Anh ấy có đang kiểm soát bạn?

YÊU

Anh ấy có đang kiểm soát bạn?

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Anh ấy có đang kiểm soát bạn?

Bạn ngày càng cảm thấy do dự về việc tự mình đưa ra một số quyết định một cách độc lập? Bạn như khao khát sự riêng tư và quyền tự chủ? Bạn cảm thấy mình phải cẩn trọng, tính toán mọi động thái xung quanh người mình yêu? Nếu đúng như vậy, bạn có thể đang ở trong một mối quan hệ bị kiểm soát.


Dấu Hiệu Anh Ấy Đang Kiểm Soát Bạn


Giám sát mọi hành vi, cử chỉ của bạn


Quan tâm không giống như kiểm soát, mặc dù đôi khi bạn có thể khó phân biệt chúng.


Anh ấy quan sát và không hề bỏ qua bất cứ thái độ, cử chỉ nào của bạn và thắc mắc về ý nghĩa phía sau những hành động của bạn. Bạn sẽ liên tục nhận được tin nhắn "Em đang ở đâu? Em đang ở với ai? Gửi cho tôi một bức ảnh để biết em đang ra sao".


Những hành vi đơn lẻ trên không có ý nghĩa cụ thể. Nhưng nếu họ liên tục hành động theo cách này và không nghĩ đến sở thích, nhu cầu và ý kiến ​​của bạn, thì chắc chắn người bạn yêu đang cố gắng kiểm soát bạn.


Đưa ra quyết định hộ bạn


Sắp xếp với các cuộc hẹn với bạn bè mà không cần hỏi ý kiến hoặc tự sơn nhà hay trang trí lại theo sở thích của mình. Anh ấy không thích cách bạn ăn mặc và có thể bắt đầu từ từ “thay đổi tủ quần áo của bạn” bằng cách mua những bộ trang phục mình muốn làm quà cho bạn.


Chơi trò chơi đổ lỗi


Người hay kiểm soát có thể gặp khó khăn khi chịu trách nhiệm về hành động của mình. Bạn thậm chí có thể thấy mình đang xin lỗi vì điều không phải do bạn gây ra.


anh-ay-dang-kiem-soat-ban-1.jpg


Chỉ trích bạn


Khác với việc góp ý để bạn trở nên tiến bộ hơn, người ấy giễu cợt bạn trước mặt người khác, chê bai hoặc luôn chỉ ra những lỗi sai dù chỉ là một chút bụi bạn quên lau trên sàn nhà. Có vẻ như anh ấy luôn xem thường bạn và những gì bạn làm không bao giờ làm vừa lòng anh ấy.


Theo thời gian, những lời chỉ trích liên tục có thể làm xói mòn cảm giác tự tin của bạn và nó cũng có thể khiến bạn phải hành động theo những cách nhất định để tránh bị chỉ trích. Sẽ tới lúc bạn giật mình vì bản thân đang giữ quá nhiều bí mật chỉ bởi sợ bị phán xét hoặc sợ cách anh ta có thể phản ứng… 


Cô lập bạn với những người khác


Hành vi này có thể là tế nhị, chẳng hạn như điều chỉnh cuộc trò chuyện của bạn với người khác hoặc đảo mắt khi bạn trả lời cuộc gọi điện thoại.


Nó cũng có thể công khai hơn. Đối tác kiểm soát có thể phàn nàn về việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho bạn bè, gia đình. Họ có thể hạ thấp những người thân yêu của bạn hoặc nói rằng họ có ảnh hưởng xấu đến bạn.


Điều này không chỉ hạn chế bạn tiếp cận với những "nguồn lực hỗ trợ" khác mà còn buộc bạn phải dựa dẫm, phụ thuộc vào người ấy nhiều hơn.


Xâm phạm quyền riêng tư của bạn


Bên cạnh tình yêu, mỗi chúng ta còn có những mối quan hệ xã hội khác cần nuôi dưỡng như gia đình, người thân và bạn bè. Dù vậy, chàng lại luôn muốn có mặt trong tất cả các cuộc gặp gỡ cũng như hoạt động trong đời sống của bạn, ngay cả khi bạn cần một không gian riêng tư để suy nghĩ.


Anh ấy cũng có thể liên tục hỏi bạn đang nghĩ gì hoặc cảm thấy như thế nào, rồi yêu cầu có mật khẩu email, trang cá nhân của bạn "nếu không có gì để che giấu, tại sao không thể chia sẻ?"


Kiểm soát chi tiêu


Đây là một trong những cách nhanh nhất mà người kiểm soát có thể khiến ai đó phụ thuộc vào họ. 


Khiến bạn cảm thấy mắc nợ họ


Một chiến thuật kiểm soát khác mà một số người sẽ sử dụng là làm những điều tốt đẹp cho người khác nhưng lại liên tục nhắc nhở bạn rằng bạn "mắc nợ họ" và để nó lơ lửng trên đầu bạn.


anh-ay-dang-kiem-soat-ban-2.jpg


Ghen tuông


Không phải vì anh ấy yêu bạn quá nhiều đâu. Sự thiếu tin tưởng này khiến họ bất an và khiến họ có nhu cầu kiểm soát bạn lớn hơn.


