Mỹ phẩm đang tác động đến môi trường như thế nào?

ĐẸP

Mỹ phẩm đang tác động đến môi trường như thế nào?

authorBy Kim Ngân
Share on
Share on
Mỹ phẩm đang tác động đến môi trường như thế nào?


Bạn đã bao giờ tự hỏi từng sản phẩm làm đẹp, trang điểm bạn đang dùng có tác động thế nào đến tự nhiên không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một góc nhìn về cách mỹ phẩm đang gây hại cho môi trường sống của chúng ta và ảnh hưởng của chúng đối với tự nhiên.


Mác “Natural” Đang Hủy Diệt Hành Tinh Chúng Ta


Các công ty mỹ phẩm đang kiếm lợi từ mác “Natural”. Họ dường như nghĩ bằng cách đưa một vài thành phần tự nhiên vào sản phẩm sẽ làm cho nó trở nên “tự nhiên”, mặc dù vẫn chứa nhiều thành phần hóa học và độc hại khác.

Mặt khác, vì nhiều công ty đang tìm kiếm các thành phần tự nhiên nên nhu cầu cũng tăng lên, dẫn đến việc trồng trọt và khai thác nhiều hơn. Chuyện sẽ rất tốt nếu quy trình này được thực hiện một cách bền vững. Nhưng nhiều công ty lại muốn mua với số lượng lớn, nhanh và rẻ. Do đó, việc khai thác quá mức khoáng sản và dầu để làm nguyên liệu tự nhiên sẽ phá vỡ hệ sinh thái, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.


Giải pháp thân thiện với môi trường


Bạn hãy chọn sản phẩm từ các công ty làm đẹp sử dụng nhiều thành phần hữu cơ hoặc từ các thảo mộc tự nhiên không chứa thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các hóa chất độc hại khác (wild-crafted). 

Nếu bạn chọn mua sản phẩm không chứa thành phần hữu cơ thì hãy xem xét đến các thành phần mang tính bền vững như dầu dừa, dầu hạt gai dầu, lô hội… Vì chúng có thể dễ dàng dược tái tạo nên trở thành sự lựa chọn thân thiện với môi trường.


Dầu Cọ Không Bao Giờ Là Bền Vững



Thứ nhất, đa số chúng ta đều nhận thức được tình trạng phá rừng đến mức hủy diệt với phần lớn sản lượng dầu cọ. Để đáp ứng nhu cầu cực kỳ cao về lượng dầu được sản xuất giá rẻ, các khu rừng nhiệt đới đang bị chặt phá ở mức báo động. Điều này làm mất môi trường sống của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.


Theo nghiên cứu, trong hơn 16 năm qua, các cuộc khai thác dầu cọ đã dẫn đến cái chết của khoảng 100.000 con đười ươi. Các loài động vật khác như voi, tê giác và hổ cũng có nguy cơ tương tự. 


Gần đây, chúng ta đã thấy sự ra đời của dầu cọ bền vững. Tuy nhiên, không có thứ gì gọi là “dầu cọ bền vững” cả. Lý do là để sản xuất dầu cọ, quả sẽ được thu hái từ cây vốn có đời sống trung bình từ 28 đến 30 năm. Nhưng một khi cây phát triển quá cao, khó thu hoạch được quả nên cây sẽ bị chặt và rừng cọ bị tàn phá để nhường chỗ cho những lứa cây mới. Điều này góp vào nạn phá rừng nhiệt đới. Quá trình này vẫn xảy ra dù đó có phải là “dầu cọ bền vững” hay không. 


Vì vậy, không có cách nào sản xuất dầu cọ bền vững mà không đến từ nạn phá rừng cả. Và chúng ta cũng khó phân biệt sản phẩm nào là dùng dầu cọ vì trên bao bì sản phẩm hiện nay, người ta dùng thuật ngữ chung chung là “dầu thực vật”. Và dầu cọ là loại “dầu thực vật” được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.


Giải pháp thân thiện với môi trường


Tốt nhất là bạn không mua hoặc hạn chế tối đa các sản phẩm có chứa dầu cọ.


Kem Chống Nắng Của Bạn Có Thể Phá Hủy Rạn San Hô


Một thành phần hóa học phổ biến được sử dụng trong hầu hết các loại kem chống nắng là Oxybenzone, hay còn gọi Benzophenone-3. Đây là hoạt chất hóa học hấp thụ tia UVA và UVB, do đó bảo vệ da khỏi nắng mặt trời. 

