5 Cách giúp bé làm quen với khoa học

MẸ & BÉ

5 Cách giúp bé làm quen với khoa học

authorBy S. Reen
Share on
Share on
5 Cách giúp bé làm quen với khoa học

Khoa học có ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta – trong mỗi ngôi nhà, ẩn náu trong thiên nhiên và nằm ngay trong cơ thể của mỗi người. 

 

Chính vì thế, có rất nhiều lý do để vun đắp "kiến thức khoa học" cho trẻ nhỏ. Không chỉ là một môn học ở trường, khoa học sẽ tạo ra những tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ. Theo chia sẻ tại hội thảo “Giáo dục STEM trong chương trình phổ thông mới” các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) giúp các em học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Ngoài ra, các môn học STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Các lĩnh vực STEM cũng giúp trang bị tốt hơn cho học sinh những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho những thách thức mà nền công nghiệp 4.0 mang lại, đồng thời khuyến khích nhiều đổi mới, sáng tạo.


Kết quả từ Chỉ số Hiểu biết Khoa học - cuộc khảo sát nhận thức khoa học toàn cầu năm 2021 của 3M, cho thấy đại dịch COVID-19 đã phần nào đẩy mạnh vai trò của các môn học STEM. Gần như tất cả những người được hỏi ở Châu Á Thái Bình Dương, hoặc 91%, đồng ý rằng thế giới cần nhiều người theo đuổi các nghề nghiệp liên quan đến STEM hơn. May mắn thay, 73% đồng ý rằng những người trẻ tuổi đang bày tỏ sự quan tâm ngày một lớn hơn dành cho khoa học và các vấn đề liên quan đến khoa học hơn bao giờ hết.


Nếu bạn cũng muốn khơi dậy niềm đam mê dành cho khoa học ở con mình, hãy áp dụng 5 cách dễ dàng và thú vị dưới đây! 


Cùng con khám phá và tìm đáp án cho những câu hỏi 


Thời điểm tốt nhất dành cho việc tiếp thu kiến thức là lúc câu hỏi ập đến. Và khi con bạn bắt đầu đặt những câu hỏi, hãy dành thời gian để giải thích các khái niệm. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, hãy biến điều này thành một cơ hội học tập khác. Hãy cùng con bạn tìm kiếm câu trả lời. Bạn có thể ghé thăm thư viện hoặc đọc các bài báo trực tuyến.


5-cach-giup-be-lam-quen-voi-khoa-hoc-4.jpg


Trong thời đại Internet phát triển và tại một thế giới phẳng thông tin, điều quan trọng là bạn cần phải sáng suốt. Hãy luôn tham khảo các nguồn đáng tin cậy và sử dụng các công cụ xác minh thông tin trực tuyến như Công cụ xác thực thông tin của Google (Google Fact Check Tools) và FactCheck.org để đảm bảo rằng bạn không đọc tin giả.


Đổi lại, cha mẹ cũng có thể đặt câu hỏi để khuyến khích con cái họ học hỏi và khám phá. Một nghiên cứu năm 2019 về trẻ 4-6 tuổi đang chơi trong một cuộc triển lãm có liên quan đến bánh răng cho thấy rằng loại câu hỏi mà cha mẹ đặt ra cũng ảnh hưởng đến hành vi của con họ. Các bậc cha mẹ khuyến khích con cái họ giải thích cơ chế hoạt động của bánh răng đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận về cơ chế hơn. Trong khi đó, khuyến khích khám phá mang đến nhiều thời gian hơn để kết nối các bánh răng. Thay vì né tránh khi con bạn đặt câu hỏi, hãy tận dụng cơ hội này để cùng nhau tìm hiểu về khoa học và dạy con những bài học quan trọng về nghiên cứu và khám phá!


Dành thời gian vui chơi ngoài trời


Còn cách nào tốt hơn để tìm đáp án cho những câu hỏi “thế nào và tại sao” về thế giới hơn là quan sát thiên nhiên?


Ông Jacky Kang, Giám đốc 3M Việt Nam, cho rằng quãng thời gian tham gia các trại hè ở ngoại ô hoặc gần biển đã khơi dậy niềm đam mê khoa học trong ông. Khi đó, ông được gặp gỡ những người bạn có cùng niềm đam mê khám phá và được giải đáp những thắc mắc như “sóng đến từ đâu?” hay “tại sao lại có thủy triều?” qua những hoạt động trải nghiệm thú vị.


Học qua các trò chơi


Tham gia các trò chơi có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ. Một báo cáo được xuất bản bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy rằng vui chơi thúc đẩy các kỹ năng xã hội-cảm xúc, nhận thức, ngôn ngữ và tự điều chỉnh, hỗ trợ các chức năng quan trọng và sự phát triển não bộ của trẻ.


