Đắp mặt nạ ở bước nào trong skincare là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em trong quá trình chăm sóc da mặt. Đây là một trong những bước quan trọng giúp da ngậm nước và hấp thu dưỡng chất để trở nên sáng khỏe hơn. Biết được quy trình đắp mặt nạ và skincare chuẩn sẽ rất tốt để chị em có được lợi ích tốt nhất từ việc chăm sóc này. Cùng tham khảo thông tin dưới đây để biết câu trả lời.
Đắp mặt nạ ở bước nào trong skincare?
Theo các chuyên gia da liễu, đắp mặt nạ ở bước nào trong skincare còn phụ thuộc vào từng loại mặt nạ mà bạn đang sử dụng. Nếu là mặt nạ ngủ, thi chắc chắn đó là bước cuối cùng trong quy trình skincare. Tuy nhiên, nếu là mặt nạ dưỡng ẩm cho da, đó có thể là bước thứ 4 trong skincare. Trước hết, bạn cần xác định mình đang dùng loại mặt nạ nào mới có thể biết đắp mặt nạ ở bước nào trong skincare.
- Mặt nạ giấy: Dưỡng ẩm cho da
- Mặt nạ đất sét: Hút nhờn, loại bỏ bụi bẩn và giúp da thải độc
- Mặt nạ lột: Tẩy tế bào chết, làm sạch và làm nhỏ lỗ chân lông
- Mặt nạ dạng kem: Làm sạch da, dưỡng ẩm và hỗ trợ kiểm soát dầu thừa
- Mặt nạ ngủ: Cấp nước và dưỡng ẩm chuyên sâu
Tham khảo quy trình 10 bước trong skincare chuẩn của người Hàn:
Quy trình skincare gồm nhiều bước khiến chúng ta thường ngại vì rất phức tạp và tốn thời gian. Thế nhưng, chính sự kiên trì và cố gắng đó sẽ đem lại hiệu quả làm đẹp cho da cho phụ nữ Hàn Quốc.
- Bước 1 và 2: Rửa mặt và tẩy trang
- Bước 3: Dùng toner, nước cân bằng da
- Bước 4: Đắp mặt nạ
- Bước 5: Đặc trị (Spot Treatments)
- Bước 6: Serum/ Essence/ Ampoule
- Bước 7: Lotion/ Emulsion
- Bước 8: Kem bôi mắt
- Bước 9: Dưỡng ẩm bằng cream/ face oil hoặc moisturizer
- Bước 10: Mặt nạ ngủ
Các bước đắp mặt nạ chuẩn
Biết được đắp mặt nạ ở bước nào trong skincare, chị em cũng cần nắm rõ các bước đắp mặt nạ để đảm bảo nhận được hiệu quả tối ưu.
Bước 1: Làm sạch da mặt
Tẩy trang và rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt là rất quan trọng trước khi bạn đắp mặt nạ. Cho dù bạn sử dụng mặt nạ nào đi chăng nữa, vào thời gian sáng hay tối, thì việc làm sạch da mặt cũng không được bỏ qua. Nếu da mặt được làm sạch, nó sẽ hấp thu dưỡng chất từ mặt nạ tốt hơn.
Bước 2: Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ những tế bào da chết làm cho lỗ chân lông thông thoáng để tinh chất từ mặt nạ được thẩm thấu sâu vào da. Bước này chỉ nên thực hiện từ 1-2 tuần/lần.
Bước 3: Dùng toner
Toner có tác dụng làm cân bằng độ pH trên da, giúp da thẩm thấu được những dưỡng chất nhanh hơn.
Bước 4: Đắp mặt nạ
Đã đến lúc đắp mặt nạ rồi! Bạn có thể dùng mặt nạ giấy và đặt lên mặt với đúng khuôn vừa với mắt, mũi và miệng. Đắp mặt nạ trong khoảng 10-20 phút thì dừng lại vì nếu đắp lâu hơn, sẽ gây nên tình trạng da khô do hút ẩm ngược.
Như vậy nếu theo các bước này, bạn có thể thấy đắp mặt nạ ở bước 4 trong skincare.
Bước 5: Dưỡng ẩm cho da
Sau khi loại bỏ mặt nạ, hãy sử dụng các loại serum, kem dưỡng ẩm phù hợp cho loại da của mình và thoa một lớp mỏng khi da vẫn còn ẩm.
Bước 6: Đừng quên kem chống nắng
Trong trường hợp bạn đắp mặt nạ vào buổi sáng, nhớ bôi kem chống nắng sau khi hoàn thành để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt?
Nếu bạn dùng mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ dạng rửa, tất nhiên đắp mặt nạ xong bạn nên rửa mặt. Những loại mặt nạ này có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, bởi vậy bạn cần rửa mặt sạch để những cặn bẩn trôi khỏi da mặt. Đây cũng là bước quan trọng để tiếp tục các bước tiếp theo trong quy trình skincare.
Nếu dùng mặt nạ giấy, bạn không cần rửa mặt lại sau đắp. Thay vào đó, bạn có thể thoa phần còn lại của tinh chất vào vùng da cổ và bổ sung thêm kem dưỡng da.
Đối với mặt nạ ngủ, chỉ cần để nguyên lớp mặt nạ trên da trong suốt giấc ngủ. Khi thức dậy, thực hiện quy trình chăm sóc da thông thường.
Một số sai lầm khi đắp mặt nạ
Chỉ dùng một loại mặt nạ duy nhất
Nhiều người không chỉ lúng túng ở vấn đề đắp mặt nạ ở bước nào trong skincare, mà còn thường xuyên chỉ dùng một loại mặt nạ duy nhất. Thật không may, đây là sai lầm nên tránh khi sử dụng mặt nạ. Da của chúng ta thay đổi liên tục tùy theo nội tiết tố và yếu tố bên ngoài. Bởi vậy, việc chỉ dùng duy nhất một loại mặt nạ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu, dưỡng chất cho da và có thể làm tổn thương da.
Đắp mặt nạ quá dày
Khi dùng mặt nạ bùn hay đất sét, nhiều chị em đã thoa lớp mặt nạ quá dày. Điều này không những mặt nạ lâu khô mà dầu thừa cũng khó được hút sạch hết. Trong khi đó, việc đặt nạ ngủ hay mặt nạ gel quá dày cũng không tốt vì nó sẽ làm da thiếu oxy và bít tắc lỗ chân lông. Do vậy, tốt nhất là bạn chỉ nên lấy mặt nạ vừa đủ che phủ cho da.
Đắp mặt nạ quá thường xuyên
Đối với mặt nạ giấy, việc đắp mặt nạ hàng ngày là hoàn toàn có thể để cấp ẩm cho da. Thế nhưng, bạn không nên áp dụng tần suất này cho các mặt nạ còn lại. Để tránh gặp tác dụng phụ như kích ứng, da mụn và bít tắc lỗ chân lông, bạn nên đắp mặt nạ khác 2-3 lần một tuần.
Ngoài ra cũng nên chú ý đắp mặt nạ đúng thời điểm. Chẳng hạn, nếu là mặt nạ đất sét hay lột, nên dùng vào ban đêm. Với mặt nạ giấy đa năng nhất, bạn có thể dùng bất cứ lúc nào mình thích.
Như vậy, bạn đã biết đắp mặt nạ ở bước nào trong skincare rồi phải không? Hy vọng những thông tin về đắp mặt nạ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách đắp mặt nạ và tránh những sai lầm phổ biến. Để từ đó, nhận được những hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.
Đừng quên follow Her trên Instagram @thisishervn để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị nhé!
About the author
Đặng Nguyệt