Sự nghiệp & Tài chính
Có phải bạn đang “cháy túi” vì mạng xã hội?
Tự do về thời gian, địa điểm làm việc; tự do lựa chọn khách hàng, đối tác và mức thù lao không giới hạn của nghề freelance luôn khiến nhiều người ao ước. Liệu bạn đã có một kế hoạch tài chính rõ ràng trước khi dấn thân vào lĩnh vực đầy mới mẻ này?
Her sẽ chia sẻ cho bạn 8 bước lập kế hoạch tài chính của một freelancer thực thụ.
Có rất nhiều lời khuyên tài chính bạn thường gặp khi làm freelancer. Nào là tính toán mức chi tiêu tối thiểu hằng tháng, lập quỹ dự phòng từ 3-6 tháng, chia thu nhập thành 6 hũ. Tuy nhiên con số 3-6 tháng không thực sự khả thi. Bạn có trăm nghìn mối lo từ tiền nhà tới tiền ăn ở, sinh hoạt, chưa kể đến các khoản phí phải chi trả trong quá trình tiếp thị bản thân. Vì thế một quỹ dự phòng tối thiểu 12 tháng đã bao gồm chi phí sinh hoạt lẫn đầu tư cho công việc là cực kì cần thiết. Bạn sẽ giảm được áp lực tài chính để toàn tâm toàn ý dấn thân và hành trình làm chủ công việc kinh doanh riêng của chính mình.
Khi đã có quỹ dự trù chi tiêu tối thiểu bạn cần đặt mục tiêu thu nhập hằng tháng/quý/năm để phấn đấu. Với mục tiêu này thì bạn cần nhận bao nhiêu dự án, đơn giá mỗi dự án là bao nhiêu, bạn cần tiếp cận với bao nhiêu khách hàng… Từ đó hoàn thành các đề mục công việc cụ thể và tối ưu chúng.
Phần lớn thu nhập của freelancer đến từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết vấn đề cho khách hàng như content marketing, wedding planner, designer, photographer. Để tối ưu doanh thu bạn có thể đóng gói sản phẩm dịch vụ của mình thành các mức giá và giá trị gia tăng. Từ đó cung cấp cho khách hàng nhiều giải pháp và sự lựa chọn tùy theo khả năng tài chính của họ.
Các freelancer chuyên nghiệp thường có thói quen ghi lại báo cáo thu nhập cuối tháng để thống kê thu chi. Her biết là có một số bạn khá chật vật trong vấn đề kiểm soát nguồn thu vì nhập nhằng giữa tài khoản cá nhân và tài khoản công việc. Vì vậy bạn cần mở hẳn một tài khoản riêng chỉ dành cho công việc freelancer. Ngoài ra một số ngân hàng còn có ứng dụng trực tuyến giúp bạn kiểm kê dòng tiền một cách hiệu quả.
Là một freelancer đồng nghĩa với việc tài khoản của bạn không còn "ting ting" đều đặn mỗi tháng. Bạn phải đối mặt với sự bấp bênh về thu nhập: có tháng kiếm cực tốt, có tháng lại không có xu nào. Không còn bảo hiểm sức khỏe được công ty chi trả với những lịch khám định kỳ hằng năm. Không còn những chính sách, phúc lợi đến từ công đoàn như quà tặng sinh nhật, lễ tết. Vì thế, bạn cần đầu tư ngay một gói bảo hiểm sức khỏe cá nhân trước khi dấn thân vào công việc này. Ngoài ra nên tạo ra quỹ dự phòng sức khỏe đề
Khi trở thành freelancer bạn chính là người điều hành business riêng của chính mình. Bạn kiêm nhiệm tất cả các khâu của một doanh nghiệp thu nhỏ từ đóng gói sản phẩm dịch vụ, tiếp thị, kinh doanh, kế toán. Bạn sẽ có nhiều nguồn thu nhập khác nhau như bán sản phẩm dịch vụ của chính mình, tư vấn cho doanh nghiệp, bán khóa học online. Bạn bắt đầu chi tiêu một cách thoải mái hơn mà quên mất rằng mình cần phải “trả lương cho mình trước tiên”. Trả lương ở đây có nghĩa là bạn trích một khoản cố định hoặc theo tỷ lệ phần trăm thu nhập để tiết kiệm và dự phòng. Bởi vì không ai biết được liệu những tháng tiếp theo thu nhập của bạn có bấp bênh hay không. Khoản lương cố định này sẽ giúp bạn có nguồn thu ổn định và động lực để gắn bó với nghề freelancer lâu dài.
Phần lớn freelancer sẽ bắt đầu công việc tự do như một hình thức làm thêm ngoài giờ. Nhưng một khi đã có một tệp khách hàng thường xuyên, bạn có đủ cơ sở để trở thành freelancer thực thụ nếu thực sự muốn theo đuổi công việc dài hạn. Bạn nên có một danh mục khách hàng dài hạn với khả năng chi trả và mức độ uy tín, gắn kết cao. 80% thu nhập sẽ đến từ nguồn này, 20% còn lại đến từ các dự án mới, độc đáo để nâng cao tính sáng tạo của bạn. Lời khuyên là bạn nên tìm được tối thiểu 3 khách hàng kí hợp đồng dài hạn trước khi trở thành một fulltime freelancer.
Ngoài kĩ năng chuyên môn để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kỹ năng quản lý dòng tiền sẽ quyết định tới 20% sự thành bại của một freelancer. Dựa vào mục tiêu tài chính đã đề ra và các ứng dụng quản trị dự án bạn sẽ kiểm soát được lịch trình thanh toán của khách hàng, các khoản chi tới hạn, các khoản thu tới kỳ chưa được thanh toán, mục tiêu tài chính trong tháng của mình đã đạt bao nhiêu % rồi, cần cải thiện gì không. Từ đó đánh giá được sức khỏe tài chính và đưa ra giải pháp cải tiến cho công việc freelancer của mình.
Her tin rằng có rất nhiều bạn freelancer sẽ đắn đo không biết có nên yêu cầu trả trước 50%, 100% trước khi nhận dự án không? Liệu mình đưa ra điều khoản này thì khách hàng có chấp nhận không? Khi mới bắt đầu làm freelance writer, ai cũng đã cân nhắc rất nhiều. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên, bạn nên thảo luận với khách hàng về sản phẩm dịch vụ và thống nhất nguyên tắc thanh toán đặt cọc 50%, 70% trước khi bắt tay vào làm để tránh các rủi ro tài chính về sau. Giữ vững nguyên tắc là lập trường này sẽ giúp bạn thanh lọc tệp khách hàng và có được dòng tiền ổn định trong quá trình vận hành business của chính mình.
Trở thành một người làm việc tự do không phải là chuyện dễ dàng nhưng nếu bạn thực sự đam mê và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt chuyên môn lẫn tài chính, Her tin rằng bạn sẽ thực hiện được giấc mơ của mình.
Nguyệt Digi
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.