Phòng ngừa các dịch bệnh bùng phát khi giao mùa đông xuân

SỐNG KHỎE

Phòng ngừa các dịch bệnh bùng phát khi giao mùa đông xuân

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Phòng ngừa các dịch bệnh bùng phát khi giao mùa đông xuân

Cuối mùa đông và đầu mùa xuân là thời điểm thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do thời tiết thay đổi (nhiệt độ lạnh, mưa nhiều, thời tiết nồm và ẩm) tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh. 


Các Dịch Bệnh Dễ Bùng Phát Mùa Đông Xuân


Cảm cúm


Thời tiết giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch suy yếu, bạn rất dễ mắc cảm cúm. Đặc biệt vào những ngày thời tiết nồm ẩm càng khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh.


Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 


Gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm V.A, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm thanh quản… và nhiễm khuẩn hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ… Đây là các bệnh thường gặp mùa đông xuân, dễ lây nhiễm, bệnh kéo dài, dễ gây biến chứng, trở nặng và tử vong.


Viêm kết mạc


Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm mắt do phản ứng dị ứng với các chất như phấn hoa hoặc bào tử nấm mốc. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, do mùa xuân hoa nở nhiều, phấn hoa phát tán, phấn hoa hoặc bụi rơi vào mắt người có thể trạng dị ứng sẽ gây bệnh. Thời tiết càng ẩm hay không khí càng ô nhiễm thì bệnh càng nặng.


Để phòng tránh, phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.


Dị ứng da


Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ… Biểu hiện bệnh thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu…


Thời tiết hanh khô cũng là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ...


Để phòng bệnh, bạn cần giữ ấm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và bôi kem dưỡng da để cung cấp độ ẩm cho da.


phong-ngua-dich-benh-mua-dong-xuan-1.jpg


Đau xương khớp


Theo Bệnh viện trung ương quân đội 108, sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, mưa phùn… khi trời trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp, cơ thể chúng ta thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da, ở các vị trí mà y học cổ truyền gọi là huyệt vị, cũng sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị thương tổn, gây nên đau nhức.


Trời lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi khiến khí huyết kém lưu thông góp phần làm bệnh nặng thêm.


Tuyệt đối không chườm hay xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau) sẽ khiến tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa …


Suy tim


Vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp khiến các mạch máu bị thu hẹp, làm cho máu lưu thông vào tim bị hạn chế gây áp lực lên tim.


Bên cạnh đó, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, đặc biệt là suy tim.


Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả, tôm cá, và rất hạn chế ăn thịt mỡ, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích như bia, rượu…


Một số bệnh khác


Thời điểm giao mùa đông xuân, nhiệt độ hạ thấp, sức đề kháng bị suy giảm tạo điều kiện cho những virus phát triển mạnh mẽ và gây bệnh


Sởi: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do virus Polynosa morbillorum gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân.


Rubella: Bệnh do virus Rubella gây ra. Bệnh Rubella thường phát triển mạnh vào cuối mùa đông dầu mùa xuân. 


Thủy đậu: Nguyên nhân thủy đậu thường bùng phát dịch bệnh mùa đông xuân là do khí nồm ẩm của mùa xuân, nhất là giai đoạn chuyển từ đông sang xuân khiến cho siêu vi có tên Varicella Zoster Virus gây bệnh phát triển mạnh.


Tay chân miệng: Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, đây là một nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ nhỏ và rất dễ gây thành dịch lớn. Bệnh thường xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa đông xuân.


Ho gà: Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh do trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae gây ra. Bệnh ho gà lây chủ yếu qua đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội và thở rít vào. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu là vào mùa đông xuân, vì thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng cũng không lạnh khiến cho vi khuẩn ho gà sinh sôi và phát triển nhanh chóng.


Viêm màng não mô cầu: Đây là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng lại dễ bùng phát dịch bệnh vào mùa đông xuân. 


phong-ngua-dich-benh-mua-dong-xuan-2.jpg


Phòng Ngừa Các Dịch Bệnh Bùng Phát Mùa Đông Xuân


Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân mọi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh:


- Nếu các bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh thì cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (nhất là đối với trẻ em).


- Nếu phải đi đến những nơi đông người thì cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có các triệu chứng về đường hô hấp như: khó thở, ho, hắt xì, sốt, chảy nước mũi..


- Chú ý giữ ấm cơ thể để đảm bảo không bị nhiễm lạnh gây ra các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, bàn chân. Nếu phải làm việc ngoài trời hay ra ngoài vào ban đêm, sáng sớm thì phải mặc đủ ấm, giữ ấm chân, tay, ngực, cổ và đầu.


- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và cân bằng. Chú ý bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và các nguyên tố vi lượng…


- Tập luyện thường xuyên với cường độ phù hợp sức khỏe của bạn. 


- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. 


- Môi trường sống cần ấm áp, sạch sẽ và thông thoáng.


Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh truyền nhiễm thì bạn cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị một cách kịp thời, để hạn chế biến chứng và tránh lây lan sang cho những người xung quanh.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!