Dạy con cách phòng tránh điện giật

MẸ & BÉ

Dạy con cách phòng tránh điện giật

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Dạy con cách phòng tránh điện giật

Trẻ em thường tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Trong khi đó, những vật dụng trong nhà đều có thể trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đối với trẻ, đặc biệt là điện và các thiết bị điện. Vì thế trang bị kiến thức cho trẻ để phòng tránh, giảm thiểu rủi ro về tai nạn điện là vô cùng quan trọng.


Tuỳ vào mức độ giật điện mà có thể mang lại những hậu quả khác nhau: Ở mức độ nhẹ, khi đi vào cơ thể dòng điện gây phân tích và hủy hoại tế bào máu; làm co giật tổn thương từng phần hệ thần kinh và cơ quan nội tạng... Thậm chí, gây tử vong.


Cách Phòng Tránh Điện Giật Cho Trẻ


- Lắp đặt các thiết bị điện, ổ cắm ở xa tầm với của trẻ nhỏ.

- Thiết kế dây điện âm tường, hoặc sử dụng các phương pháp để đường dây điện gọn gàng và tránh bị vật nuôi hay chuột cắn.

- Sử dụng các loại ổ cắm và phích cắm 3 chấu vì chấu thứ 3 của phích cắm/ổ cắm điện là chấu tiếp đất – giúp bảo vệ mạng sống của người dùng trong trường hợp điện bị rò rỉ.

- Hãy cất dây sạc điện thoại khi sạc xong để tránh trường hợp trẻ nghịch ngợm và cho đầu sạc vào mũi, miệng.

- Không cho trẻ sử dụng máy sấy tóc hoặc các thiết bị điện tử khác trong phòng tắm.

- Sử dụng các nắp che ổ điện để ngăn trẻ chọc vào ổ điện.


phong-tranh-dien-giat-2.jpg


- Rút phích cắm điện các đồ điện tử trong trường hợp không sử dụng nữa, đặc biệt khi trời mưa sấm chớp.

- Với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.

- Luôn để mắt đến trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi từ 0-6 tuổi.

- Thường xuyên kiểm tra độ an toàn, đảm bảo các thiết bị luôn ở trong tình trạng tốt và cách điện tốt.

- Cố gắng không để các ổ cắm quá tải. Lưu ý tình trạng ổ cắm, phích điện bị nóng hoặc có mùi bất thường


Dạy Con Các Nguyên Tắc An Toàn Về Điện


Ngoài việc chủ động phòng tránh tai nạn điện bằng cách thiết kế hệ thống điện an toàn trong gia đình, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ những nguyên tắc an toàn điện dưới đây.


- Không cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn.

- Không tự ý sử dụng các thiết bị điện đặc biệt những thiết bị dễ cháy nổ, rò điện như bàn là, bếp điện, lò nướng

- Trẻ dưới 6 tuổi, khi cần cắm điện hoặc bật công tắc, hãy nhờ người lớn giúp đỡ.

- Trẻ trên 6 tuổi, khi tự cắm điện/bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép nhựa. Không chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở.

- Tránh xa các trạm biến áp điện, cột điện...

- Không đi gần dây điện bị đứt, nhất là vào lúc trời mưa.


phong-tranh-dien-giat-3.jpg


Cách xử lý nhanh khi phát hiện trẻ bị điện giật


Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi rất dễ bị điện giật khi cắn dây điện hay chọc các vật bằng kim loại vào ổ cắm… Trong trường hợp phát hiện trẻ bị điện giật cha mẹ cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn:


- Ngắt nguồn điện trước khi chạm vào trẻ

- Không dùng tay trần kéo người bị giật ra. Nếu phải nhấc dây điện ra khỏi người con, hãy dùng một cây khô, cán chổi, quần áo dày hoặc vật cứng, khô, không dẫn điện.

- Nếu trẻ còn tỉnh, cần nới lỏng áo quần để bé dễ thở hơn.

- Đặt trẻ ở nơi thoáng khí.

- Di chuyển trẻ càng ít càng tốt vì nếu điện giật quá nặng có thể gây ra nứt cột sống ở trẻ.

- Khi dòng điện tắt, hãy kiểm tra hơi thở, màu da và sự tỉnh táo của trẻ. Nếu trẻ bị bỏng hay không thở hoặc không có nhịp tim, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo.


Việc thường xuyên nhắc nhở, dạy con những thông tin trên là cách tốt nhất để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!