Lạm phát lối sống

SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH

Lạm phát lối sống

authorBy Chi
Share on
Share on
Lạm phát lối sống

Lạm phát lối sống là nguyên nhân khiến mọi người mắc kẹt trong vòng quay của đồng lương đủ sống, chỉ có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn hàng tháng, thậm chí trả nợ.


Lạm phát lối sống là gì?


Lạm phát lối sống, còn được gọi là lối sống leo thang, là hiện tượng chi tiêu của một người tăng lên mỗi khi thu nhập của họ tăng lên. Nó có thể xảy ra một cách vô thức, do mong muốn theo kịp những người khác có thu nhập cao hơn hoặc tự thưởng cho mình vì đã làm việc chăm chỉ.


Lạm phát lối sống có thể dẫn đến tỷ lệ nợ trên thu nhập tăng lên đến mức cuối cùng bạn có thể mắc nợ nhiều hơn số tiền bạn có thể trả. 


Bạn có thể hiểu điều này qua ví dụ: Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn đã nhận được một vai trò mới bắt đầu với mức lương 10 triệu/tháng. Sau một năm làm việc chăm chỉ, bạn được thăng chức và được tăng lương lên 20 triệu/tháng. Trước đây, bạn thường hạn chế đi ăn ngoài, nhưng giờ đây, bạn thường xuyên mua đồ ăn cho bữa trưa và đặt chỗ tại các nhà hàng cho bữa tối. Những thứ từng là "xa xỉ" có thể dễ dàng trở thành "nhu yếu phẩm", dẫn đến chi tiêu tăng lên. Trong khi đó, bất chấp việc bạn được tăng lương, tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm và kế hoạch đầu tư vẫn giữ nguyên như ban đầu vì bạn còn lại rất ít vào cuối mỗi tháng để cất đi.


Tại sao lạm phát lối sống là một lá cờ đỏ cảnh báo (red flag)?


Không phải là bạn không nên thay đổi hoặc nâng cấp cuộc sống khi thu nhập của bạn tăng lên. Đôi khi, chi tiêu nhiều hơn một chút có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn hoặc cần thiết khi cuộc sống của bạn thay đổi như khi bạn kết hôn hoặc có em bé.


Nhưng lạm phát lối sống sẽ trở thành một vấn đề khi nó ngốn một phần lớn thu nhập của bạn đến mức bạn không đủ khả năng để tăng số tiền tiết kiệm song song với việc tăng thu nhập. Vào thời điểm đó, thói quen chi tiêu của bạn có thể khiến:


Nghĩa vụ tài chính tăng lên: Khi chi phí tăng lên do nâng cao mức sống, bạn có thể thấy mình có hóa đơn phải trả hàng tháng cao hơn, như tiền thuê nhà hoặc tiền trả góp xe cao hơn.


Giảm tiết kiệm: Lạm phát lối sống có thể khiến bạn ưu tiên sự hài lòng trước mắt hơn là an ninh tài chính dài hạn. Kết quả là, các khoản tiết kiệm bị bỏ quên. Nếu bạn bị mất thu nhập, chẳng hạn như do mất việc làm hay vì đại dịch, sẽ chẳng có khoản dự phòng nào hỗ trợ bạn.


Nợ nần chồng chất: Khi hứng thú chi tiêu nhiều hơn, bạn có thể đi quá đà và vượt quá khả năng của mình, sử dụng đến thẻ tín dụng hoặc các khoản vay cá nhân để vui sống. Khoản nợ đó có thể tích lũy nhanh chóng và các khoản thanh toán lãi hàng tháng tăng lên cùng. Điều này có thể tạo ra một chu kỳ phụ thuộc vào nợ.


Giảm tính linh hoạt về tài chính: Lạm phát lối sống có thể hạn chế khả năng thích ứng với hoàn cảnh thay đổi hoặc các trường hợp khẩn cấp về tài chính.


lam-phat-loi-song-1.jpg


Điều gì gây ra lối sống lạm phát?


Các yếu tố xã hội cũng thúc đẩy mọi người chi tiêu nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy bị áp lực phải “theo kịp” bạn bè và động nghiệp. Không có gì lạ nếu những người khác lái đi xe đắt tiền và bạn có thể cảm thấy mình cũng cần mua một chiếc xe sang hơn. 


