Giác hơi trên mặt là một phương pháp làm đẹp dựa trên y học cổ truyền, được hàng triệu người trên toàn thế giới ưa chuộng vì nó an toàn, thoải mái và hiệu quả rõ rệt.
Facial cupping (giác hơi mặt) sử dụng giác hút để kích thích da và cơ, giúp kích hoạt dẫn lưu bạch huyết để loại bỏ độc tố, chất thải tế bào và chất lỏng dư thừa ở mặt và cổ. Bên cạnh đó còn làm giảm căng cơ, thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào và hỗ trợ quá trình tái tạo da.
Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc bạn thường gặp phải trong quá trình thực hành giác hơi mặt tại nhà.
Giác hơi trên mặt có giống với giác hơi trên cơ thể không?
Không giống như giác hơi trên cơ thể - cốc cố định ở một vị trí trong suốt thời gian điều trị, đối với giác hơi mặt, bạn phải liên tục ‘lướt’ cốc trên da, không bao giờ để cốc nằm trên một điểm quá lâu.
Khi giác hơi mặt, cốc chuyển động nhẹ nhàng liên tục tạo ra sự kích thích, thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông và đồng thời thải độc tố ra ngoài qua hệ thống bạch huyết của bạn nên không để lại những vết bầm.
Ngoài ra, cốc dành cho khuôn mặt cũng thường được làm bằng silicone mềm, nhẹ nên không gây tổng thương lớn, trong khi cốc dành cho cơ thể bạn thường có kích thước lớn hơn và được làm bằng thủy tinh.
Giác hơi mặt có gây bầm tím?
Giác hơi trên mặt có thể gây ra vết bầm tím và sưng nhẹ (đặc biệt khi bạn có làn da quá nhạy cảm hoặc sử dụng sai cách như dùng lực quá mạnh), tuy nhiên chúng sẽ tự cải thiện trong vòng vài giờ.
Tuy nhiên, việc giác hơi làm da ửng đỏ trong vài phút đầu tiên trên da cũng là điều cực kỳ bình thường - bạn không nên lo lắng vì điều này. Thực tế đó là do cốc đưa máu lên bề mặt, đẩy lưu thông máu mang lại những lợi ích sức khỏe và làm đẹp.
Giác hơi có làm rạn da?
KHÔNG! Ngược lại, giác hơi mặt giúp da chúng ta săn chắc hơn và trẻ trung hơn!
Với Facial Cupping, chuyển động và lực hút tạo ra “chấn thương vi mô” trên da. Những “chấn thương nhỏ” này kích thích quá trình chữa lành tự nhiên của da, đưa nhiều máu giàu oxy hơn đến khu vực này, kích thích collagen và tăng cường sự tái tạo của các tế bào da.
Kéo căng da nhẹ nhàng theo cách này sẽ kích thích collagen và elastin giúp da săn chắc và khỏe mạnh hơn. Nó cũng giúp thư giãn cơ mặt.
Theo thời gian, điều này có thể làm giảm sự xuất hiện của các đường nhăn và nếp nhăn, phục hồi độ sáng tự nhiên cho làn da của bạn.
Giác mặt so với gua sha?
Giác hơi trên mặt không nên nhầm lẫn với gua sha (cũng là một phương pháp làm đẹp bắt nguồn từ y học Trung Hoa cổ đại).
Mặc dù cả hai kỹ thuật đều nhằm mục đích làm săn chắc da mặt và nâng da, nhưng giác hơi mặt được sử dụng để kích thích da bằng cách dùng giác hút tạo lực hút, ngay lập tức nâng da để thúc đẩy lưu thông máu và tăng tế bào tái tạo. Mặt khác, gua sha là phương pháp sử dụng dụng cụ cạo trên da, chuyển động hướng vào trong và thiên về xoa bóp mô sâu.
Cả 2 phương pháp đều mang lại những lợi ích sức khỏe và sắc đẹp như thư giãn, giảm đau, đồng thời tăng cường lưu thông và làm săn chắc da, thon gọn khuôn mặt.
Cùng với nhau, chúng là một bộ đôi tuyệt vời cần có trong “kho vũ khí” chăm sóc da của bạn, mang lại cho bạn hiệu quả cao nhất.
Một số loại dầu dưỡng nên dùng thực hành giác hơi da mặt
Chia sẻ với Vogue, Tiến sĩ Harshna Bijlani, giám đốc y tế của The AgeLess Clinic đồng thời là chuyên gia chăm sóc da cho nhiều ngôi sao gợi ý như sau:
Da khô: Dầu Marula, dừa và bơ là những lựa chọn tốt.
Da nhờn: Hãy tìm những loại dầu nhẹ hơn không làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn như dầu jojoba, hắc mai, rosehip….
Da thường: Hãy tìm những loại dầu không quá nặng như dầu jojoba, squalane và marula.
Da dễ bị mụn trứng cá: Với da dễ bị mụn và tổn thương, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, nếu serum/kem/dầu dưỡng bạn đã sử dụng mang lại hiệu quả tốt thì cũng không nhất thiết phải thay đổi.
About the author
S. Reen