Cắt giảm chi tiêu hay ngân sách cũng có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính khác nhanh hơn. Cho dù bạn đang tiết kiệm cho một kỳ nghỉ, khoản trả trước cho một ngôi nhà hay đầu tư lần đầu tiên, mỗi khoản tiết kiệm nhỏ sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn.
Tiết Kiệm Chi Phí Tiện Ích
Hầu hết mọi người đều có đăng ký hàng tháng cho các dịch vụ truyền hình cáp hoặc truyền phát trực tuyến, internet, điện thoại di động, ấn phẩm hoặc thậm chí chương trình giảm cân. Sau đó, bạn có thể không nghĩ về nó nhiều rồi lãng quên hay lấy lý do để trì hoãn việc tới phòng tập, nhưng tiền vẫn sẽ ra đi khỏi tài khoản của bạn.
Chi phí trung bình cho các dịch vụ thường dao động trong khoảng vài chục đến vài trăm nghìn, tuy nhiên, nếu nhân lên hàng tháng con số phải trả quả không nhỏ.
Bây giờ là lúc để xem xét kỹ lưỡng và tự hỏi bản thân minh:
- Tôi sử dụng cái này bao nhiêu?
- Tôi có thực sự cần cái này không?
- Tôi có thể sống mà không có cái này không?
Hãy quyết định sớm ấn nút hủy đăng ký nếu thấy mình không có nhu cầu gia hạn hoặc hiện không có nhiều thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, học cách tiết kiệm cho từng việc nhỏ nhất trong sinh hoạt như:
- Rút phích cắm của mọi thiết bị điện không sử dụng.
- Bịt kín các chỗ rò rỉ năng lượng trong nhà của bạn.
- Tắt đèn khi bạn rời khỏi phòng.
- Sửa bồn cầu và vòi nước bị rò rỉ. Tắm vòi hoa sen thay vì bồn tắm...
Cẩn Thận Với Thẻ Tín Dụng Và Ví Điện Tử
Thẻ tín dụng rất tiện lợi, nhưng đó cũng là một trong những nhược điểm của chúng. Không cần phải lo nghĩ trong ví mình đang có bao nhiêu tiền, việc mua trước trả sau vô tình khuyến khích chúng chi tiêu vượt quá khả năng cho phép và “ôm” thêm 1 khoản nợ. Ngoài ra, thanh toán thẻ tín dụng trễ hạn sẽ làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Với ví điện tử cũng vậy. Dù nhiều tiện ích đi kèm nhưng càng ít sử dụng tiền mặt, chúng ta càng khó theo dõi mình đang chi tiêu bao nhiêu.
Nếu bạn là người nghiện chi tiêu, hãy cân nhắc đóng băng thẻ hay giới hạn hạn mức thanh toán ví điện tử để vừa tránh tiêu xài hoang phí vừa tránh thêm những gánh nợ phải lo trong thời kỳ bão giá.
Giảm Mua Sắm
Để cắt giảm chi phí, hãy cắt giảm việc mua sắm bốc đồng, đặc biệt là mua sắm online. Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Lên danh sách từ trước những món đồ cần mua dựa trên độ cần thiết của chúng, cố gắng bám sát nó để quên đi những món hàng đắt tiền bắt mắt nhưng không thật sự cần thiết
- So sánh giá cả và chất lượng khi mua sắm giữa các thương hiệu và cửa hàng.
- Sử dụng các phiếu giảm giá, tận dụng các chương trình ưu đãi khi mua sắm đồ dùng cần thiết cho gia đình.
- Đặt ra quy tắc 24 giờ để mua hàng. Khi đó, bạn có thời gian dừng lại để suy nghĩ một ngày trước khi mua thứ gì đó bạn có thể muốn.
- Tránh sự cám dỗ của việc mua sắm không cần thiết bằng cách hủy đăng ký nhận email thông tin và quảng cáo của các nhãn hàng hằng ngày.
- Bạn có lưu thông tin thẻ tín dụng trên tài khoản trực tuyến của mình để thanh toán dễ dàng hơn không? Nếu bạn làm vậy, hãy xóa chúng. Thật bất tiện khi phải nhập lại thông tin mỗi khi bạn muốn mua một món đồ nào đó. Chính điều bất tiện này sẽ làm giảm khả năng mua hàng hơn nếu phải lấy ví, rút thẻ và nhập mọi thứ so với việc bạn có thể chỉ cần nhấp vào nút "mua ngay" và được thực hiện ngay lập tức.
Theo Dõi Thói Quen Chi Tiêu
Nếu bạn đã từng có một đứa trẻ mới biết đi trong nhà, bạn biết chúng có thể biến mất nhanh như thế nào nếu không để mắt đến chúng. Tiền bạc cũng vậy. Giải pháp rất đơn giản nhưng đòi hỏi tính kỷ luật: Ghi chép lại những gì bạn chi tiêu. Nếu bạn không biết tiền của mình đang đi đâu về đâu, thì gần như không thể biết bạn có thể cắt giảm chi phí ở đâu.
Sử dụng sổ tay, bảng tính hoặc ứng dụng lập ngân sách cắt giảm chi tiêu, bất kỳ công cụ nào dễ sử dụng và thuận tiện cho bạn. Mẹo để tạo ra một ngân sách bền vững là cân bằng mong muốn của bạn với nhu cầu của bạn.
About the author
Chi