Có nên ăn khoai lang mọc mầm không? Ăn vào có sao không?

ẨM THỰC

Có nên ăn khoai lang mọc mầm không? Ăn vào có sao không?

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
 Có nên ăn khoai lang mọc mầm không? Ăn vào có sao không?

Có nên ăn khoai lang mọc mầm không? Đa số các loại thực phẩm đã mọc mầm thường không tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, nhiều người lo ngại không biết ăn khoai lang mọc mầm có sao không. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.


Có nên ăn khoai lang mọc mầm không?


Về cơ bản, bạn có thể ăn khoai lang mọc mầm vì nó không có độ tố. Tuy nhiên, vì đã mọc mầm nên nó không còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bởi vậy, nó không có nhiều dinh dưỡng và cũng không ngon như lúc ban đầu. 


Ngoài ra, nếu muốn ăn khoai lang mọc mầm an toàn nhất, bạn cần loại bỏ phần bị mọc mầm rồi đem khoai đi ngâm với nước muối.


Trong trường hợp, khoai lang mọc mầm đã có những vết màu đen và mốc, tốt nhất là bạn không nên ăn để tránh những rủi ro sức khỏe như đau bụng, hoa mắt, buồn nôn. Hãy quan sát kỹ nếu thấy các đốm màu đen, nâu xuất hiện trên củ khoai, hãy bỏ chúng đi thay vì tiếc của và dùng để chế biến. 


Như vậy, có thể thấy việc có nên ăn khoai lang mọc mầm không còn phụ thuộc vào phần trăm nó bị hỏng bao nhiêu. Và nếu muốn ăn, bạn phải tránh ăn mầm và loại bỏ những củ đã lên mốc đen. 


co-nen-an-khoai-lang-moc-mam-1.jpg


Làm sao để khoai lang không bị mọc mầm?


Việc lựa chọn, và bảo quản khoai lang đúng cách sẽ tránh được nguy cơ nó bị mọc mầm và lên nấm mốc không thể ăn được. Tham khảo một số lưu ý sau để giúp khoai lang được tươi, giữ được giá trị dinh dưỡng cao.


Mẹo chọn khoai lang


Khi chọn khoai lang, bạn nên chọn những củ còn tươi, cứng và đặc biệt không nứt, thâm và dập. Ngoài ra, những củ khoai lang ngon thường có kích thước vừa phải. Do đó, bạn nên tránh những củ khổng lồ vì chúng thường có nhiều xơ hơn và không được ngon như củ bé hơn.


Mẹo bảo quản khoai lang để không bị mọc mầm


Để giảm thiểu tối đa nguy cơ khoai lang bị mọc mầm, bạn nên bảo quản chúng ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Bạn không nên dùng túi nilon để bọc kín khoai vì làm như vậy sẽ gây bí hơi, và đẩy nhanh tốc độ mọc mầm hơn. 


Ngoài ra, bạn cũng không nên dự trữ khoai lang trong tủ lạnh. Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ dễ khiến khoai bị héo, do đó, khoai lang để tủ lạnh sẽ dễ mất mùi vị, không được ngon như để ngoài.


co-nen-an-khoai-lang-moc-mam-3.JPG


Chế biến khoai lang mọc mầm


Khi dùng khoai lang mọc mầm, điều quan trọng cần lưu ý là phải loại bỏ phần mọc mầm sạch sẽ. Trước khi nấu, bạn cần gọt sạch vỏ khoai, nạo bỏ phần mầm rồi ngâm với muối loãng khoảng 30 phút. Bằng cách này, bạn có thể hạn chế những rủi ro gây hại từ củ khoai mọc mầm.  


Mặc dù không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao như ban đầu, những khoai lang mọc mầm vẫn có thể cung cấp một số dưỡng chất tốt cho cơ thể. 


Bạn có thể chế biến khoai lang theo hình thức luộc, nướng hoặc nấu. Việc ăn sống khoai lang có thể khiến bạn đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Trong khi, khoai lang rán hoặc chiên lại có nhiều dầu mỡ nên không tốt cho sức khỏe, và đặc biệt còn gây khó tiêu.


co-nen-an-khoai-lang-moc-mam-2.jpg


Một số loại rau củ mọc mầm không nên ăn


Giống như khoai lang, một số loại rau củ mọc mầm vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, với những loại củ dưới đây, bạn không nên ăn chúng nếu thấy đã mọc mầm. 


Khoai tây


Trong danh sách củ mọc mầm không nên ăn, khoai tây là cái tên được nhắc tới đầu tiên. Theo phân tích, khoai tây mọc mầm rất độc có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Bởi vậy, bạn không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm.


Lý giải cho rằng mầm khoai tây có chứa solanin. Chất này chứa ở hầu hết phần chân mầm, ruột khoai và vỏ khoai. Và phần chân mầm chính là phần có hàm lượng độc cao nhất.


Khi bị ngộ độc vì ăn khoai tây mọc mầm, người ăn có thể bị tiêu chảy, rối loạn, đau bụng dữ dội và thậm chí chân tay tê liệt. Đáng chú ý, nếu thần kinh trung ương tê liệt gây ra ngừng hô hấp, tính mạng có thể gặp nguy hiểm, và nguy cơ tử vong rất cao.


Hạt lạc


Lạc đã nảy mầm có thể gây ung thư. Theo tổ chức Y tế thế giới, lạc khi mọc mầm hoặc bị mốc có thể sản sinh aflatoxin. Đây là độc tố có thể dẫn tới nguy cơ ung thư gan.


co-nen-an-khoai-lang-moc-mam-4.jpg


Củ sắn


Khi mọc mầm, sắn trở nên rất độc. Người ăn sắn mọc mầm có thể bị nôn ói, tiêu chảy, đau tức và thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.


Bởi vậy, bạn cũng không nên ăn củ sắn đã mọc mầm để đảm bảo không nguy hại đến sức khỏe. 


Củ gừng


Gừng mọc mầm tuy có thể ăn được vì bản thân nó ko có độc tố. Tuy nhiên, giống như băn khoăn có nên ăn khoai lang mọc mầm không, thì với gừng bạn cũng có thể ăn nhưng nó không có nhiều dinh dưỡng như ban đầu. 


Trong trường hợp, gừng đã bị mốc, bạn tuyệt đối không nên ăn vì độc tố safrole có thể gây tổn thương và ung thư gan.


Có nên ăn khoai lang mọc mầm nếu nó chưa bị mốc đen hoặc nâu. Mặc dù không đem lại giá trị dinh dưỡng như ban đầu, nhưng chúng vẫn ít nhiều mang lại lợi ích tốt cho cơ thể. Điều quan trọng là bạn phải loại bỏ phần mọc mầm triệt để và chế biến đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!