Biến đổi khí hậu - câu chuyện của chính chúng ta

ĐỜI SỐNG

Biến đổi khí hậu - câu chuyện của chính chúng ta

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Biến đổi khí hậu - câu chuyện của chính chúng ta

Khí hậu Trái đất đã thay đổi trong suốt lịch sử hình thành. Chỉ trong 650.000 năm qua, đã có 7 chu kỳ băng hà, với sự kết thúc đột ngột của kỷ băng hà cuối cùng cách đây khoảng 11.700 năm đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên khí hậu hiện đại - và của nền văn minh nhân loại.


Các vệ tinh quay quanh Trái đất và những tiến bộ công nghệ khác đã cho phép các nhà khoa học thu thập nhiều loại thông tin khác nhau về hành tinh của chúng ta và khí hậu của nó trên quy mô toàn cầu. Phần dữ liệu được thu thập trong nhiều năm đã cho thấy các dấu hiệu của biến đổi khí hậu. Hàng nghìn nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, cũng như trong khí quyển và đại dương. Nhiều khía cạnh khác của khí hậu toàn cầu cũng đang thay đổi. Nhiều loài đang di chuyển đến các địa điểm mới, và những thay đổi về thời gian theo mùa của các sự kiện sinh học quan trọng đang xảy ra để ứng phó với biến đổi khí hậu.


Nhiều bằng chứng chứng minh rằng các hoạt động của con người, đặc biệt là phát thải khí nhà kính giữ nhiệt do đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất, là nguyên nhân chính gây ra những thay đổi khí hậu được quan sát thấy trong kỷ nguyên công nghiệp, đặc biệt là trong 60 năm qua. Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển, nguyên nhân lớn nhất gây ra sự nóng lên do con người gây ra, đã tăng khoảng 40% trong kỷ nguyên công nghiệp. Sự thay đổi này đã làm gia tăng hiệu ứng nhà kính tự nhiên, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ bề mặt toàn cầu và những thay đổi trên diện rộng khác trong khí hậu Trái đất chưa từng có trong lịch sử nền văn minh hiện đại.


Khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất trong nhiều thập kỷ và thậm chí nhiều thế kỷ. Con người đang thải carbon dioxide vào khí quyển với tốc độ lớn hơn nhiều so với tốc độ nó bị loại bỏ bởi các quá trình tự nhiên, tạo ra một nguồn dự trữ khí tồn tại lâu dài trong bầu khí quyển và đại dương khiến khí hậu ngày càng trở nên ấm hơn.


Các lõi băng được rút ra từ Greenland, Nam Cực và các sông băng trên núi cho thấy khí hậu Trái đất phản ứng với những thay đổi về mức khí nhà kính. Sự ấm lên hiện nay đang diễn ra nhanh hơn khoảng 10 lần so với tốc độ trung bình của sự ấm lên thời kỳ băng hà. Carbon dioxide từ hoạt động của con người đang tăng nhanh hơn 250 lần so với từ các nguồn tự nhiên sau kỷ Băng hà cuối cùng.


(Chú gấu Bắc Cực chơi vơi giữa các tảng băng trôi)


Dấu Hiệu


Nhiệt độ trung bình tăng lên


Nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh đã tăng khoảng 2,12 độ F (1,18 độ C) kể từ cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi chủ yếu do lượng khí thải carbon dioxide tăng lên khí quyển và các hoạt động khác của con người.


Đại dương ấm lên


Đại dương hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa do khí thải gây hiệu ứng nhà kính tạo ra, với 100 mét (khoảng 328 feet) trên cùng của đại dương cho thấy sự ấm lên hơn 0,6 độ F kể từ năm 1969.


Băng tan tại các cực


Các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã giảm về khối lượng. Dữ liệu từ Thí nghiệm Khí hậu và Phục hồi Trọng lực của NASA cho thấy Greenland mất trung bình 279 tỷ tấn băng mỗi năm từ năm 1993 đến 2019, trong khi Nam Cực mất khoảng 148 tỷ tấn băng mỗi năm. Cả quy mô và độ dày của băng biển Bắc Cực đều giảm nhanh chóng trong vài thập kỷ qua.


(Các tảng băng khổng lồ tan vỡ)


Sự biến mất của các sông băng


Sông băng hay băng hà là một khối băng lâu năm, di chuyển liên tục bởi trọng lượng của chính nó; nó hình thành ở nơi mà tuyết tích tụ và vượt quá sự tiêu mòn qua rất nhiều năm, thường là hàng thế kỷ. Chúng là nguồn cung cấp nước ngọt lớn trên hành tinh, cùng với các sông và hồ. Sông băng được coi là dấu tích của Kỷ Băng hà cuối cùng.


Các sông băng đang rút lui hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới - bao gồm ở dãy Alps, Himalayas, Andes, Rockies, Alaska và Châu Phi.