Bạn có thể chỉ cho bé cơ chế hoạt động của ma sát qua trò chơi kéo co, hoặc để bé tự xây dựng trò chơi bảng phát sáng chỉ bằng cách sử dụng những mẩu giấy nhỏ. Nếu bạn thích trò chơi khoa học trực tuyến, Code - một tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho việc nâng cao khả năng tiếp cận với khoa học máy tính – sẽ giới thiệu bộ môn khoa học máy tính cho con bạn theo một cách thú vị và dễ hiểu, chẳng hạn như các bài học xoay quanh Angry Birds và Minecraft.


5-cach-giup-be-lam-quen-voi-khoa-hoc-1.jpg


Tự làm đồ chơi DIY


Mặc dù công nghệ là một công cụ tuyệt vời để học khoa học, nhưng tất cả chúng ta đều có thể tạm rời màn hình, trải nghiệm cuộc sống. Hãy khuyến khích con bạn tự làm đồ chơi bằng những thứ xung quanh chúng.


“Tôi và những người bạn thời thơ ấu đã cùng nhau tạo ra các “vườn ươm khoa học (science garden)” ngay tại nhà, nơi chúng tôi dành phần lớn thời gian sau mỗi buổi học để tìm tòi và tự tay làm những món đồ mà đứa trẻ nào cũng yêu thích,” ông Jacky nhớ lại. “Từ những con diều bằng giấy hay những bộ áo giáp được làm từ vỏ chai, tất cả đều là những cách thú vị giúp chúng tôi hiểu thêm về thế giới.”


Giám đốc của 3M tại Việt Nam chia sẻ thêm: “Thường thì trí tưởng tượng đưa chúng tôi đi khá xa và“ đồ chơi ”hồi nhỏ nằm ở niềm tin. Và đây cũng chính là cách tôi tìm thấy niềm đam mê với các lĩnh vực khoa học, như vật lý và hóa học.”


Theo một cuộc thăm dò của Gallup với hơn 1.036 giáo viên, 2.673 phụ huynh và 853 học sinh, chìa khóa dẫn đến sự phát triển giáo dục nằm ở sự sáng tạo. Khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình học sẽ nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của học sinh. Bên cạnh việc có thể tiếp thu nhiều kiến thức hơn, học sinh cũng có thể kết nối tốt hơn giữa các môn học khác nhau, hiểu sâu hơn về các môn học và có kết quả thi cao hơn. 


Tham quan các viện bảo tàng và triển lãm khoa học


Vào những ngày cuối tuần hoặc kỳ nghỉ tại trường học, hãy đưa con bạn đi thăm quan. Đây sẽ là một chuyến phiêu lưu hoàn hảo để học hỏi và gia đình cũng sẽ có một khoảng thời gian chất lượng bên nhau. 


Bạn cũng có thể tìm đến các bảo tàng và triển lãm được mở cửa trực tuyến. Ở nhà không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị buồn chán. Nhiều bảo tàng và tổ chức khoa học đang cung cấp các cuộc triển lãm, chuyến tham quan hoặc hội thảo trực tuyến mà bạn và con bạn có thể tham gia với sự an toàn và thoải mái ngay tại nhà.


5-cach-giup-be-lam-quen-voi-khoa-hoc-3.jpg


Bạn có thể thực hiện một chuyến thăm quan trực tuyến tại Bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Trong chuyến thăm quan này, bạn sẽ được biết về hình hài của thế giới cách đây 3,6 tỷ năm và khám phá những điều kỳ diệu của nhiều mẫu hóa thạch khác nhau, cũng như thế giới đa dạng của sinh vật biển và sự tiến hóa của loài người.


Ngoài ra, các địa điểm khám phá nổi tiếng toàn quốc cũng đã dần mở cửa, đón du khách từ mọi lứa tuổi quay trở lại, điển hình là Thảo Cầm Viên (Thành phố Hồ Chí Minh) và Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).


*Học đi đôi với hành


Chắc hẳn con bạn có trí tò mò vô tận! Hãy tận dụng điều đó để khuyến khích bé tự tay làm mọi thứ. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử những thí nghiệm tại nhà đơn giản ngay trên trang web Khoa học tại nhà (Science At Home) của 3M. Cùng con khám phá cách sử dụng các vật dụng thông thường trong nhà để chứng minh các lý thuyết khoa học cơ bản vừa thú vị vừa mang tính giáo dục – Hãy thử chế tạo tên lửa bằng giấy hoặc tìm hiểu cách bạn có thể tạo các hiệu ứng pháo hoa tuyệt vời!


Khuyến khích con bạn tìm hiểu và xây dựng niềm đam mê cho khoa học chắc chắn sẽ là một hành trình đơn giản, nhưng đầy ắp niềm vui và bổ ích. Với 5 mẹo hữu ích này, hy vọng rằng bạn sẽ được truyền cảm hứng để tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê cho các nhà khoa học nhí.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!