Một yếu tố khác góp phần vào lạm phát lối sống là ý thức về quyền lợi. Bạn đã làm việc chăm chỉ vì tiền của mình, vì vậy bạn cảm thấy hợp lý khi dành cho mình những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Mặc dù điều này là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng việc tự thưởng cho mình quá nhiều vì đã làm việc chăm chỉ có thể gây bất lợi cho tình hình tài chính của bạn hiện tại và trong tương lai.


Các chiến lược để tránh lạm phát lối sống


Mọi người có xu hướng tăng chi tiêu khi thu nhập của họ tăng lên vì họ tin rằng hàng hóa và dịch vụ mà họ có thể mua bây giờ sẽ khiến họ hạnh phúc hơn. Mặc dù có thể không tránh khỏi lạm phát ở một mức độ nào đó, nhưng hãy nhớ rằng mọi quyết định chi tiêu bạn đưa ra hôm nay đều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.


Bạn có thể tránh những cạm bẫy liên quan đến lối sống lạm phát bằng cách biết khi nào nên tiết kiệm/chi tiêu và nhận ra (và tách biệt) nhu cầu và mong muốn của mình.


Trải nghiệm giá trị thực của mọi thứ


Nếu bạn bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, chắc chắn là nên ăn mừng, nhưng đừng vội mua một chiếc xe đời mới hay thuê một căn hộ đắt tiền, hãy cân nhắc đầu tư vào những trải nghiệm. Đi nghỉ hoặc đăng ký một khóa học nâng cao chuyên môn/nghệ thuật có thể tạo ra những kỷ niệm mang lại cho bạn sự hài lòng hoặc kiến thức lâu dài.


Thiết lập ngân sách


Kenny Senour, nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận tại Millennial Wealth Management, chia sẻ với The Balance: “Một cách để tránh lạm phát trong lối sống đơn giản là thiết lập ngân sách hàng tháng. Ngân sách của bạn phải phù hợp với mục tiêu của bạn và tăng thu nhập, nhưng nó cũng phải tương đối linh hoạt khi hoàn cảnh của bạn thay đổi". 


Sau thuế và chi phí, tác động ròng của việc tăng lương thường ít quan trọng hơn so với vẻ ngoài của nó. Hãy dành thời gian để tính toán sự thay đổi thực sự đối với ngân sách của bạn và xác định số tiền tăng thêm đó sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào.


Xác định cả mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn như tiết kiệm để trả hết nợ hoặc đầu tư.


Đừng mua sắm kiểu bốc đồng


Một số mẹo để chống lại sự thôi thúc mua những món đồ không cần thiết là:


• Thiết lập một khoảng thời gian chờ đợi cho tất cả các giao dịch; đơi thời gian qua đi để xem bạn có còn hào hứng về món đồ đó không.

• Kiểm tra chi tiêu ngoài ngân sách của bạn hàng năm để giúp bạn biết bạn đã chi bao nhiêu tiền cho các giao dịch mua sắm bốc đồng.

• Sử dụng phương pháp lập ngân sách phong bì để bạn không bị cám dỗ sử dụng thẻ tín dụng khi bạn cảm thấy muốn tiêu tiền.


Tiết kiệm hoặc trả nợ trước


Mặc dù mua sắm thỏa thích sau khi tăng lương nghe rất hấp dẫn, nhưng tốt nhất bạn nên xem xét các mục tiêu tài chính lâu dài của mình trước.


Carter Seuthe, Giám đốc điều hành của Credit Summit Payday Loan Consolidation, nói: “Một trong số những lời khuyên tốt nhất của tôi là đưa tất cả số tiền mới có được vào tiết kiệm, trả nợ hoặc các mục tiêu tài chính dài hạn khác”.


lam-phat-loi-song-2.jpg


Khi chi tiêu nhiều hơn có ý nghĩa


Đôi khi việc tăng chi tiêu là hợp lý. Ví dụ, nếu thăng tiến trong công việc có nghĩa là bạn phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc đi lại nhiều hơn, thì đương nhiên bạn có thể cần thuê một người nào đó để làm công việc dọn phòng hoặc làm việc nhà...


Chi tiêu thêm một chút để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn cũng không sai miễn là bạn có đủ khả năng chi trả. Và đánh đổi với khoản tiền trả thêm đó, bạn có được thời gian rảnh rỗi để dành cho gia đình, bạn bè hoặc chăm sóc bản thân.


Tận hưởng cuộc sống một cách lành mạnh sẽ giúp thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

About the author

Yêu thích tất cả mọi thứ về văn hóa đại chúng và đặc biệt nghiện cafe.

author

Chi

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!