7 bài thuốc chữa ho tự nhiên hiệu quả

SỐNG KHỎE

7 bài thuốc chữa ho tự nhiên hiệu quả

authorBy Ngọc Anh
Share on
Share on
7 bài thuốc chữa ho tự nhiên hiệu quả

Đối với những chứng ho không quá nghiêm trọng, chưa cần có sự can thiệp của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc tự nhiên dưới đây để hỗ trợ giảm ho bằng các nguyên liệu dễ kiếm ngay tại nhà.


7 bài thuốc chữa ho tự nhiên hiệu quả


Mật ong


Mật ong là một phương thuốc lâu đời đặc trị cho chứng đau họng được tin dùng ở các nước Châu Á. Theo nghiên cứu, mật ong có khả năng làm dịu cơn ho hiệu quả hơn các loại thuốc tây có chứa dextromethorphan (DM) – một loại thuốc giảm ho.


Bạn có thể trộn 2 thìa cà phê mật ong với trà thảo mộc hoặc nước ấm và chanh. Mật ong giúp làm dịu vết thương và nước cốt chanh giúp tăng sức đề kháng. Hoặc đơn giản hơn thì bạn chỉ cần ăn mật ong, hoặc ăn cùng bánh mì, sẽ giúp dịu họng ngay lập tức.


Bạc hà


Lá bạc hà được nhiều người biết đến với rất nhiều công dụng chữa bệnh. Menthol trong bạc hà có thể giúp làm dịu cổ họng và giúp thông mũi, dễ thở hơn. Khi ho bạn nên uống trà bạc hà hoặc xông hơi lá bạc hà tươi. Để xông hơi trị liệu, hãy thêm 7 hoặc 8 giọt tinh dầu bạc hà (nếu bạn không có lá bạc hà tươi) và nước rồi đun sôi. Trùm khăn lên đầu và hít thở sâu.


Cỏ xạ hương (Thyme)


Cỏ xạ hương được một số người sử dụng để chữa các bệnh đường hô hấp. Một nghiên cứu nhỏ gồm 361 người bị viêm phế quản cấp tính đã cho kết quả rằng tinh chất chiết xuất từ lá cỏ xạ hương trộn với cây thường xuân giúp giảm ho cũng như viêm phế quản ngắn hạn. Lá có chứa các hợp chất gọi là flavonoid giúp thư giãn các cơ cổ họng và giảm viêm. Bạn có thể pha trà cỏ xạ hương tại nhà bằng cách sử dụng 2 thìa cà phê lá cỏ xạ hương nghiền nát và 1 cốc nước sôi. Đậy nắp cốc, ngâm trong 10 phút, lọc bỏ bã và thưởng thức.


bai-thuoc-chua-ho-tu-nhien-hieu-qua-2.jpg


Nghệ


Nghệ đã được sử dụng từ xa xưa để chữa nhiều loại bệnh, bao gồm cả chứng ho. Hợp chất hoạt tính curcumin có đặc tính chống viêm mạnh. Hợp chất chính trong hạt tiêu đen – piperine, làm tăng hoạt tính sinh học của nghệ, giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ tốt hơn. Hãy thử nhấm nháp cốc trà nghệ ấm, thêm một chút hạt tiêu đen và một ít mật ong để tạo vị ngọt, sẽ giúp bạn cải thiện rất nhiều tình trạng sức khỏe.


Tránh các tác nhân gây trào ngược axit


Axit trào ngược xảy ra khi chất trong dạ dày trào ngược lên cổ họng. Điều này có thể gây kích ứng, dẫn đến ho. Trên thực tế, khoảng 40% các cơn ho mãn tính là do trào ngược axit. Nếu bạn nghĩ rằng axit trào ngược đang gây ra các triệu chứng của bạn, hãy tránh các thực phẩm như: cafein, rượu bia, sô cô la, nước giải khát có ga, thực phẩm có tính axit, như nước cam quýt.


Uống nhiều nước


Một trong những cách tốt nhất để giảm cơn ho là uống nhiều nước. Uống nước có thể giúp giảm khô cổ họng, một nguyên nhân phổ biến gây ho. Uống nước cũng giúp làm loãng chất nhầy, có khả năng làm dịu cơn ho. Nếu bạn thích đồ uống lạnh, hãy chọn đồ uống không có ga như nước hoặc trà không đường.


Gừng


Gừng là một dược liệu phổ biến được dùng từ thời xưa. Gừng được sử dụng để điều trị buồn nôn, đau dạ dày, và cả làm dịu các cơn ho. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy gừng có thể làm giãn các cơ đường hô hấp, giúp hỗ trợ các triệu chứng hen suyễn, bao gồm cả ho. Gừng cũng có các hợp chất chống viêm làm giảm viêm và sưng tấy ở cổ họng. Nếu bạn bị ho, trà gừng là lựa chọn tốt nhất. Trà ấm có thể làm giảm kích ứng, khô và bong chất nhầy trong cổ họng của bạn. Để pha trà gừng, hãy cắt một đoạn gừng tươi, rửa sạch. Đun sôi cùng khoảng 250ml – 450ml nước trong 10 đến 15 phút, tùy thuộc vào mức độ đặc của trà bạn muốn. Để tiện lợi bạn cũng có thể mua trà gừng được bán sẵn tại các siêu thị và cửa hàng.


bai-thuoc-chua-ho-tu-nhien-hieu-qua-1.jpg


Cách ngăn ngừa ho hiệu quả


Ngoài việc học cách điều trị ho, bạn nên tìm hiểu cách phòng tránh ngay từ đầu. Các bước khác bạn có thể thực hiện bao gồm:


- Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.


- Che mũi và miệng bất cứ khi nào bạn ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là dùng khăn giấy (mà bạn vứt ngay sau khi sử dụng) hoặc ho vào khuỷu tay.


- Uống nhiều nước để giữ đủ nước cho cơ thể.


- Thường xuyên dọn dẹp các khu vực chung trong nhà, cơ quan hoặc trường học của bạn, đặc biệt là mặt bàn, đồ chơi hoặc điện thoại di động.


- Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi ho, ăn, đi vệ sinh hoặc chăm sóc người bị bệnh.


- Với dị ứng, bạn có thể giúp giảm/tránh các cơn dị ứng bằng cách xác định các chất gây dị ứng ảnh hưởng đến bạn và tránh tiếp xúc với chúng. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm: cây, phấn hoa, mạt bụi, lông thú, côn trùng… Tiêm phòng dị ứng cũng là điều cần thiết để giảm sự nhạy cảm của bạn với các chất gây dị ứng.


Khi nào nên đi gặp bác sĩ?


Bạn nên đi khám ngay nếu có các triệu chứng sau:


- Ho kéo dài hoặc tái phát

- Họ và cảm thấy khó thở

- Ho có máu hoặc chất nhầy màu vàng xanh

- Họ kèm theo sốt hoặc đau đầu

- Ho tạo ra tiếng thở khò khè hoặc tiếng rít

About the author

Một tâm hồn yêu ẩm thực, một đôi chân thích đi du lịch, một trái tim thích tận hưởng.

author

Ngọc Anh

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!