Có nên áp dụng "chiến tranh lạnh" để "trừng phạt" chồng mình?

YÊU

Có nên áp dụng "chiến tranh lạnh" để "trừng phạt" chồng mình?

authorBy Dao Chi Anh
Share on
Share on
Có nên áp dụng "chiến tranh lạnh" để "trừng phạt" chồng mình?

Nếu bạn muốn kết thúc mối quan hệ của bạn, thì việc “trừng phạt bằng sự im lặng” sẽ là một cách tốt để làm cho mối quan hệ đó chết dần. Vì vậy nếu bạn thực sự muốn mối quan hệ đó kết thúc để bạn được tự do hoặc hẹn hò ai đấy khác, thì đúng vậy, hãy cứ lạnh lùng im lặng với anh ấy. 


Nhưng nếu ý định của bạn là muốn giải thích bạn đang bức xúc về một vấn đề nào đó để trong mối quan hệ không lặp lại vấn đề đó nữa, thì việc trừng phạt anh ấy bằng sự im lặng sẽ không giúp ích gì cả. 


Kể cả khi bạn cảm thấy bị tổn thương bởi một xung đột với chồng mình, thì hãy tránh “dỗi dằn” và lờ anh ấy đi, bởi điều đó sẽ chỉ khiến đối phương càng tức giận và khó chịu thêm về bạn. Thay vào đó, hãy dành ít thời gian để đối mặt với những cảm xúc của mình trước, rồi đến với anh ấy để nói: “Anh yêu, em thực sự cần nói chuyện với anh về một chuyện đang gây buồn phiền cho em. Lúc nào anh có thể ngồi nói chuyện với em được? Chúng ta cùng tìm một thời điểm để nói chuyện nhé?” 


Điều quan trọng là bạn không thảo luận vấn đề ngay tại lúc nó xảy ra, vì lúc đó cả hai đều chưa sẵn sàng. Bạn chưa sẵn sàng vì bạn còn đang cảm thấy căng thẳng và bực tức. Còn anh ấy cũng chưa sẵn sàng vì nhiều khi còn chưa hiểu tại sao bạn đang bực mình. 


Bước 1: Chuẩn Bị Trước Khi Nói Chuyện 


Một khi đã hẹn nhau một thời điểm để nói chuyện, thì bạn hãy chuẩn bị làm 3 điều: 


Thứ nhất, hãy nghĩ kĩ về thứ đã gây buồn phiền, bực tức cho bạn. Có thể là một điều gì đó anh ta đã nói hoặc làm? 


Thứ hai, hãy nghĩ cách bạn có thể trình bày vấn đề đấy để cho anh ấy hiểu. Nếu thực sự muốn để anh ấy hiểu và lắng nghe bạn, thì bạn nên tránh sử dụng một giọng điệu hay lời nói mang tính chất tấn công hoặc phê phán, hoặc một giọng nói chê bai, coi thường. Càng không nên dùng giọng nói giáo điều kiểu phụ huynh. Cách tốt nhất là hãy nói về những gì bạn đang cảm thấy trong người, rằng khi chuyện đó xảy ra, nó đã khiến bạn cảm thấy thế nào, dù chồng bạn đã cố ý hay không. 


Thứ ba, là một điều rất quan trọng mà rất nhiều cặp đôi không làm sau một thời gian bên nhau, nhất là khi họ đã có vấn đề với nhau, đó là nghĩ lại trong tuần vừa rồi, anh ấy đã làm gì khiến bạn thấy hài lòng, đánh giá? Những điều gì anh đã nói hoặc đã làm khiến bạn cảm thấy anh ấy thực sự yêu bạn và ủng hộ bạn? 


Thường khi trong mối quan hệ phát sinh vấn đề và xung đột, hai người sẽ ngày càng ít nhìn vào những điều tốt ở người kia, và tập trung nhiều hơn vào những gì họ không thích ở nhau. Một hiện tượng tâm lý tất yếu sẽ xảy ra là những gì bạn ghét ở nhau, bạn nói đến nó nhiều, thì nó sẽ càng mạnh và lặp đi lặp lại. Còn những điều tốt của nhau mà không được chú ý đến hoặc đánh giá, thì sẽ ngày càng mai một dần. Như vậy sẽ tạo ra hai thái cực trong mối quan hệ: bạn chỉ nói và tập trung vào những điều xấu đang diễn ra, và không còn chú ý đến những điều bạn thích ở mối quan hệ này, lý do mà trước đây bạn đã đến với anh ấy. 


chiến-tranh-lạnh-1.jpg


Bước 2: Mở Đầu Cuộc “Họp”


Bạn hãy bắt đầu cuộc họp trong sự im lặng trìu mến. Cả hai người cùng ngồi cạnh nhau trong im lặng, không nói gì, nhưng thể hiện tình cảm bằng cách cầm tay nhau hoặc ôm nhau. Điều này sẽ thể hiện với người kia là dù thế nào, bạn cũng yêu và luôn ở bên anh ấy. Mục đích của bạn không phải là để thắng cuộc, hay “dí súng” vào chồng mình để được theo ý mình. Điều bạn cần đạt được ở đây là tìm ra một giải pháp cho vấn đề hai người đang gặp phải và gây chia rẽ hai người. Bạn có thể im lặng trong vài phút, hoặc có thể bật nhạc, thắp nến cho thêm “không khí”. 


