Ánh sáng đèn có làm đen da không? Nhiều người cho rằng tiếp xúc ánh sáng sẽ khiến làn da bị ảnh hưởng không nhỏ và đen sạm da là một ví dụ điển hình. Rõ ràng họ không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng làn da dường như vẫn đen đi trông thấy. Bởi vậy, mà mối nghi ngờ ánh sáng có làm đen da bắt đầu xuất hiện. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết câu trả lời.
Ánh sáng đèn có làm đen da hay không?
Không dễ để khẳng định được ngay ánh sáng đèn điện có làm đen da không. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ loại đèn bạn sử dụng, cơ địa và các yếu tố khác. Da bạn bỗng nhiên đen đi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mà không phải hoàn toàn là do ánh sáng đèn.
Ánh nắng mặt trời, ngủ không đủ giấc hay dùng thiết bị chiếu sáng nhân tạo là những nguyên nhân phổ biến khiến da bạn bị đen sạm đi. Theo lý giải, ánh sáng đèn có làm đen da, nếu nó là đèn chiếu sáng nhân tạo vì nó chứa tia UV không tốt cho da. Không những vậy, nếu tiếp xúc nhiều với đèn này, bạn còn có nguy cơ bị lão hóa sớm và gặp phải một số vấn đề về da.
Mặt khác, nếu đó là bóng đèn led chiếu sáng hiện đại thì câu trả lời cho câu hỏi "ánh sáng của đèn có làm đen da không" là không Đó là do chúng ít tỏa nhiệt năng khi chiếu sáng và được đảm bảo an toàn cho da. Như vậy, có thể khẳng định ánh sáng điện có làm đen da không phụ thuộc hoàn toàn vào loại đèn điện mà bạn đang sử dụng.
Ánh sáng đèn có gây hại gì khác cho da không?
Bên cạnh vấn đề ánh sáng đèn có làm đen da không, chúng ta cũng nên hiểu sâu hơn về việc đèn liệu có gây hại gì khác cho da không. Theo các nhà khoa học, bóng đèn tiết kiệm năng lượng sẽ rò rỉ bức xạ UV và gây hại cho làn da của bạn.
Bóng đèn tiết kiệm năng lượng hay còn gọi là huỳnh quang compact CFL. Loại bóng đèn này được cho là gây hại cho da người trong một số điều kiện nhất định. Các nhà khoa học trường Đại học Stony Brook đã nghiên cứu về phát hiện này. Họ cho rằng da phản ứng với UV từ những bóng đèn này giống như cái cách mà nó phản ứng với bức xạ UV từ mặt trời.
Theo đó, bức xạ UV có thể làm tổn thương tế bào da, gây bóng và phá hủy DNA của tế bào da. Ngoài ra, nó còn làm mất nước và suy giảm collagen trong da.
Tuy nhiên, dựa trên vấn đề này, không có nghĩa là bạn phải vứt bỏ tất các bóng đèn CFL của mình. Mà thay vào đó, bạn chỉ cần sử dụng nó thật thận trọng. Chẳng hạn, hãy giữ khoảng cách với đèn 20cm trở lên hoặc dùng thêm tấm kính che để giảm bớt nguy cơ.
Ánh sáng mặt trời có làm đen da?
Có lẽ chúng ta có thể khẳng định được ngay rằng ánh sáng mặt trời có làm đen, sạm da. Nhiều người nghĩ rằng họ thoát khỏi tác hại ánh nắng do thấy rằng tác hại của ánh nắng mặt trời không biểu hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, hầu hết các tác hại này xảy ra trong thời thơ ấu và tuổi thiếu niên và những tác hại này lại không xuất hiện ngay trong phần lớn thời gian này cho đến khi chúng ta bước sang tuổi trưởng thành với làn da đen sạm không đều màu cùng các dấu hiệu lão hóa. Bởi vậy, mà việc sử dụng kem chống nắng phù hợp cho da, cũng như che chắn bằng cách đội mũ và mặc áo chống nắng vào ban ngày là rất cần thiết.
Tốt nhất là bạn nên tránh ánh nắng giữa trưa, tránh xa các bề mặt phản xạ ánh sáng như hồ, bể bơi và biển. Đồng thời thoa kem chống nắng sau 2-3 giờ để bảo vệ da.
Làm gì để tránh bị đen da khi tiếp xúc với đèn?
Biết được ánh sáng đèn có làm đen da không, bạn nên thực hiện một số mẹo xử lý để hạn chế tối đa nguy cơ bị đen da khi tiếp xúc với ánh đèn. Nếu là người thường xuyên phải làm việc và tiếp xúc với ánh sáng đèn, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để tránh bị đen da và bảo vệ da tốt hơn.
Dùng kem chống nắng
Ánh sáng bóng đèn có làm đen da và mẹo đầu tiên bạn có thể làm là bôi kem chống nắng. Đây là sản phẩm không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da của các chị em phụ nữ. Việc bôi kem chống nắng là cần thiết để bảo vệ da khỏi bị đen sạm khi tiếp xúc với ánh đèn. Vì ánh sáng máy tính có làm đen da, nên bạn cũng cần bôi kem chống nắng khi ngồi trước máy tính để tránh các tác hại từ bức xạ điện từ…
Sau khi bôi kem được 3-4 giờ, hãy thoa kem lại để bảo vệ da tốt nhất. Chú ý nên chọn kem chống nắng đa năng, vừa chống bức xạ hồng ngoại vừa chống ánh sáng xanh tốt. Ngoài ra, chỉ số SPF tối thiểu 30 được xem là lý tưởng.
Cấp ẩm cho làn da
Bên cạnh việc bôi kem chống nắng, bạn cũng nên cấp ẩm cho da khi tiếp xúc với ánh đèn. Bởi lẽ, khi tiếp xúc với ánh sáng của đèn trong thời gian dài sẽ khiến da khô và mất nước. Bạn có thể uống đủ nước, dùng xịt khoáng hoặc sản phẩm dưỡng ẩm để cấp ẩm da tốt nhất.
Sử dụng dưỡng chất chống tia UV
Hiểu được ánh sáng vàng có làm đen da không, bạn nên có sự chuẩn bị để đối phó với những tác hại của ánh đèn đó gây ra. Việc dùng thêm dưỡng chất chống UV là cần thiết để giúp làn da tránh bị nám, tàn nhang và đen da.
Bạn có thể bổ sung các thực phẩm như rau xanh, cà rốt, hạt mè, trà xanh/ trà hoa cúc đều tốt cho da.
Thay bóng đèn huỳnh quang
Ánh sáng của bóng đèn có làm đen da bạn? Vậy hãy thay bóng đèn huỳnh quang và chuyển sang dùng hệ thống đèn LED hiện đại. Với đặc điểm tỏa ít nhiệt, và hạn chế tia UV, đèn LED sẽ gây đen da và cũng đảm bảo an toàn cho làn da. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm làm việc trước loại đèn này.
Với những thông tin lý giải ánh sáng đèn có làm đen da, hy vọng đã giúp bạn hiểu sâu hơn về tác hại của bóng đèn. Từ đó, hãy áp dụng những mẹo hữu ích khác nhau để tránh nguy cơ bị đen da, và đồng thời tránh những tác hại làm tổn thương da từ bức xạ điện từ và tia UV.
About the author
Đặng Nguyệt