Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ? Lý do mẹ cần biết

MẸ & BÉ

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ? Lý do mẹ cần biết

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ? Lý do mẹ cần biết

Nhiều ba mẹ phân vân không biết nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ khi bé bị hăm tã hoặc hăm ở cổ. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!


Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm?


Các chuyên gia gợi ý khi mẹ đã dùng kem chống hăm cho bé rồi thì không nên dùng thêm phấn rôm vì sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Bạn có thể dùng kem chống hăm nhưng nhớ vệ sinh da bé thật sạch sẽ và thấm khô trước đó.


Nhiều bậc phụ huynh thường xoa phấn rôm cho bé sau khi con tắm xong vì nghĩ nó có thể làm mát da và chống rôm sảy, chống hăm cho bé. Tuy nhiên, so với kem chống hăm, phấn rôm có thể làm việc thoát ẩm của da trở nên khó khăn hơn và gây hăm da xuất hiện trở lại. Bởi vậy, nên dùng kem chống hăm thay vì phấn rôm sẽ tốt hơn.


Ngoài lưu ý nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm, các mẹ cũng cần chú ý không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Trước khi bôi kem, cần để da bé tiếp xúc với không khí, đợi da bé khô hẳn nhằm giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, vết hăm cũng sẽ nhanh khỏi hơn.


Nếu vùng da bị hăm được xử lý nhanh chóng sẽ sớm khỏi. Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là rửa vệ sinh cho bé sạch sẽ, không làm đau và trầy xước da của con. 


nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm


Vì sao nên hạn chế dùng phấn rôm cho trẻ bị hăm?


Dù trẻ bị hăm tã hay hăm ở cổ, ba mẹ cũng không nên dùng phấn rôm cho con. Các chuyên gia cho rằng trị hăm cho bé bằng phấn rôm không an toàn mặc dù nó có thể hút ẩm và tạo sự khô thoáng trên bề mặt. Dưới đây là một vài nhược điểm của phấn rôm bạn nên chú ý:


Khiến vùng da bị hăm lâu khỏi


Khi mẹ thoa phấn rôm lên vùng da bị hăm, mẹ sẽ thấy da bé khô thoáng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không để hở thoáng khí thì vùng da đó sẽ chảy mồ hôi và làm phấn rôm vón cục lại. Khi đó, hạt phấn rôm sẽ bám vào các nếp da và cuối cùng vết hăm của con lại lâu khỏi hơn.


Ảnh hưởng đến hệ hô hấp


Khi mẹ thoa phấn rôm để trị hăm cổ cho bé, trẻ sẽ vô tình hít phải bụi phấn và hệ hô hấp của con có thể bị ảnh hưởng. Theo một nghiên cứu, hậu quả của việc hít phải bụi phấn rôm là rất đáng lo ngại, gồm các biểu hiện sau:


- Ho, khó thở

- Thở nhanh và nông

- Bị phù phổi

- Ói, tiêu chảy

- Da chuyển màu xanh

- Co giật


nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm


Mẹ nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho con?


Tình trạng trẻ bị hăm


Trước khi tìm hiểu việc nên dùng kem chống hăm hay phấn rôm, ba mẹ nên biết rõ con mình có đúng là đang bị hăm không. Hiểu rõ tình trạng này của bé sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm trị hăm cho con sao cho phù hợp. 


Hăm là chứng bệnh ngoài da, thường phẳng, có màu đỏ, và đôi khi có nổi mụn nước li ti trên da. Nguyên nhân khiến bé bị hăm là do tình trạng ứ đọng mồ hôi trên cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên do duy nhất gây nên hiện tượng bị hăm ở bé.


Nguyên nhân khiến bé bị hăm


Bé bị hăm ở cổ có thể do nước, sữa, thức ăn rơi xung quanh nhưng không được vệ sinh kỹ càng. Ngoài ra, một số bé bị hăm cổ là do sự cọ xát giữa da và vải áo cứng, chật hội. Làn da của bé rất mỏng và nhạy cảm, bởi vậy rất dễ bị hăm da, dị ứng hoặc viêm loét do nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ.


Đối với hăm tã, trẻ bị hăm thường do nước tiểu còn lưu trú lâu trong tã hoặc mẹ ít thay tã khiến lớp da đỏ, căng bóng và thậm chí có mụn mủ. Bên cạnh đó, chứng hăm tã cũng xuất hiện khi bé vừa tắm xong chưa được lau khô mà mẹ đã quấn tã ngay cho con.


Hăm tã ở trẻ không nguy hiểm, có thể chữa trị và phòng ngừa dễ dàng. Tuy nhiên, ba mẹ cần nhanh chóng trị hăm cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả. Tuyệt đối không nên để vùng da bị hăm kéo dài vì sẽ làm tổn thương da bé nặng hơn, và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con.


nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm


Biểu hiện trẻ bị hăm


Bạn có thể thấy trẻ bị hăm sẽ xuất hiện vùng da đỏ, thậm chí có vết sưng và lở loét.


Khi bé bị hăm tã, con thường bị đau khi đi tiểu, kèm theo biểu hiện quấy khóc, kém ăn và khó ngủ. Đôi khi, ba mẹ cũng khó phát hiện ra hăm da ở trẻ, nhất là ở vùng hậu môn vì đây là vị trí ít được chú ý. 

Các bé sơ sinh ít tháng thường không có khả năng chống lại chất gây viêm, và dễ bị hăm hơn các trẻ nhiều tháng. 


Biết nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc và điều trị cho bé bị hăm tốt hơn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng hăm da ở trẻ và sử dụng sản phẩm chăm sóc bé sao cho phù hợp và hiệu quả hơn.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!