Những người không nên uống lá đinh lăng

SỐNG KHỎE

Những người không nên uống lá đinh lăng

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Những người không nên uống lá đinh lăng

Những người không nên uống lá đinh lăng tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gồm những đối tượng nào? Lá cây đinh lăng là vị thuốc quý đối với con người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được. Vậy những người không nên uống lá đinh lăng là ai và tác dụng của lá đinh lăng là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.


Những người không nên uống lá đinh lăng?


Theo dân gian, những người không nên uống lá đinh lăng là phụ nữ mang thai, những người đang bị bệnh gan hoặc người bệnh đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác.


Một số trường hợp khác nhạy cảm với các thành phần trong cây định lăng, khi uống rượu đinh lăng thấy có những biểu hiện khó chịu, khác thường bởi trong rễ đinh lăng có thành phần Saponin gần giống với nhân sâm. Loại chất saponin này có khả năng tán huyết, đánh vỡ các hồng cầu, vì vậy chỉ nên uống khi cần thiết để tránh bị say thuốc, buồn nôn, mệt mỏi và tiêu chảy cấp.


Mặc dù đây là một loại dược liệu ít độc nhưng nếu bạn lạm dụng sử dụng quá mức, vẫn có thể gây ngộ độc. Dễ thấy nhất là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng. 


Mặc dù, còn nhiều thông tin chưa được khoa học kiểm chứng, nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là những trường hợp đã nêu trên, trước khi sử dụng lá cây đinh lăng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.


Tác dụng của lá đinh lăng


Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng . Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.


Trong lá đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất. Trong rễ đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất, nhưng chỉ có 3 hợp chất là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.


Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình và lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Cây đinh lăng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như:


- Rễ cây này được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi sinh có ít sữa.

- Dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thuốc lợi tiểu, chống độc chữa kiết lỵ.

- Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.

- Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã, đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng.


nhung-nguoi-khong-nen-uong-la-dinh-lang-1.jpg


Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dưới tác động của dung dịch cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn. Khi bộ đội luyện tập hành quân được sử dụng viên bột rễ đinh lăng thì khả năng chịu đựng, sức dẻo dai của họ tăng lên đáng kể.


Các nghiên cứu trong nước cũng cho thấy bột rễ/dịch chất rễ đinh lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn vitamin C và chè giải nhiệt. Nước sắc, rượu lá đinh lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột.


her-product-1351753154
-40%299,000 đ499,000 đ

Uống nhiều nước lá cây đinh lăng có tốt không?


Nước lá cây đinh lăng có rất nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe như trên. Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng nước lá cây đinh lăng hằng ngày vì nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài nó có thể gây ra các tác dụng phụ và có hại cho sức khỏe.


Chúng ta chỉ nên uống nước lá cây đinh lăng với một lượng vừa phải, trong một thời gian ngắn và không nên sử dụng thường xuyên. Đặc biệt, những người không nên uống lá đinh lăng như phụ nữ đang mang thai lại càng phải cẩn trọng hơn.


Ngoài ra, những người khỏe mạnh không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày thay cho nước trà. Khi bạn đang có ý định muốn uống loại nước này với số lượng nhiều và thường xuyên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để tránh rủi ro đáng tiếc.


Không có đủ thông tin về việc sử dụng vị thuốc này trong thời kỳ mang thai và cho con bú, hay cho trẻ nhỏ uống. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.


Những người không nên uống lá đinh lăng thì cần hết sức lưu ý tác dụng phụ của loài cây này. Chắc hẳn qua những thông tin trên bạn đã có câu trả lời ai nên và không nên dùng lá đinh lăng, sử dụng như thế nào rồi đúng không? Để đảm bảo an toàn, các bạn nên tìm hiểu kỹ liều lượng, công dụng và phương pháp sử dụng đúng cách, tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng lá đinh lăng lâu ngày. Trên đây là những lưu ý hết sức quan trọng về cây đinh lăng mà bạn cần biết.


About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!