Tình yêu có điều kiện


Bạn trai của bạn có thích sử dụng điều kiện với bạn không? Chẳng hạn, nói với bạn rằng anh ấy sẽ yêu bạn hơn nếu bạn đạt được thân hình mảnh mai? Hay anh ấy dọa sẽ chia tay nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu tình dục của anh ấy? 


Ở trong mối quan hệ với một đối tác thích kiểm soát có thể khiến bạn mệt mỏi. Nó có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng, tâm trạng và cách nhìn cuộc sống của bạn.


Bạn có thể cảm thấy mình luôn đi trên vỏ trứng, sợ chiếc giày kia bị rơi. Bạn cũng có thể tự trách


Hành Vi Này Đến Từ Đâu?


Đối với một số người, họ thường tập trung vào việc cố gắng kiểm soát hoàn cảnh bên ngoài khi sợ hãi trước những gì đang xảy ra bên trong nội tâm. Họ có thể sợ hãi vì bị bỏ rơi, không tin tưởng vào bản thân, lo lắng về việc mất kiểm soát hoặc không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo - Tiến sĩ Holly Richmond, nhà tâm lý học và tác giả của cuốn sách Reclaiming Pleasure cho hay.


Khi ai đó luôn muốn kiểm soát, họ có thể không phải là một người "xấu". Đây có thể là một triệu chứng lâm sàng của một tình trạng sức khỏe tâm thần. Ví dụ, dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (những người này có đặc trưng là thường xuyên phóng đại tầm quan trọng của bản thân, khao khát được mọi người ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm với người khác), trầm cảm hoặc hậu quả của việc bị lạm dụng hay bị ảnh hưởng bởi gia đình hoặc người chăm sóc có hành vi kiểm soát,


Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải chấp nhận những hành vi làm tổn thương bản thân. Bạn xứng đáng được cảm thấy bình yên và tự do trong tất cả các mối quan hệ của mình.


anh-ay-dang-kiem-soat-ban-3.jpg


Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Người Thích Kiểm Soát?


Thẳng thắn chia sẻ


Nếu không có sự lạm dụng và bạn tin rằng đối tác sẵn sàng điều chỉnh hành vi của họ, bước đầu tiên chính là một cuộc trò chuyện về những gì đang xảy ra. Cấu trúc cuộc trò chuyện có thể là: thừa nhận vấn đề, giải thích cảm xúc và sau đó đưa ra giải pháp hoặc yêu cầu, chẳng hạn như yêu cầu anh ấy điều chỉnh thái độ, không can thiệp quá sâu vào các mối quan hệ cá nhân của bạn.


Bằng cách giúp người đàn ông hiểu vấn đề hơn, tìm cách để anh ấy đứng vào trường hợp bị kiểm soát, trải qua những cảm giác mà bạn đang phải chịu đựng mới hy vọng thay đổi được suy nghĩ, quan điểm cứng nhắc.


Đặt ra ranh giới


Không phải lúc nào bạn cũng phải nói “không” với người kiểm soát; xét cho cùng, có thể có những lúc ý kiến ​​của họ hữu ích và đúng đắn. Nhưng liên tục đồng ý chỉ để giữ hòa bình sẽ chỉ củng cố suy nghĩ hành vi kiểm soát đó là chuẩn mực.


Nếu anh ấy đưa ra yêu cầu, hãy tự hỏi bản thân xem bạn thực sự muốn làm gì. Theo tiến sĩ Anna Yam, nhà tâm lý học lâm sàng: “Nhiều người bị kiểm soát tới mức quên luôn bản thân và học cách im lặng với tiếng nói bên trong của chính mình”. Bước tiếp theo là khẳng định chắc chắn những gì bạn muốn và dứt khoát nói‘ không ’khi bạn không muốn làm điều gì đó.”


Đừng sa vào tranh luận


Hãy đưa ra lựa chọn của bạn và kiên quyết, nhưng đừng lãng phí sức lực khi cố gắng đôi co để thay đổi ý định của người thích kiểm soát. “Điều đó có khả năng dẫn đến một cuộc tranh giành xem ai đúng ai sai và câu chuyện còn có thể trở nên xấu xí hơn" - Giáo sư Tâm lý học Lawrence Josephs, Đại học Adelphi cho biết. Lịch sự đồng ý/không đồng ý và sau đó thoát ra khỏi cuộc trò chuyện.


Trong trường hợp xấu nhất, khi người đàn ông vẫn bảo thủ và kiên quyết muốn kiểm soát, các chuyên gia tâm lý cho biết, hãy dành thời gian để cả hai suy nghĩ về mối quan hệ này, tiếp tục hay dừng lại đều phụ thuộc vào thái độ ở chính bạn.


Nếu bạn nhận ra rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ bị kiểm soát có tính lạm dụng/bạo hành, hãy liên hệ để tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. 


Cảm thấy tự do là chính mình là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống. Đừng để bất cứ ai khiến bạn cảm thấy mình nhỏ bé, lẻ loi hoặc không an toàn.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!