Trong khi thành phần này hoạt động rất hiệu quả để bảo vệ làn da bạn thì nó lại mang tác động tiêu cực đến các rạn san hô trên thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kem chống nắng có chứa Oxybenzone đã góp phần tẩy trắng san hô. Ngoài ra, Oxybenzone còn làm hỏng DNA của san hô, cản trở sự sinh sản và phát triển của san hô con. 


Mỗi lần chúng ta thoa kem chống nắng là đang gián tiếp giết chết rạn san hô. Bởi chất kem sẽ trôi đi trong biển, sông hoặc hồ khi chúng ta bơi; chảy xuống cống khi chúng ta tắm. Tất cả nguồn nước ấy cuối cùng đều đổ ra đại dương. 



Giải pháp thân thiện với môi trường


Khi mua kem chống nắng, bạn hãy tìm các thành phần có chứa Titanium Dioxide và Oxit kẽm. Những hợp chất này hoạt động giống một tấm gương, phản chiếu tia nắng mặt trời. Chúng không chỉ bảo vệ làn da tốt hơn mà còn ít gây hại cho môi trường.


Bạn Có Đang Cho Rùa Biển Ăn Khăn Giấy Ướt Của Mình Không?


Hầu hết chúng ta đều từng sử dụng khăn giấy ướt, dù là để lau mặt, tẩy trang hay lau người cho trẻ. Chúng đang tàn phá hệ thống nước thải, đại dương và các sinh vật biển của chúng ta.


Cụ thể, khăn giấy ướt làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải, không được phân hủy sinh học. Khi tiến vào đại dương, các sinh vật biển như rùa nhầm chúng với sứa nên ăn vào và cuối cùng là chết. Ngay cả khi bạn không vứt khăn giấy ướt xuống biển thì chúng vẫn nằm lại nơi bãi rác, và các chất hóa học độc hại có trong chúng sẽ ngấm vào đất, đầu độc Trái đất của chúng ta.



Giải pháp thân thiện với môi trường


Ngay từ đầu, bạn đừng nên dùng khăn giấy ướt. Nếu bạn thấy mình không thể sống thiếu nó thì hãy chọn loại không độc hại và vứt chúng vào thùng rác. 


Có Một Loại Nhựa Chết Người Đằng Sau Những Bao Bì Đẹp Đẽ


Bao bì mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng có tác hại đến môi trường. Tất cả chai, ống nhựa đựng dầu gội đầu, kem dưỡng, son môi yêu thích của chúng ta và một loạt sản phẩm khác đều nằm lại trong bãi chôn lấp hoặc đại dương. Chúng thải ra chất độc và có thể mất hàng trăm năm để phân hủy.


Chưa kể đến các loại tẩy tế bào chết, kem đánh răng đều chứa khoảng 300.000 hạt vi nhựa. Những hạt này bị cuốn trôi xuống cống rãnh mỗi khi chúng ta rửa mặt, đánh răng và đi vào đại dương. Tại đây, các sinh vật biển ăn phải chúng, làm chặn đường tiêu hóa, khiến chúng phải chết.


Do nhận thức được tác hại của hạt vi nhựa, một số công ty mỹ phẩm đang từ từ loại bỏ thành phần này trong sản phẩm.



Giải pháp thân thiện với môi trường


Khi mua mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc cá nhân, bạn hãy tránh xa nhựa và chọn bao bì được làm bằng giấy tái chế hoặc thủy tinh. Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra nhãn thành phần trên các sản phẩm kem đánh răng, tẩy tế bào chết cho mặt và toàn thân. Nếu chúng chứa các hạt vi nhựa thì hãy tìm thương hiệu hoặc sản phẩm thay thế nhé.


