Bạn có đang “đeo bám” người yêu?

YÊU

Bạn có đang “đeo bám” người yêu?

authorBy Kim Ngân
Share on
Share on
Bạn có đang “đeo bám” người yêu?

“Lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu”. Mọi cuộc gọi, tin nhắn, gặp gỡ người ấy đều khiến bạn thấy lâng lâng trong niềm hạnh phúc. Rồi bạn dần hình thành thói quen mong ngóng tin nhắn, lo lắng khi người ấy lâu phản hồi, cứ 10 phút là lại gọi điện dù chẳng có chuyện gì đặc biệt... Bạn khao khát người ấy dành toàn bộ thời gian cho mình để rồi trở thành “đeo bám” lúc nào không hay.


Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính lành mạnh và mức độ hạnh phúc trong mối quan hệ.


Thế Nào Là Đeo Bám Người Yêu?


Đeo bám trong tình cảm nghĩa là một người có xu hướng luôn muốn ở gần ai đó để được hỗ trợ, quan tâm, bảo vệ. Ví dụ dễ thấy nhất là trẻ con thường sẽ khóc lóc và la hét nếu bị tách khỏi bố mẹ. Và tính cách này nếu ở trong mối quan hệ yêu đương thì sẽ biểu hiện dưới các hành vi sau:


- Gọi điện cho người ấy nhiều lần trong ngày.

- Liên tục nhắn tin trong ngày.

- Lòng như lửa đốt nếu người ấy không phản hồi.

- Thường xuyên theo dõi các hoạt động của người ấy trên mạng xã hội mà chểnh mảng công việc, học tập.

- Xem bạn khác giới và đồng nghiệp khác giới của người ấy là “mối họa” tiềm tàng.

- Muốn được mời đến mọi sự kiện mà người ấy dự định tham gia.

- Ngày càng có ít thời gian dành cho bạn bè, người thân.

- Không ngừng yêu cầu đối phương chứng minh tình yêu dành cho bạn.



Vì Sao Bạn Có Xu Hướng Đeo Bám Người Yêu?


Có thể vấn đề bắt nguồn từ tình yêu của bạn dành cho người ấy quá nhiều, khiến bạn luôn muốn ở cạnh nhau 24/24. Nhưng nhiều khả năng, đó lại là dấu hiệu của một tình trạng khá nghiêm trọng là chứng lo âu. Nếu bạn luôn tưởng tượng những tình huống xấu nhất khi người yêu ra ngoài mà không có bạn (bị tai nạn, gặp gỡ cô gái khác quyến rũ hơn hoặc bị ai đó tán tỉnh) hay lo lắng khi người ấy hủy cuộc hẹn (dù có lý do chính đáng) thì bạn đang mang một đặc điểm đã có từ thời tổ tiên loài người.


Đặc điểm này là bắt buộc phải có trong quá trình tiến hóa. Vì hiểm nguy luôn rình rập tứ phía bởi những loài động vật hoang dã nên sự sống còn phụ thuộc vào việc ở gần người có sức mạnh. Quá trình này được quản lý bởi hệ thống gắn bó – nơi những người bẩm sinh dễ bị tổn thương phải tìm kiếm những người chăm sóc để được bảo vệ, đặc biệt khi họ gặp căng thẳng.


Trải qua vài nghìn năm, hệ thống này thỉnh thoảng lại được tìm thấy trong các mối quan hệ yêu đương. Những người mang đặc điểm “đeo bám” thường có xu hướng quyến luyến trong lo âu đối với người bạn đời của họ.



Họ thường xuyên lo lắng sẽ bị so sánh, đánh giá thấp hoặc bị bỏ rơi trong mối quan hệ. Bạn sẽ thấy một người đeo bám thường xuyên để ý những dấu hiệu cho thấy người yêu đang chuẩn bị rời xa họ. Để tránh điều này và muốn cảm thấy an toàn hơn, một người đeo bám có thể làm mọi cách để được gần gũi nhau nhiều hơn về mặt tình cảm. 


Nhưng thật không may, điều đó lại dẫn đến việc họ ngày càng xa rời những người quan trọng khác (bố mẹ, bạn bè), thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ bị rạn nứt. Vì đối phương sẽ cảm thấy ngột ngạt, mất tự do nếu bị người yêu bám dính mình như vậy.


Làm Thế Nào Để Kiểm Soát Bản Thân?


Chấp nhận rằng bản thân mình có vấn đề


Bước đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra xem mình có phải đang đeo bám người yêu không. Nếu bạn nhận thấy mình liên tục tìm cách gặp gỡ, giao tiếp với người ấy hoặc theo dõi không mệt mỏi các hoạt động của họ ở mọi nơi thì khả năng cao là đúng vậy, bạn đang đeo bám đấy.


Việc chấp nhận sự thật này sẽ giúp bạn thực hiện các bước cần thiết để thay đổi hành vi của mình. Nhưng nhiều người lại không dễ thừa nhận vì từ “đeo bám” nghe có vẻ nặng nề và như một sự xúc phạm. Nhưng nếu bạn không thẳng thắn nhìn nhận thì về lâu về dài, nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ. Và bạn sẽ lặp lại hành vi này ở các mối quan hệ tiếp theo mà không có hồi kết.