Mực nước biển tăng


Mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 20cm trong thế kỷ trước. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong hai thập kỷ qua gần gấp đôi so với thế kỷ trước và tăng nhẹ hàng năm.


Trên thế giới, nhiều quốc gia đã phải cảnh báo về hiện tượng nước biển dâng hoặc người dân phải tản cư vì nước biển nhấn chìm các khu vực ven biển. Nước biển dâng sẽ làm úng ngập và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước. Nước biển dâng cũng làm dần biến mất hoặc xói mòn các bãi biển, cồn cát, đảo chắn và các khu vực vịnh, cửa sông ven biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền. Ở Việt Nam, vấn đề triều cường ngày càng khó xử lý hay sạt lở bờ sông, bờ biển chính là minh chứng lớn nhất của việc mực nước biển tăng.


(Nước biển xâm chiếm đất liền)


Sự kiện thời tiết cực đoan


Số lượng các sự kiện nhiệt độ cao kỷ lục trên khắp thế giới ngày càng tăng. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi. Nếu từ 1905 - 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1 trong khoảng 1931-1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005. Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục.


Bên cạnh đó việc hạn hán kéo dài cũng gây ảnh hưởng trên diện rộng. Lượng mưa ở một số khu vực ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới.


Biển bị acid hóa


Kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, độ chua của nước trên bề mặt đại dương đã tăng khoảng 30%. Sự gia tăng này là kết quả của việc con người thải ra nhiều khí cacbonic hơn vào khí quyển và do đó bị hấp thụ nhiều hơn vào đại dương. Đại dương đã hấp thụ từ 20% đến 30% tổng lượng khí thải carbon dioxide do con người tạo ra trong những thập kỷ gần đây (7,2 đến 10,8 tỷ tấn mỗi năm).


(Đáy biển dần chết chóc)


Hậu Quả Nghiêm Trọng


Các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu thể hiện rõ ở các khu vực và trong nhiều lĩnh vực quan trọng đối với xã hội - chẳng hạn như sức khỏe con người, nông nghiệp và an ninh lương thực, cung cấp nước, giao thông vận tải, năng lượng, hệ sinh thái...và dự kiến ​​sẽ ngày càng trở nên nghiệm trọng hơn trong thế kỷ này và tương lai.


Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người thông qua các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn và cháy rừng, giảm chất lượng không khí và các bệnh lây truyền qua côn trùng, thực phẩm và nước. Nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm ở một số khu vực đã cạn kiệt, chất lượng nước đang suy giảm một phần do à chất gây ô nhiễm ngày càng tăng sau những trận mưa. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, chuột, vi sinh vật… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra báo cáo các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.


Hạn hán, bão lũ làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đã, đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

 

Ở một số vùng, thời gian nhiệt độ cao kéo dài kèm theo hạn hán góp phần tạo ra các điều kiện dẫn đến cháy rừng lớn hơn và mùa khô hạn kéo dài hơn. Đối với các cộng đồng ven biển, mực nước biển dâng kết hợp với các cơn bão ven biển đã làm tăng nguy cơ xói mòn, thiệt hại do triều cường và lũ lụt. Nắng nóng khắc nghiệt, mực nước biển dâng và những trận mưa như trút nước đang ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, cơ sở hạ tầng.


 (Lũ lụt xảy ra liên tục, trên diện rộng kể cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật...)


Khả năng của các hệ sinh thái như rừng, các bãi biển chắn và các vùng đất ngập nước để chống lại tác động của các hiện tượng cực đoan như hỏa hoạn, lũ lụt và bão nghiêm trọng đang bị lấn át. Nhiệt độ gia tăng và thay đổi hóa học của nước đại dương đang kết hợp với những yếu tố khác như đánh bắt quá mức và ô nhiễm làm thay đổi sản lượng thủy hải sản đánh bắt từ biển và gây hại cho cộng đồng ngư dân cũng như chúng ta - những người không thể sống thiếu thực phẩm.


Bên cạnh đó nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống phù hợp như việc gấu trắng Bắc Cực xuất hiện nhiều hơn ở vùng đất sinh sống của con người.. 


Chúng Ta Có Thể Làm Gì Để Thay Đổi?


Trong vài thập kỷ tới, mức độ thay đổi của khí hậu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chính chúng ta. Tìm cách thích ứng một cách hiệu quả là một trong những bài toán khó nhất mà loài người cần chung tay giải quyết trong thế kỷ này.


 Hành động ngay bây giờ để tạo ra một tương lai nơi môi trường và điều kiện sống được bảo vệ và nâng cao. Đây cũng là chủ đề của Her.vn trong tháng 4 này. 


Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, thực hành và chung tay góp sức vì tương lai của loài người!

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!