Đây không phải là một cuộc chiến. Đây là việc chúng ta kết nối lại với nhau như thế nào. Bởi vậy, việc (bạn trừng phạt người kia bằng cách) không nói chuyện với nhau trong vòng vài giờ, hay 3 - 4 ngày không thực sự có ý nghĩa gì. Hai người hãy lần lượt chia sẻ về điều mình mong muốn đạt được khi hai người “họp” với nhau như thế này, và tại sao bạn lại cảm thấy cần có những chia sẻ như vậy. 


Bước 3: Khen Ngợi Đối Phương


Với sự chuẩn bị trước cuộc họp để nhớ lại những gì anh ấy đã làm khiến bạn đánh giá trong thời gian vừa rồi. Điều bạn đang tạo ra ở đây là gì? Đó là nền tảng để có một cuộc hội thoại tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, cho dù chuẩn bị nói về những chủ đề khó khăn giữa hai người. 


Bước 4: Trao Đổi Về Những Điều Đã Thay Đổi/Giải Quyết Được Sau Cuộc “Họp” Trước


Hãy nói về những gì đã trao đổi trong cuộc nói chuyện lần trước và những điều đã thay đổi hoặc giải quyết được sau đó. Hiển nhiên là bạn không thể nói về chuyện ấy nếu trước đó bạn chưa từng có buổi “họp” nào. Việc nói về những gì đã thảo luận vào buổi họp trước sẽ cho hai bên cảm giác rằng buổi “họp” này không phải là một điều bất thường, mà là một việc bình thường, được diễn ra đều đặn, và từ đó bạn sẽ có cảm giác là sau mỗi buổi họp có sự tiến bộ cho hai người tốt dần lên với tư cách là một cặp đôi. Chúng ta đã làm những việc tuần trước ta nói sẽ làm. Bây giờ chúng ta sẽ nói về những vấn đề trước mắt, và những gì còn chưa ổn. 


chiến-tranh-lạnh.jpg


Bước 5: Lắng Nghe Và Chia Sẻ


Bước cuối cùng, hãy tung một đồng xu để quyết định xem ai nói trước. Hãy nói một cách cẩn thận, từ tốn, đầy tôn trọng như là bạn đã chuẩn bị từ trước, và tránh buộc tội hay đổ lỗi đối phương. Đừng tỏ ra mình là người “hơn” đối phương. 


Điều này cho phép người chồng bạn có cơ hội thực sự lắng nghe vì anh ấy không phải tìm cách biện hộ và tự vệ bản thân mình. Việc lắng nghe một cách sâu sắc vô cùng quan trọng mà ngày nay hiếm khi chúng ta làm cho ai khác. Thay vì lập tức nghĩ rằng mình có đồng ý với điều cô ấy nói không, hay bây giờ mình nên trình bày quan điểm gì? Cách nói này giúp người ấy lắng nghe bạn tốt hơn, vì anh ấy không cảm thấy mình phải bào chữa hay bảo vệ bản thân khỏi lời buộc tội nào. Khi anh ấy thực sự lắng nghe và không “đáp trả” gì, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn được lắng nghe. Đấy là một hành trình để thực sự đạt tới sự thấu hiểu nhau và giúp nhau giải quyết vấn đề trong mối quan hệ. 


Lời Nhắn Nhủ Từ Her


Nếu bạn thực sự muốn xây dựng một mối quan hệ bền vững, thì điều này là một kiến thức vô cùng quan trọng. Không cần phải nói rằng mình đồng tình, chỉ cần nói rằng em đã nghe thấy: “Em đã thực sự nghe thấy anh nói những điều này.” 


Lắng nghe không đồng nghĩa với đồng tình, nhưng việc này thể hiện sự tôn trọng góc nhìn của đối phương. Gặp gỡ và đối thoại với người ấy vô cùng quan trọng, nó quan trọng như các cuộc họp với đồng nghiệp của bạn tại chỗ làm vậy. 

About the author

Đào Chi Anh là Founder của HER, ngoài việc kinh doanh, cô còn là một HLV Fitness, Pilates và Dinh Dưỡng cá nhân. Cô đã được nhận chứng chỉ quốc tế về Tư vấn Dinh dưỡng, Tư vấn Thể hình và Pilates từ những chương trình đào tạo uy tín tại Mỹ và Canada. Cô cũng đã tốt nghiệp bằng Diploma (Cao Đẳng) về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Anh Quốc và là một HLV Fitness cá nhân được cấp chứng chỉ bởi ISSA (Hoa Kỳ).


Hãy theo dõi Chi Anh trên mạng xã hội tại:

IG: @daochianh,

LinkedIn: @chianhdao,

FB: @daochianh

author

Dao Chi Anh

Founder

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!