Sự nghiệp & Tài chính
Có phải bạn đang “cháy túi” vì mạng xã hội?
SỰ NGHIỆP & TÀI CHÍNH
Tin tốt là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát những suy nghĩ lo lắng về tiền bạc hay hoạt động tài chính của mình. Bạn kiểm soát tiền của mình - chứ không phải ngược lại.
Mọi người đều trải qua sự lo lắng, đó là phản ứng tự nhiên của não bạn trước những tình huống mà nó cho là nguy hiểm. Nếu bạn cảm thấy lo lắng quá thường xuyên hoặc quá lâu, nó sẽ ảnh hưởng đến não bộ và cơ thể của bạn.
Nếu sự lo lắng của bạn bắt nguồn từ căng thẳng tài chính, có những bước bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để lấy lại quyền kiểm soát và ngăn chặn những kiểu suy nghĩ lo lắng.
Hãy dũng cảm đối mặt thay vì lảng tránh việc giải quyết, để rồi những lo lắng hay những khoản nợ sẽ vẫn mãi lơ lửng trên đầu bạn.
Tập trung vào những khía cạnh tốt trong tài chính của bạn thay vì những vấn đề tiêu cực. Tất nhiên, suy nghĩ tích cực sẽ không mang lại hiệu quả kỳ diệu cho việc thanh toán các hóa đơn hay làm tăng tài khoản, nhưng nó có thể giúp xoa dịu nỗi sợ hãi của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn nhận ra và đánh giá cao sức mạnh tài chính của mình, điều này có thể dẫn đến giải pháp cho một số vấn đề.
Lấy một tờ giấy và bắt đầu liệt kê những khía cạnh tích cực trong kỹ năng quản lý tiền bạc ngay cả khi mọi thứ đang eo hẹp hoặc tiền bạc đang khiến bạn lo lắng, việc này có thể giúp bạn bình tĩnh và sáng suốt đầu óc.
Kiểm tra ngân sách thường xuyên là điều cần thiết. Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng về tiền bạc, về các khoản đầu tư... thì các số liệu rõ ràng trên giấy tờ sẽ giúp bạn xác định vấn đề hoặc xoa dịu nỗi sợ hãi của mình.
- Xem lại các hóa đơn và chi tiêu của bạn và kiểm tra xem các con số của bạn có chính xác hay không bằng cách đảm bảo các khoản thu và hóa đơn khớp với ngân sách của bạn. Đôi khi những sai lệch nhỏ cũng có thể làm thất thoát túi tiền của bạn.
- Tăng thu nhập. Nếu bạn nhận thấy mình đang và sẽ ở trong tình trạng đau đầu nhiều tháng nữa, thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về chiến lược kiếm tiền của mình. Hãy thử làm công việc tay trái để kiếm thêm tiền hoặc tìm cách tăng thu nhập trong tháng bằng cách bán những thứ bạn không cần...
- Giảm chi phí. Vượt quá ngân sách chắc chắn sẽ khiến bạn và tài khoản ngân hàng của bạn tuýt còi báo động. Trong khi thực hiện kiểm tra ngân sách, hãy tìm kiếm các mục mà bạn có thể giảm chi tiêu của mình. Tìm cách để loại bỏ các chi phí không cần thiết hàng ngày, chẳng hạn như pha cà phê tại nhà thay vì mua hàng. Giảm chi tiêu giúp khôi phục sự cân bằng cho ngân sách và giúp bạn kiểm soát chi tiêu của mình.
- Trả hết nợ. Lập một kế hoạch trả nợ và tuân theo kế hoạch đó để ít nhất bạn có thể nhìn rõ thời điểm số nợ được trả hết - chỉ riêng điều này đã có thể giúp bạn thở phào nhẹ nhõm.
Quản lý tài chính yếu kém trong quá khứ có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ, thiếu tự tin về tình hình tiền bạc. Cho dù đó là thiếu tiền, lập ngân sách không chính xác hay chỉ đơn giản là thiếu hiểu biết về tài chính, tâm lý xấu hổ/tự ti thường khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng. Thật không may, điều này có thể tạo thành một vòng luẩn quẩn lo lắng - quản lý kém trong tương lai.
Không có gì đáng xấu hổ khi bạn muốn có mối quan hệ tốt hơn với tiền bạc, vì vậy đừng cảm thấy khó xử nếu bạn cần thảo luận về chủ đề này với người bạn đời, gặp cố vấn hoặc yêu cầu trợ giúp. Đừng để những thói quen trong quá khứ xác định tương lai của bạn.
Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cố vấn tài chính chỉ dành cho những người giàu có: Hẹn gặp với cố vấn tài chính giúp xoa dịu nỗi sợ hãi của bạn và đảm bảo bạn đang đi đúng hướng cho các mục tiêu tài chính của mình.
Cho dù bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn để nghỉ hưu, muốn bắt đầu đầu tư hay chỉ cần trợ giúp xác định nguyện vọng của bạn, một cố vấn có thể hỗ trợ rất nhiều. Nếu bạn không có cố vấn tài chính, những người có hiểu biết về tài chính có thể giúp bạn tìm hiểu những vấn đề tài chính cơ bản.
Nếu bạn chưa bắt đầu quỹ khẩn cấp, hãy bắt đầu với mục tiêu tiết kiệm với những khoản nhỏ trước.
