Su su mọc mầm có ăn được không? Loại rau củ mọc mầm nào ăn được

ẨM THỰC

Su su mọc mầm có ăn được không? Loại rau củ mọc mầm nào ăn được

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Su su mọc mầm có ăn được không? Loại rau củ mọc mầm nào ăn được

Su su mọc mầm có ăn được không là thắc mắc của nhiều gia đình khi có thói quen mua sẵn và tích trữ đồ ăn để tiết kiệm chi phí và thời gian đi chợ. Chúng ta đều biết rằng một số loại rau củ quả khi mọc mầm đem lại giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng có nhiều loại khi mọc mầm có chứa độc tố nguy hại đến sức khỏe con người, nếu ăn phải sẽ rất nguy hiểm. Liệu rằng su su mọc mầm có độc hại gì không? Để giải đáp thắc mắc trên hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.


Su su mọc mầm có ăn được không?


Su su mọc mầm không hề độc hại như một số loại rau củ quả khác do đó hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại rau củ, trong quá trình này chất dinh dưỡng và nước của chúng sẽ giảm đi một lượng lớn, mùi vị cũng kém hơn nhiều. Vì vậy việc quyết định có loại bỏ su su mọc mầm là ở bạn.


Những loại rau củ mọc mầm cực độc cần lưu ý


Su su mọc mầm thì còn sử dụng và chế biến được nhưng một số loại trái cây, rau củ sau đây nếu mọc mầm sẽ tạo thành chất độc hại cho sức khỏe, bạn cần phải bỏ ngay lập tức.


Lạc mọc mầm


Đây là loại thực phẩm cần tránh. Nếu bắt gặp thì hãy nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi căn bếp nhà bạn vì sau khi mọc mầm nó đã trở thành thực phẩm gây ung thư.


Không chỉ lạc mọc mầm mà lạc nấm mốc cũng có thể sản xuất một lượng lớn độc tố aflatoxin, loại chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới chứng nhận là một chất gây bệnh ung thư. Sau khi ăn, nó sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư ở người.


Khoai tây mọc mầm


Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, đây chính là hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với một lượng nhỏ, glycoalkaloids có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.


Glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.


Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.


su-su-moc-mam-co-an-duoc-khong-1.jpg


Khoai lang mọc mầm 


Khoai lang mọc mầm cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm vì sau khi mọc mầm mầm, lớp biểu bì củ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen và độc tố sẽ được thải ra. Ngay cả sau khi được nấu chín ở nhiệt độ cao nhưng lượng độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng và suy giảm dần chức năng gan ở người. Vì vậy tuyệt đối không được ăn khoai lang khi đã mọc mầm.


Gừng mọc mầm


Gừng mọc mầm sẽ không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Ngoài ra, gừng bị mốc hỏng còn chứa độc tố safrole, đây là loại độc tố có khả năng gây tổn thương và ung thư gan. Vì vậy, khi mua củ gừng bạn nên chọn loại củ nào vẫn giữ màu tươi, không mốc, thối, hay dập và cầm chắc tay để đảm bảo gừng được tươi ngon, tốt cho sức khỏe.. 


 Củ sắn mọc mầm


Củ sắn mọc mầm cũng là loại thực phẩm cần tránh vì có chứa chất độc alkaloid solanine, có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.


Những loại rau củ mọc mầm có thể ăn được


Đậu tương mọc mầm


Theo nghiên cứu, đậu tương mọc mầm có hàm lượng chất béo và hàm lượng đường sẽ giảm đi. Tuy nhiên, hàm lượng protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng lên. Do đó, đậu tương mọc mầm có thể sử dụng được.

 

Đậu Hà Lan mọc mầm


Cây đậu Hà Lan và những giống hạt đậu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng. Trong đậu mọc mầm có chứa hàm lượng carotene lên đến 2.700 μg /gram, trong khi đó các loại trái cây và rau củ thông thường ăn chỉ khoảng 100 μg /gram carotene.


Tỏi mọc mầm


Nhiều người thắc mắc rằng liệu tỏi sau khi nảy mầm có thể ăn được không. Nếu tỏi không thay đổi màu sắc hoặc bị nấm mốc, bạn có thể ăn. Theo các nghiên cứu khoa học, tỏi khi mọc mầm có nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn tỏi tươi thông thường, thậm chí có thể hỗ trợ chống ung thư, chống lão hóa.


su-su-moc-mam-co-an-duoc-khong-2.jpg

 

Hạt tam giác mạch mọc mầm


Theo nghiên cứu, hạt cây tam giác mạch mọc mầm hỗ trợ làm hạ huyết áp và ức chế gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, trong hạt tam giác mạch mọc mầm có hàm lượng chất xơ trong khẩu phần tăng lên, có lợi cho hệ tiêu hóa.


Gạo lứt mọc mầm


Mầm gạo lứt được phát triển đầu tiên tại Nhật Bản, đây là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Mặc dù gạo lứt khó tiêu hóa, hương vị cũng không dễ ăn và mất nhiều thời gian chế nhưng mầm gạo lứt thì ngược lại. Mầm gạo lứt có có tác dụng làm cho aminobutyric acid (gaba - chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm các acid amin) và nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi khác tốt cho sức khỏe.


Su su mọc mầm có ăn được không? Qua những thông tin bổ ích ở trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không. Su su mọc mầm hoàn toàn có thể ăn được, hơn nữa có thể sử dụng phần ngọn su su mọc mầm để chế biến thành món su su xào tỏi thơm ngon. Tuy nhiên, không phải loại rau củ quả nào mọc mầm cũng có thể ăn được, một số loại khi mọc mầm có thể gây độc hại nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, mọi người cần hết sức lưu ý và lựa chọn cẩn thận và tránh tích trữ đồ ăn, nên sử dụng thực phẩm tươi sạch là tốt nhất.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!