Lưu trữ thức ăn thừa đúng cách sau mỗi bữa ăn là điều cần thiết để hạn chế vi khuẩn phát triển quá mức có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hay làm lãng phí thức ăn. Tuy nhiên, liệu có nên cho ngay thức ăn thừa còn nóng vào tủ lạnh ngay hay không? Bài viết sẽ chỉ cho bạn những mẹo bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh một cách an toàn và khỏe mạnh nhất.
Cất thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh có được không?
Một số người nghĩ rằng phải chờ cho thực phẩm nguội hẳn bởi nếu thực phẩm nóng đặt trực tiếp vào tủ lạnh sẽ khiến các chất dinh dưỡng bên trong thực phẩm bị biến đổi chất dinh dưỡng.
Vi khuẩn có thể phát triển trong thực ăn thừa nếu bạn để ở ngoài quá lâu. Do đó, hãy hạn chế những rủi ro này bằng cách cho thức ăn thừa còn nóng vào tủ ngay lập tức. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị rằng hoàn toàn có thể cho thức ăn nóng được chia thành từng phần nhỏ vào tủ lạnh ngay lập tức. Đây chỉ là khuyến nghị cho một lượng nhỏ thức ăn, không phải số lượng quá lớn, và phải được bảo quản trong hộp nhựa/hộp thủy tinh chuyên dụng để bảo quản. Để đảm bảo an toàn, USDA cũng đã khuyến nghị nên chia nhỏ lượng thức ăn, chẳng hạn như súp hoặc món hầm, thành các hộp nhỏ hơn, nông hơn trước khi cho vào tủ lạnh, để làm lạnh nhanh hơn.
Thức ăn thừa và vấn đề an toàn thực phẩm
Mặc dù hầu hết mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, nhưng 50–87% các bệnh do thực phẩm có liên quan đến việc ăn uống tại nhà. Thêm vào đó, việc xử lý thực phẩm không tốt, chẳng hạn như bảo quản không đúng cách làm gia tăng các bệnh tiêu hóa liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đảm bảo chặt chẽ vệ sinh thực phẩm thì thức ăn thừa ít vi khuẩn phát triển hơn và ít xảy ra ngộ độc thực phẩm hơn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên rằng không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài hoặc trong phạm vi 4 – 60°C – nhiệt độ “vùng nguy hiểm” vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh. Nhiệt độ làm lạnh an toàn là 4°C hoặc lạnh hơn giữ cho thực phẩm được làm lạnh an toàn bên ngoài vùng nguy hiểm này. Những phát hiện này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của an toàn thực phẩm và nhiệt độ làm lạnh thích hợp cho thức ăn còn thừa lại.
Bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh một cách an toàn
Nguyên tắc an toàn thực phẩm của USDA nêu rằng, thức ăn thừa còn nóng phải được bảo quản lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu và với nhiệt độ ngoài trời trên 32 độ C, thời gian này sẽ là không quá 1 giờ. Trung bình, thực phẩm còn thừa có khả năng được bảo quản lạnh trong 3–4 ngày hoặc đông lạnh trong 3–4 tháng. Dưới đây là những cách khác mà bạn có thể đảm bảo rằng thức ăn thừa của bạn sẽ được bảo quản an toàn:
Nấu ăn an toàn: Điều quan trọng là phải nấu thịt và cá ở nhiệt độ thích hợp để tránh vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.
Làm mát nhanh chóng: Để thức ăn thừa còn nóng nhanh chóng đạt đến nhiệt độ làm lạnh 4°C, hãy sử dụng chậu nước đá để làm mát nồi nước dùng, canh hay súp. Cắt các món lớn thực phẩm thành nhiều miếng nhỏ hơn và bảo quản thực phẩm trong hộp nông (hộp đựng nông sẽ làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của nhiệt độ lạnh với thực phẩm, từ đó giúp thực phẩm làm lạnh được nhanh hơn).
Bảo quản đạt chuẩn: Bảo quản thức ăn thừa trong hộp kín hoặc đậy thât kín để tránh vi khuẩn phát triển và ám mùi từ các thực phẩm khác.
Sử dụng ngăn trên cùng của tủ lạnh: Cất thức ăn thừa ở các ngăn trên cùng của tủ lạnh, đảm bảo ăn những món đã làm lạnh nhanh nhất có thể để tránh thực phẩm bị hỏng và phải bỏ đi. Giữ thức ăn thừa cũ ở phía trước và thức ăn tươi hơn ở phía sau tầm mắt bạn. Bên cạnh đó, hãy nhớ bảo quản những thực phẩm chưa được xử lý để ngăn dưới, tránh sắp xếp lộn xộn để tránh nhiễm khuẩn chéo.
About the author
Ngọc Anh