Chăm sóc làn da mỏng yếu

ĐẸP

Chăm sóc làn da mỏng yếu

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Chăm sóc làn da mỏng yếu

Da của bạn có dễ bị rách hoặc bầm tím, ngay cả khi bị va chạm hoặc trầy xước nhẹ nhất? Bạn có thể nhìn thấy tĩnh mạch xuyên qua da? Nếu có, bạn đang sở hữu một làn da mỏng. Nhưng điều này cũng không đáng lo ngại. Có nhiều cách để bạn có thể củng cố và bảo vệ làn da của mình.


Da được cấu tạo gồm 3 lớp, mỗi lớp có một vai trò khác nhau:


• Lớp biểu bì (lớp trên cùng) - Gồm 5 lớp tế bào, ciúp bảo vệ bạn chống lại những kẻ xâm nhập khó chịu như virus, vi khuẩn và bụi bẩn, đồng thời duy trì độ ẩm và sắc tố cho làn da của bạn.

• Lớp hạ bì (lớp giữa) - Là lớp dày nhất trong 3 lớp và cũng là nơi tập trung nhiều collagen và elastin. Trong đó, collagen có nhiệm vụ hỗ trợ cấu trúc da, elastin có vai trò quan trọng trong việc phục hồi da. Các nang lông, mạch máu hay các tuyến mồ hôi, dây thần kinh, tuyến bã nhờn đều nằm ở lớp này.

• Lớp hạ bì (lớp dưới cùng) – Lớp này chứa tất cả các chất béo và mô bên dưới giúp cách nhiệt cũng như bảo vệ các mô bên dưới khỏi các chấn thương.


Da mỏng xảy ra khi da của bạn trải qua những thay đổi như các mao mạch gần lớp biểu bì trở nên mỏng manh hơn, gây ra vết bầm tím. Lớp này cũng trở nên khô và trong suốt hơn khi da mất đi sắc tố và các tế bào ở khu vực này bắt đầu co lại. Các sợi đàn hồi và collagen ở lớp hạ bì bị suy yếu do tác hại của ánh nắng mặt trời, đồng thời chất béo ở lớp dưới da mỏng đi, xẹp xuống và trở nên không đồng đều.


Bản thân làn da mỏng sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề y tế nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể dễ bị tổn thương, bầm tím hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ.


Nguyên nhân gây nên hiện tượng da mỏng


Nguyên nhân chính khiến da mỏng (do lão hóa) là những thay đổi trên da xảy ra như một phần của quá trình lão hóa. Da mỏng là một phần tự nhiên của quá trình già đi, cùng với đó là các nếp nhăn, da kém đàn hồi và da khô hoặc dễ bị tổn thương.


Các yếu tố làm tăng nguy cơ da mỏng bao gồm:


• Di truyền.


• Môi trường ô nhiễm.

 

• Tiếp xúc với tia cực tím. Phần lớn các tổn thương đáng chú ý ở lớp hạ bì, như nếp nhăn, chảy xệ, đốm đồi mồi và da mỏng, đều liên quan đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 


• Lối sống không lành mạnh.


• Thiếu vitamin và khoáng chất.


• Sử dụng lâu dài một số loại thuốc như thuốc bôi có chứa steroid (thành phần steroid trong một số loại thuốc có thể khiến các tế bào trong lớp biểu bì bị teo đi, khiến da nhăn nheo và mất độ đàn hồi, làn da vì thế cũng mỏng và yếu đi), hoặc một số loại thuốc khác cũng có thể làm cho da mỏng đi, chẳng hạn như aspirin không kê đơn, thuốc làm loãng máu theo toa (thuốc chống đông máu), thuốc chống viêm không steroid…


cham-soc-lan-da-mong-yeu-1.jpg


Chăm sóc làn da mỏng yếu


Học viện Da liễu Hoa Kỳ gợi ý những điều sau có thể giúp bạn chăm sóc làn da mỏng yếu.


Sử dụng retinoids


Sử dụng các loại kem có chứa vitamin A, còn được gọi là retinol hoặc retinoids, có thể giúp ngăn ngừa da mỏng đi hơn nữa. Nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cho thấy rằng trong một số trường hợp, retinol có thể giúp bình thường hóa độ dày của da. Tuy nhiên, nó nên được sử dụng cẩn thận và không phù hợp với mọi loại da.