Nói chuyện thẳng thắn với người ấy


Sau khi chấp nhận sự thật, bạn hãy thẳng thắn tâm sự với người ấy về vấn đề này. Những cảm nhận, suy nghĩ của người ấy sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn thay đổi và duy trì các kết nối lành mạnh. Ví dụ, bạn hãy hỏi về những hành động của mình khiến người ấy thấy khó chịu. Bạn có thể bất ngờ (thậm chí đau lòng) khi những gì bạn nỗ lực làm để thấy gần gũi với người ấy hơn lại gây phản tác dụng. Nhưng không sao cả. Chỉ riêng việc bạn dũng cảm trao đổi với mong muốn thay đổi là đã có thể cứu vãn được mối quan hệ. Bạn nên thảo luận thêm điều gì khiến đối phương cảm thấy thoải mái hơn, ít bị ngột ngạt để từ đó điều chỉnh cho thích hợp.





Dành thời gian tập trung vào bản thân


Bạn hãy dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Điều bạn thích làm khi rảnh rỗi là gì? Cuốn sách bạn đang định đọc nhưng cứ lần lữa mãi là gì? 


Khi bạn cảm thấy bị thôi thúc phải nhắn tin, gọi điện cho người ấy, bạn hãy cố gắng quên đi bằng cách tìm kiếm hoạt động mình ưa thích. Ví dụ như thử nấu món mới hoặc nhận nuôi một chú mèo. Nhưng việc này không có nghĩa bạn phải tránh xa người yêu. Bạn hãy thảo luận với người ấy tần suất nhắn tin và thời gian gặp mặt mà cả hai cho là phù hợp để duy trì tình cảm.


Dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè


Nhiều người thường đùa rằng hễ có người yêu là quên luôn bạn bè. Điều này cũng đúng vì bạn dễ tập trung toàn bộ năng lượng và thời gian cho người yêu. Và nó có thể dẫn đến sự xa cách, rạn nứt trong các mối quan hệ với bạn bè mà có khi bạn đã xây dựng từ rất lâu.


Vì vậy, khi bạn đang học cách bớt đeo bám người yêu thì đây là thời điểm lý tưởng để bạn củng cố lại mối quan hệ với bạn bè, người thân. Bạn hãy lên kế hoạch cho những cuộc gặp mặt, trò chuyện phiếm, đi ăn tối hoặc cùng tham gia một workshop nào đó.


Sự đeo bám có thể là kết quả của lo âu, sợ bị bỏ rơi và khiến bạn mất đi niềm vui, niềm hạnh phúc khi yêu. Việc chấp nhận và nói chuyện cởi mở, trung thực với người ấy sẽ là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi hành vi tiêu cực này và giữ cho mối quan hệ được lành mạnh và lâu dài hơn.


Bạn có muốn thoát khỏi cảm giác thiếu tự tin hay ghen tị người khác, để khám phá sự đủ đầy ở chính bản thân mình, và phát triển trọn vẹn tiềm năng trong bạn? 


Bạn có biết, không phải tiền bạc hay danh vọng, sức khỏe tinh thần mới là điều quan trọng nhất để có cuộc sống hạnh phúc?


Tháng 6 này, Her Academy mang đến cho bạn khoá học toàn diện: “TÔI ĐỦ ĐẦY - I Am Enough” kéo dài 8 tuần, giúp bạn thêm hiểu và yêu thương bản thân, từ đó giải quyết từng vấn đề trong cuộc sống bao gồm sức khỏe, tâm trí và các mối quan hệ.


Với các phương pháp thiền để thay đổi tâm trí, và tìm thấy một cuộc sống ý nghĩa hơn, khoá học đầu tiên này của Her Academy sẽ giúp bạn giữ vững niềm tin không gì lay chuyển được rằng “bạn đủ và sẽ luôn là đủ”.

 

Bạn sẽ nhận được gì?


  1. 8 videos bài học để thực hành trong 8 tuần, cùng 6 audio luyện tập thiền, tài liệu hướng dẫn thiền với các tư thế yoga, chứa đầy đủ thông tin bạn cần..
  2. Học trực tuyến tại bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy thoải mái, bất cứ thời gian nào trong ngày, trên bất cứ thiết bị gì bạn yêu thích.
  3. Quyền truy cập tài liệu độc quyền trọn đời. 
  4. Gia nhập nhóm thành viên riêng tư, nơi bạn có thể thoải mái chia sẻ kinh nghiệm và thành công của mình sau mỗi bài học, và trao đổi trực tiếp với giảng viên hướng dẫn.


TÌM HIỂU THÔNG TIN & ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ THAM GIA KHOÁ HỌC "TÔI ĐỦ ĐẦY - I AM ENOUGH" - https://academy.her.vn

About the author

Ngân là một người viết chuyên về chủ đề tình yêu – tình dục.

Cô thích làm việc với chữ nghĩa, có niềm hứng thú với chuyện “người lớn”, mong muốn dùng con chữ của mình để vén bức màn bí ẩn về tình dục, đem đến cái nhìn cởi mở hơn cho mọi người về chủ đề nhạy cảm và khó nói này.

Câu slogan yêu thích của cô: Sống văn hóa – Yêu văn minh – Làm tình có trách nhiệm.

Theo dõi Ngân tại: https://itsreallove.net/

author

Kim Ngân

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!