Trong trường hợp có bất trắc xảy ra như bệnh tật, mất việc hoặc giãn cách kéo dài lâu hơn nữa thì bạn sẽ đỡ căng thẳng hơn rất nhiều khi có đủ khả năng chi trả phí sinh hoạt trong vòng 2 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Phương tiện truyền thông xã hội luôn ngập tràn hình ảnh về những chuyến đi xa hoa, cuộc sống giàu sang... Việc so sánh bản thân và tài chính của bạn với người khác sẽ làm tăng mức độ căng thẳng, lo lắng, khiến bạn luôn thấy nỗ lực tiết kiệm tiền của mình là không đủ.
Lần tới khi bạn rơi vào bẫy của sự so sánh, hãy nhớ:
- Bạn không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Hầu hết mọi người chỉ đăng lên mạng xã hội những điều vui vẻ và tốt đẹp nhất. Bạn không biết có gì trong tài khoản ngân hàng của họ, kể cả những khoản nợ nần.
- Đời sống tài chính của bạn là Cá nhân và Riêng tư. Hành trình của bạn bè không phải của bạn - trải nghiệm của bạn là duy nhất. Hãy nhớ rằng bạn có các mục tiêu tài chính cá nhân dựa trên lối sống cá nhân, gia đình và kinh nghiệm của bạn.
- Quyền riêng tư về tài chính là chính đáng. Bạn không cần thiết phải chia sẻ hay “khoe” tình hình cuộc sống cá nhân của bạn với tất cả mọi người để thấy hòa nhập. Việc đăng tải quá nhiều thứ trên mạng xã hội có thể khiến bạn phải chi tiêu nhiều hơn để duy trì bề ngoài.
Người Duy Nhất Bạn Có Thể Thay Đổi Là Chính Mình. Thay vì đánh giá thành công của bản thân bằng hệ quy chiếu của người khác, hãy tạo một thước đo để kiểm soát và theo dõi sức khỏe tài chính của chính bạn.
Nếu làm mọi cách vẫn thất bại và bạn vẫn không thể ngăn bản thân cảm thấy căng thẳng và chán nản thì có thể đã đến lúc tạm dừng các tài khoản mạng xã hội của bạn cho đến khi bạn có thể kiểm soát được cảm xúc của mình.
Có vẻ trái ngược với lời khuyên nhìn về những điều tích cực. Nhưng bạn nên dành một vài phút để nhìn nhận thực tại và đặt ra các giả thiết. Khi đại dịch COVID-19 gây ra mất việc làm, bất ổn về kinh tế, các vấn đề sức khỏe... Bạn sẽ xử lý khủng hoảng như thế nào nếu tình trạng giãn cách xã hội sẽ kéo dài hơn nữa?
Sau khi bạn nhận ra và thừa nhận nỗi sợ hãi của mình, hãy đưa ra một kế hoạch dự phòng để giảm bớt sự bất ngờ và sức nặng nếu các sự cố xảy ra. Sự thật là đôi khi những điều tồi tệ vẫn xảy ra, nhưng bằng cách dự đoán chúng và biết mình sẽ phản ứng như thế nào, bạn có thể thấy mình kiểm soát được hầu hết mọi tình huống.
Chúng ta có xu hướng sợ hãi những gì chúng ta không hiểu. Nếu lo sợ về những điều chưa biết khiến bạn căng thẳng về tiền bạc, hãy biến những điều chưa biết đó thành “điều cần biết”. Ví dụ đăng ký những khóa học trực tuyến về bảo hiểm, tài chính hay tham gia thảo luận các vấn đề với những người hiểu biết.
Bằng cách học hỏi và tự giáo dục bản thân, tiền bạc sẽ không còn là một bí ẩn căng thẳng và trở thành thứ bạn có thể hiểu và kiểm soát.
Nếu bạn đang quản lý tiền bạc với người khác, chẳng hạn như đối tác trong công việc hoặc người bạn đời, việc tự gánh vác quá nhiều gánh nặng có thể gây ra căng thẳng nhất định. Việc phân chia trách nhiệm tài chính rõ ràng giúp giảm bớt lo lắng về việc tiền của bạn khi có người khác tham gia.
Dành thời gian để nói chuyện với đối phương về những lo lắng về tiền bạc của bạn để nhận ra bạn không đơn độc trong cuộc "đấu tranh" này. Bên cạnh đó, bạn có thể yêu cầu đối tác thực hiện một số trách nhiệm tài chính để chia sẻ gánh nặng cùng mình.
Hãy nhớ lo lắng về tài chính không hoàn toàn xấu
Mặc dù liên tục lo lắng về tiền bạc sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng hiện thực về tài chính thực sự có thể bảo vệ bạn khỏi việc đưa ra các quyết định chi tiêu tốn kém.
Trong một số trường hợp, lo lắng về tài chính đơn giản lại khá hữu ích. Ví dụ, bận tâm về tương lai có thể thôi thúc bạn bắt đầu tiết kiệm nghiêm túc hơn. Hoặc, thận trọng hơn về việc tuân thủ ngân sách của bạn có thể bảo vệ bạn khỏi bội chi mỗi tháng.
Khi bạn tìm ra những cách chủ động để nắm bắt tài chính của mình, bạn chỉ có thể thấy rằng cảm giác lo lắng xuất hiện khi kiểm tra số dư ngân hàng của bạn biến mất theo hướng kiểm soát và tự tin.
S. Reen
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.