Mẹ & bé
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Trước đây, cuống rốn và nhau thai thường được bỏ đi sau mỗi ca sinh nở. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh máu cuống rốn cung cấp dồi dào tế bào gốc tạo máu và được ứng dụng trong hỗ trợ, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Lưu trữ máu cuống rốn chính là lưu trữ nguồn tế bào gốc quý giá phục vụ cho việc hỗ trợ, điều trị nhiều bệnh lý và rối loạn tế bào trong tương lai.
Trước hết hãy tìm hiểu về tế bào gốc tạo máu. Hầu hết các tế bào của cơ thể chỉ có thể tạo ra bản sao của chính nó và chỉ thực hiện đúng chức năng của loại tế bào đó (như một tế bào da chỉ có thể tạo ra thêm tế bào da mới). Tuy nhiên, tế bào gốc có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể. Nhờ khả năng này, tế bào gốc tạo máu được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý.
Các tế bào gốc trong máu cuống rốn (TBG-MCR) được dùng để điều trị bệnh đầu tiên cho bệnh nhi 5 tuổi bị thiếu máu Fanconi vào năm 1988. Từ đó đến nay điều trị bằng TBG-MCR được cho là có thể hỗ trợ điều trị trên 80 loại bệnh lý khác nhau, bao gồm:
- Các bệnh ác tính về máu: Ung thư máu, đau tủy xương, thalassemia
- Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ
- Các rối loạn chuyển hóa
- Bệnh liên quan tới hệ thần kinh
- Tái tạo mô bị tổn thương do xơ gan, bỏng
- Các bệnh về sụn khớp
Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn không chỉ chữa bệnh cho chính bản thân em bé trong suốt cuộc đời mà còn giúp chữa bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ...) và cộng đồng khi có chỉ số sinh học phù hợp.
Ưu điểm
- Tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được dùng để điều trị cho nhiều người hơn tế bào gốc từ tủy xương. Ngoài ra, tế bào gốc trong máu dây rốn có tỉ lệ phù hợp cao hơn, ít có khả năng bị đào thải hơn và phát triển nhanh hơn sau ghép so với cấy ghép tế bào trong tủy xương.
- Máu cuống rốn dễ thụ thập và bảo quản hơn so với tủy xương. Thu thập tế bào gốc tủy xương là một thủ thuật xâm lấn có thể gây tổn thương, đau đớn và có một số rủi ro như nhiễm khuẩn có thể xảy ra.
- Máu cuống rốn sau khi lấy sẽ được đông lạnh, lưu trữ và sử dụng trong tương lai. Tủy xương phải được sử dụng ngay sau khi lấy.
Nhược điểm
Loại cấy ghép này là không thể điều trị được các bệnh liên quan đến bất thường gen. Vì tất cả các tế bào gốc này đều sẽ mang gen gây bệnh giống nhau do đó chúng không thể được sử dụng để điều trị bệnh của chính đứa trẻ đó.
Bên cạnh đó, theo Giám đốc Khoa học của Ngân hàng Tế bào gốc Smart Cells (Anh), máu cuống rốn không chứa đủ các tế bào gốc để điều trị cho người lớn, điều đó có nghĩa rằng chúng chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định.
Thu thập máu cuống rốn được xem là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau đớn cũng như không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé, có thể áp dụng cho cả sinh mổ và sinh thường.
Theo bệnh viện Nhi Trung ương, ngay sau khi sinh ra, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sĩ sẽ dùng kim chuyên dụng để hút lượng máu còn lại trong cuống rốn và bánh rau cho vào túi tiệt trùng có chất chống đông. Thời gian thu thập mất khoảng 10 phút. Túi máu này sẽ được chuyển về ngân hàng MCR để xử lý, tách lấy các TBG và các tế bào cần thiết khác, sau đó được đánh giá chất lượng và tiến hành lưu trữ đông lạnh trong nitơ lỏng.
Trên thực tế, chưa thể xác định chính xác thời gian lưu trữ tối đa cho các tế bào gốc máu cuống rốn vì trên thế giới, các ngân hàng máu cuống rốn mới chỉ tồn tại được khoảng 30 năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản trong điều kiện lý tưởng có thể lưu trữ được vô thời hạn - điều này chắc vẫn cần thêm thời gian và các nghiên cứu để chứng minh.
- Hiến máu cuống rốn cho ngân hàng công sẽ giúp bổ sung đa dạng nguồn máu và có thể giúp ích cho người khác.
- Sản phụ trên 18 tuổi có hành vi dân sự bình thường đều có quyền đăng ký lưu trữ mẫu MCR cho con mình tại các ngân hàng MCR.
Khi quyết định hiến hoặc lưu trữ máu cuống rốn bạn phải liên hệ với các cơ sở lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn trước khi sinh và cung cấp các thông tin về ngày dự sinh, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình. Người mẹ cần đến xét nghiệm sức khỏe nhằm đảm bảo bản thân không mắc các bệnh như truyền nhiễm, ung thư, bệnh miễn dịch, nhiễm trùng và đảm bảo đủ điều kiện lưu trữ MCR theo quy định của cơ sở lưu trữ.
- Khi xét nghiệm trước sinh thai nhi nghi ngờ có những bệnh lý bẩm sinh liên quan đến tế bào gốc tạo máu thì thường không được lưu giữ như mắc bệnh tan máu bẩm sinh, rối loạn gen/nhiễm sắc thể phức tạp khác…
Nếu trong quá trình sinh nở có dấu hiệu nhiễm trùng (dịch ối đục, lẫn phân su, suy thai) thì cũng không nên lưu vì có thể nhiễm khuẩn cho máu dây rốn.
- Hãy tìm hiểu chi phí bao gồm chi phí thu thập máu cuống rốn và chi phí lưu trữ hàng năm trước khi bạn quyết định lưu trữ máu cuống rốn tại một ngân hàng tư nhân.
Ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn được chia làm 2 loại là ngân hàng công và ngân hàng tư nhân:
- Ngân hàng công lưu trữ các mẫu máu cuống rốn được hiến tặng để cấy ghép cho người khác (cây ghép dị thân). Không tính phí lưu trữ. Bất kỳ bệnh nhân nào phù hợp đều có thể sử dụng tế bào gốc này.
Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW là ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam.
- Ngân hàng tư nhân lưu trữ máu cuống rốn cho gia đình để sử dụng cho chính em bé hoặc hiến trực tiếp cho thành viên trong gia đình. Bạn sẽ phải trả chi phí ban đầu và phí hằng năm.
Danh sách các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc nội địa Việt Nam gồm:
- Ngân hàng Tế bào gốc – Máu cuống rốn, Khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi TW
- Bệnh viện Vinmec
- Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
- Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem
- Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM
- Bệnh viện phụ sản Trung ương
Các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc quốc tế tại Việt Nam gồm:
- Medeze
- Cordlife
- FSCB
Chi
Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội
Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882
Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn
Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.