Những loại mụn không nên nặn bạn cần lưu ý

ĐẸP

Những loại mụn không nên nặn bạn cần lưu ý

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Những loại mụn không nên nặn bạn cần lưu ý

Những loại mụn không nên nặn là mụn gì? Nhiều chị em thấy những chiếc mụn sưng đỏ và xấu xỉ, không chịu được sự mất thẩm mỹ nên thường hay bóp mụn và nặn mụn ngay. Tuy nhiên, nặn mụn có thể khiến mụn sưng nhiều hơn và gây nhiễm trùng da. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết loại mụn nào không nên nặn.


Những loại mụn không nên nặn


Có rất nhiều loại mụn ở nhiều vùng da khác nhau. Thông thường, mặt là bộ phận trên cơ thể hay có mụn nhất. Điều này khiến nhiều chị em phụ nữ tự ti nên thường muốn nặn mụn để loại bỏ vết mụn đó ngay lập tức. Thế nhưng, nếu muốn nặn mụn, trước tiên bạn nên biết đó có phải là loại mụn không nên nặn không.


Mụn rộp, mụn nước


Mụn rộp hay mụn nước là những loại mụn không nên nặn. Bởi lẽ, nếu nặn mụn rộp bằng tay sẽ khiến một vết mụn khác tương tự xuất hiện ngay cạnh vết đã nặn mụn. Trong khi đó, mụn nước có chứa virus nên dễ dàng lây sang vùng lân cận khi bạn nặn mụn. Bởi vậy, các chuyên gia thường khuyên rằng bạn không nên để mụn này tiếp xúc với các đồ vật hoặc người khác để tránh làm lây lan thêm các vết mụn. 


Mụn đỏ ở vùng lông mọc ngược


Mụn đỏ xuất hiện trên bề mặt lông mọc ngược có thể gây ngứa và viêm. Lông mọc ngược là tình trạng sợi lông bị kẹt dưới bề mặt da và không mọc lên như thường nên dễ tạo thành những nốt mụn đỏ. Các chị em gặp loại mụn này không nên dùng tay hoặc nhíp để nhổ vì sẽ dễ gây nên tình trạng viêm và kích ứng nặng hơn, thậm chí vết đỏ của mụn có thể kéo dài hàng tháng trời.


Mụn thịt


Dù không gây sưng tấy, đau đớn và chỉ nổi trên bề mặt da nhưng mụn thịt cũng là một trong những loại mụn không nên nặn. Loại mụn này không phải do chất nhờn, bụi bẩn hay viêm da, mà là một dạng u nang nhỏ. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng mụn này cũng không khuyến khích bạn nặn vì sẽ khiến vùng da bị sưng đỏ. 


Sau một thời gian, mụn thịt sẽ tự hết. Tuy nhiên trong giai đoạn mặt bạn xuất hiện nhiều mụn thịt sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nên có thể đi đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ da liễu để loại bỏ chúng nhanh hơn. 


nhung-loai-mun-khong-nen-nan-1.jpg


Mụn dày sừng nang lông


Dày sừng nang lông xuất hiện do sự tích tụ của protein, keratin giúp bảo vệ tóc, da, móng tay khỏi những độc tố từ môi trường gây hại. Tuy nhiên nang lông dễ bị bít tắc do keratin tích tụ tạo thành. Nếu bạn cố tình nặn những loại mụn này sẽ khiến da bị tổn thương, sưng đỏ và có thể để lại sẹo.


Mụn trứng cá dạng nang


Đây cũng là một trong những loại mụn không nên nặn nhưng nhiều chị em không hề hay biết. Mụn trứng cá dạng nang thường ẩn rất sâu trong da, có hình dạng như một nốt đỏ sưng tấy và gây đau đớn. Việc nặn mụn có thể gây nên tình trạng viêm da và cản trở quá trình chữa lành, do đó nặn mụn còn có thể để lại sẹo vĩnh viễn.


Mụn cóc


Mụn có là những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, chủ yếu do virus HPV gây ra do xâm nhập vào những vết xước ngoài da.


Mụn cóc thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân. Tuy chỉ là loại mụn lành tính nhưng có thể lây lan ra các vùng da lành khác trên cơ thể, gây xấu xí, mất thẩm mỹ và khả năng lây nhiễm cao sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Nặn, cậy mụn cóc có thể làm lây lan lên các vùng da khác.


nhung-loai-mun-khong-nen-nan-2.jpg


Những vị trí mụn không nên nặn


Bên cạnh những loại mụn không nên nặn, các chị em cũng cần để tâm đến những vị trí mụn không nên nặn vì đó là những vùng nhạy cảm. Cụ thể, việc nặn mụn không nên nặn tại các vùng da như chóp mũi, khóe mắt, môi, cằm, mép… bởi đó là những khung vực tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây đau đớn hay thậm chí để lại sẹo mất thẩm mỹ. 


Cách tốt nhất là bạn không nên tự ý nặn những loại mụn đã khuyến cáo ở trên mà có thể tới các cơ sở uy tín, bệnh viện da liễu để các chuyên gia xử lý đúng cách. Nếu sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.


Nặn mụn không nên nặn nguy hiểm thế nào?


Tay thường chứa rất nhiều vi khuẩn nhưng nhiều người lại thường dùng tay để nặn mụn. Khi đó, những vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào vết thương sau khi nặn mụn dẫn tới vùng da nặn mụn bị nhiễm trùng Hoặc bạn có thể đẩy các nhân mụn xuống sâu hơn bên dưới lớp da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm mụn nổi nhiều hơn hoặc gây viêm dưới da.


Nếu mụn có mủ nghiêm trọng, có thể làm lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông, tạo ra ổ mụn lớn hơn. Việc nặn mụn lâu năm khiến bạn bị mụn lâu hơn, khó chữa trị dứt điểm hơn. Hơn nữa, cố nặn mụn sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, làm nguy cơ bị sẹo rỗ mất thẩm mỹ.


nhung-loai-mun-khong-nen-nan-3.jpg


Mẹo phòng ngừa mụn


- Rửa mặt thường xuyên sau khi ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn có thể gây ra mụn.


- Loại bỏ các tế bào da chết vì đây chính là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông và dễ hình thành mụn.


- Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Có thể bổ sung các thực phẩm ngăn ngừa mụn và hạn chế độ cay nóng, chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.


- Chăm sóc và dưỡng ẩm cho da.


- Hạn chế thức khuya và tránh căng thẳng.


- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và không gian sống sạch sẽ.


- Uống đủ nước.


- Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da.


- Không các loại hóa mỹ phẩm có hại.


- Tránh sử dụng quần áo, balo hay mũ… quá chật.


- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.


- Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.


Trên đây là thông tin về những loại mụn không nên nặn mà các chị em cần lưu ý để tránh nặn mụn không đúng và sai cách. Việc nặn mụn không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương cho da và khiến vùng da bị mụn lâu lành hơn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra cách xử lý các loại mụn tốt hơn. 


About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!