Tay bị xước măng rô mưng mủ xử lý thế nào? Một số điều lưu ý

SỐNG KHỎE

Tay bị xước măng rô mưng mủ xử lý thế nào? Một số điều lưu ý

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Tay bị xước măng rô mưng mủ xử lý thế nào? Một số điều lưu ý

Tay bị xước măng rô mưng mủ là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Khi bị xước móng rô, bạn sẽ thấy xung quanh móng có nhiều sợi da bong ra. Điều này gây nên sự khó chịu và hơi đau nếu bạn cố gắng dứt sợi măng rô ra. Vậy xử lý tay bị xước măng rô thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.


Tay bị xước măng rô mưng mủ phải làm sao?


Bị xước măng rô mưng mủ ở tay quả thực rất khó chịu. Vậy làm thế nào để loại bỏ vùng da bị xước xung quanh móng tay? Cân nhắc và thử áp dụng một số mẹo xử lý dưới đây.


Không nên làm


Việc tuyệt đối không nên làm khi xử lý xước măng rô là không được dùng răng cắn những mảnh xước măng rô. Nước bọt chứa đầy vi khuẩn, tiếp đến là khu vực bàn tay cũng có vi khuẩn, vì vậy, nếu dùng răng cắn mảnh xước măng rô sẽ khiến nguy cơ nhiễm trùng mưng mủ cao hơn.


Làm mềm phần xước măng rô


Làm mềm phần xước măng rô cũng là cách giúp tay bị xước măng rô mưng mủ đỡ khó chịu và bớt đau hơn. Hãy ngâm, rửa nước ấm để làm mềm da. Làm vệ sinh móng tay, móng chân trước khi tới các bước tiếp theo. 


tay bị xước măng rô mưng mủ


Sử dụng bấm móng tay


Một trong những giải pháp tối ưu xử lý tay bị xước măng rô mưng mủ là dùng bấm móng tay. Bạn có thể dùng các dụng cụ này để loại bỏ phần chân của sợi da xung quanh móng tay của mình. Tuy nhiên, cần chú ý làm sạch các dụng cụ này bằng cồn trước khi dùng. 


Việc cố gắng lấy phần da bằng tay có thể khiến sợi càng sâu và xước dài hơn. Thậm chí, bạn sẽ thấy bị đau và rát khi làm như vậy. Vì thế, hãy dùng dụng cụ để giữ vết xước không dài thêm và không bị sưng tấy xung quanh phần da đó.


Sử dụng thuốc mỡ


Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn và băng vết thương cho đến khi vết thương lành hẳn.


Tới gặp bác sĩ


Nếu vết xước măng rô đã gây đau và đỏ thì nó có thể đã bị viêm. Vết xước măng rô bị viêm không nhất thiết là bạn đã bị nhiễm trùng nguy hiểm nhưng an toàn nhất, hãy đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc phù hợp.


Trong trường hợp này, điều trị vết xước măng rô bằng cách băng lại, uống thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết xước theo danh sách thuốc bác sĩ kê đơn. 


tay bị xước măng rô mưng mủ


Nguyên nhân khiến tay bị xước măng rô mưng mủ


Để lý giải tại sao tay bị xước măng rô bạn cần hiểu rõ về nó. Theo bác sĩ da liễu Dawn Davis, \ Mayo Clinic, xước măng rô không phải là một phần của móng tay - chúng thực ra là các tế bào da dạng nhỏ, mọc ra gần móng tay. Xước măng rô xuất hiện khi da tách khỏi bề mặt nhưng chân vẫn bám lại. 


Những người có da khô dường như bị xước măng rô thường xuyên hơn là do da khô dễ bị tổn thương do các yếu tố như thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với nước lạnh, có thể khiến da bị kích thích và nứt, tách ra khỏi bề mặt. Bên cạnh đó còn có thể do da tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa.


Về cơ bản, người lớn hay trẻ nhỏ bị xước măng rô mưng mủ không phải là vấn đề gì đó quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không xử lý đúng cách, sẽ gây viêm nhiễm, vết viêm nhiễm sưng tấy có thể tác động vào các dây thần kinh và kích thích chúng, dẫn đến đau đớn nhiều hơn.


tay bị xước măng rô mưng mủ


Những lưu ý để phòng tránh tay bị xước măng rô mưng mủ


Biết cách chăm sóc tay đúng cách sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị xước măng rô mưng mủ. 


- Sử dụng găng tay giữ ấm trong những tháng thời tiết lạnh.

- Mang găng tay bảo hộ lao động khi làm vườn, dọn dẹp nhà cửa và rửa bát…

- Đừng cắt lớp biểu bì sát ngón tay quá nhiều, đặc biệt khi không làm mềm và làm sạch trước đó.

- Giữ ẩm cho đôi tay. Phủ một lớp dày sản phẩm bạn chọn lên tay và xoa vào lớp biểu bì trước khi đi ngủ.

- Nếu bạn là người nghiện cắn móng tay và xước măng rô, hãy cố gắng tìm cách ngăn chặn như bôi kem có vị đắng lên tay.

- Giảm hoặc ngừng sử dụng các sản phẩm có chứa axeton, chất thường được tìm thấy trong chất tẩy sơn móng tay.

- Bổ sung vitamin C và axit folic đầy đủ: Hãy điều chỉnh chế độ ăn của bạn với nhiều thực phẩm giàu vitamin C hơn như cam, bưởi, quýt, ổi, dâu tây, rau cải…Các loại thực phẩm giàu axit folic bao gồm gan động vật, cá, bông cải xanh, mầm lúa gạo, giá đỗ…


Tình trạng tay bị xước măng rô mưng mủ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Chú ý đi gặp bác sĩ nếu bạn thấy tình trạng tay bị mưng mủ có nguy cơ nhiễm trùng nặng.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!