thay đổi đối với mục tiêu của bạn để đảm bảo rằng đó là điều bạn có thể đạt được.


Ví dụ: nếu bạn hiện 29 tuổi mà không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào, thì việc mua căn nhà đầu tiên với khoản trả trước 1 tỷ trước khi bạn bước sang tuổi 30 có thể hơi xa tầm với.


Tránh đặt ra những mục tiêu không thể đạt được. Điều này sẽ chỉ dẫn đến thất vọng và sẽ ngăn cản bạn thực hiện các hành động nhất quán trong vấn đề tài chính của mình. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn ở đó để cung cấp động lực và khuyến khích bạn cải thiện, chứ không phải điều ngược lại.


Realistic (tính thực tế)


Mặc dù có một số điều trùng lặp giữa khả năng đạt được và tính thực tế, nhưng vẫn có sự khác nhau.


Một mục tiêu thực tế đặt ra câu hỏi liệu mục tiêu cụ thể của bạn có phù hợp với tình hình của bạn hiện tại và trong tương lai hay không. Trông chờ vào thứ gì đó như thừa kế bất ngờ hoặc trúng số để đạt được mục tiêu tài chính nghe có vẻ khá viển vông.


Timely (thời gian)


Khi đặt mục tiêu, hãy ngồi xuống với giấy bút và suy nghĩ thấu đáo tất cả các mục tiêu của bạn. Bạn có thể kết thúc bằng nhiều thứ cần hoàn thành trong vòng 1 năm (ngắn hạn), trong vòng 2-5 năm (trung hạn) và hơn 5 năm (dài hạn)


Điều này sẽ khuyến khích có trách nhiệm và động lực để thực hiện. 


Ví Dụ Cụ Thể: Lập Ngân Sách Để Tạo Quỹ Khẩn Cấp


Cụ thể


Xác định lý do tại sao bạn muốn bắt đầu lập ngân sách và nó sẽ giúp bạn như thế nào. Trong trường hợp này, mục tiêu cụ thể của bạn là tiết kiệm tiền cho quỹ khẩn cấp đề phòng nghỉ việc do dịch bệnh.


Có thể đo lường


Quỹ khẩn cấp của bạn có thể hỗ trợ bạn từ 3-6 tháng. Hãy nghĩ xem bạn hiện cần bao nhiêu tiền để nuôi bản thân hàng tháng nếu thất nghiệp 6 tháng.


Ví dụ: mục tiêu mới của bạn bây giờ sẽ là lập quỹ khẩn cấp 120 triệu bằng cách tạo ngân sách hàng tháng.


Có thể đạt được


Hãy nhìn lại hoàn cảnh, vị trí hiện tại của bạn. Tiếp theo, xác định phương pháp lập ngân sách phù hợp với bạn và sử dụng công cụ lập ngân sách để thực hiện nó.


Giả sử sau khi làm như vậy, bạn tính được mình có thể "bỏ lợn" 6 triệu hàng tháng để dùng vào quỹ khẩn cấp.


Thực tế


Mục tiêu của bạn có thể không thực tế vào lúc này nếu bạn hiện đang vượt quá ngân sách và đang phải vật lộn để thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán hàng tháng. Có lẽ bạn nên tập trung vào lập ngân sách để trả nợ hơn là tiết kiệm cho một quỹ khẩn cấp.


Thời gian


Bằng cách tiết kiệm 6 triệu/tháng, bạn sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình trong 20 tháng.


Vậy, bạn sẽ tạo ra một quỹ khẩn cấp 120 triệu trong 2 năm bằng cách tiết kiệm 6 triệu/ tháng.

About the author

Yêu thích tất cả mọi thứ về văn hóa đại chúng và đặc biệt nghiện cafe.

author

Chi

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!