Massage cho da hàng ngày


Massage sẽ kích thích lưu lượng máu đến lớp hạ bì của da, giúp tái tạo collagen và đàn hồi, giúp da dày hơn và giảm nếp nhăn.


Massage mặt và tập yoga mặt hay gua sha đều là những cách hiệu quả và ít tốn kém để kích thích sản xuất nguyên bào sợi và collagen một cách tự nhiên và chỉ mất 5 phút mỗi ngày để thực hiện.



Sử dụng kem dưỡng lành tính


Sử dụng kem dưỡng ẩm/ dầu dưỡng dịu nhẹ, lành tính là điều không thể thiếu để phục hồi da mỏng nhạy cảm, giúp tái tạo da từ bên trong.


Ngừng sử dụng các sản phẩm gây ngứa hoặc bỏng da, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.


Chống nắng kỹ càng


Tránh tắm nắng, giường nhuộm da.


Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên hàng ngày cho tất cả vùng da không được quần áo che phủ.



Bổ sung dinh dưỡng khoa học


Các nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe làn da đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nếp nhăn, teo da và khô da. Hãy áp dụng chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein.


Một loại vitamin quan trọng cho sức khỏe làn da là vitamin E. Vitamin E là chất chống oxy hóa làm trẻ hóa làn da cùng nhiều lợi ích chăm sóc da. Vitamin E được tìm thấy trong thực phẩm như hạnh nhân, quả bơ...


Đừng quên uống đủ nước giúp giữ ẩm cho da nữa nhé!


Bên cạnh đó, các chất bổ sung dinh dưỡng sau đây đã được đề xuất để tạo ra tác dụng chống lão hóa trên da:


• Vitamin C, cả dạng uống và dạng bôi tại chỗ

• Axit gamma-linolenic GLA (dầu hoa anh thảo)

• Peptide collagen 

• Axit béo omega-3 


Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung, đặc biệt nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác.


cham-soc-lan-da-mong-yeu-2.jpg


Công nghệ điều trị da mỏng


Tất nhiên, không thể biến làn da trở lại hoàn toàn như trước, nhưng bạn có thể nhờ cậy các phương pháp điều trị hiện đại tại các phòng khám uy tín, chuyên môn cao để cải thiện làn da mỏng.


Lăn kim vi điểm


Đây là kỹ thuật để điều trị các vấn đề về da thông qua việc tái tạo collagen, bằng cách sử dụng kim nhỏ để chích lên nhiều điểm trên da, tạo ra các tổn thương nhỏ nhằm kích thích tái tạo mô da giàu collagen. 


Tiêm filler


Là phương pháp tiêm trực tiếp chất làm đầy (filler) vào những vị trí da tay bị nhăn nheo, chùng nhão, kém săn chắc… để làm đầy thể tích các mô rỗng hay những nếp nhăn trên da. Tuy nhiên tiêm filler chỉ có hiệu quả tối đa là 2 năm và bạn sẽ phải tiêm lại để có vẻ ngoài như mong muốn. 


Laser


Tia laser được chiếu trực tiếp lên vùng da cần điều trị, kích thích sản sinh các tế bào mới thay thế các tế bào cũ đã già cỗi, cải thiện cấu trúc tổ chức của sợi collagen, làm đầy rãnh nhăn, tiêu diệt sắc tố melanin… để làn da trở nên tươi trẻ, mịn màng, căng tràn sức sống. Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn quyết định các lựa chọn laser tốt nhất cho nhu cầu của làn da.

Liệu pháp ánh sáng 


Trẻ hóa da bằng công nghệ ánh sáng IPL (Intense pulsed light) hoạt động dựa trên cơ chế chọn lọc phá hủy mục tiêu xác định mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Liệu pháp quang động (PDT) hay quang động học là một phương pháp điều trị dựa trên ánh sáng cường độ mạnh hơn, sử dụng chất nhạy cảm quang trên da trước khi cho tiếp xúc nguồn sáng như laser, LED, IPL.


Cả hai phương pháp điều trị đều kích thích sản xuất collagen và có thể giúp giảm tác động rõ rệt của tổn thương do ánh nắng mặt trời, đồng thời an toàn để áp dụng lên da mặt, cổ, ngực và tay. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả, bạn cần thực hiện nhiều lần.


About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!