Điểm Danh Các Thành Phần Hóa Học Đang Dần Đầu Độc Trái Đất


Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân gây hại nhiều nhất cho môi trường là sau khi chúng bị trôi xuống bồn rửa. Bởi có những thành phần hóa học trong chúng không bị phân hủy mà tích tụ trong hệ sinh thái của chúng ta. Dưới đây là một số hóa chất gây hại nhất cho môi trường:


  1. P-phenylenediamine. Đây là hóa chất nguy hiểm, có nguồn gốc từ nhựa than đá, thường được tìm thấy nhiều nhất trong son môi và thuốc nhuộm tóc màu sẫm. P-phenylenediamine làm giảm số lượng sinh vật phù du, thay đổi hành vi của cá và gây chết nhiều loại thủy sinh. 
  2. Các chất bảo quản mỹ phẩm BHA và BHT. Chúng cũng gây chết cho cá và động vật có vỏ, gây ra đột biến gen ở động vật lưỡng cư. BHA và BHT là chất chống oxy hóa tổng hợp được tìm thấy trong nhiều loại son môi và kem dưỡng ẩm.
  3. Dioxane. Đây là một hóa chất gây ung thư, rối loạn nội tiết và làm ô nhiễm nhiều thành phần mỹ phẩm khác như polyethylene glycols, sodium laureth sulfate và siloxane trong quá trình sản xuất. Các công ty có thể loại bỏ chất ô nhiễm Dioxane nhưng các phương pháp này lại quá tốn kém và mất thời gian nên đa số công ty không bận tâm mấy. Dioxane được tìm thấy trong mỹ phẩm dạng kem, dầu gội đầu, xà phòng và sữa tắm dạng bọt. Khi trôi xuống nước và lẫn vào hệ sinh thái biển, nó làm thay đổi hành vi và tăng tỷ lệ chết của cá. Dioxane cũng gây chết côn trùng, thay đổi sự hình thành và suy giảm số lượng sinh vật phù du.
  4. Dibutyl phthalate (DBP). Đây là hóa chất được thêm vào sơn móng tay để giữ cho sơn không bị bong tróc. DBP là chất hóa dẻo và cũng được dùng làm ống nhựa PVC. DBP tích tụ trong môi trường và làm ảnh hưởng đến nhiều loại thủy sản. Nếu môi trường có nồng độ DBP cao sẽ gây chết tất cả sinh vật trong hệ sinh thái. 
  5. Triclocan. Đây là hóa chất kháng khuẩn được dùng trong chất tẩy rửa, nước rửa tay, chất khử mùi và bột giặt. Các sản phẩm chứa triclocan hầu như luôn được rửa trôi xuống bồn rửa và đưa vào hệ sinh thái biển. Cũng giống như DBP, môi trường có nồng độ triclocan cao sẽ khiến toàn bộ sinh vật trong hệ sinh thái chết đi.
  6. Diethanolamine (DEA). Hóa chất này được thêm vào hầu hết mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân trên thị trường. Người ta dùng DEA như một chất điều chỉnh độ pH và cân bằng các đặc tính axit của những hóa chất khác trong sản phẩm. DEA khi ra môi trường sẽ phản ứng với nitrat để tạo thành nitrosamine – có khả năng gây ung thư cao đối với con người. Môi trường ô nhiễm DEA cũng gây độc cho động vật lưỡng cư, giáp xác, cá, giun tròn, giun dẹp và phiêu sinh vật.



Giải pháp thân thiện với môi trường


Những thiệt hại về môi trường do mỹ phẩm gây ra còn lớn hơn nhiều. Người tiêu dùng chúng ta có quyền giảm thiểu lượng chất độc này ra môi trường bằng cách không sử dụng bất kỳ sản phẩm và không ủng hộ thương hiệu nào bàng quan trước vấn đề môi trường.


Thực tế cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đã thôi thúc nhiều công ty phải “xanh hóa” sản phẩm của họ. Hành động này nói lên vai trò quan trọng của người tiêu dùng chúng ta, có thể gây áp lực đến các công ty, khiến họ áp dụng những phương pháp an toàn và bền vững hơn trong sản xuất.

About the author

Ngân là một người viết chuyên về chủ đề tình yêu – tình dục.

Cô thích làm việc với chữ nghĩa, có niềm hứng thú với chuyện “người lớn”, mong muốn dùng con chữ của mình để vén bức màn bí ẩn về tình dục, đem đến cái nhìn cởi mở hơn cho mọi người về chủ đề nhạy cảm và khó nói này.

Câu slogan yêu thích của cô: Sống văn hóa – Yêu văn minh – Làm tình có trách nhiệm.

Theo dõi Ngân tại: https://itsreallove.net/

author

Kim Ngân

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!