Vì tình yêu từ bỏ tước vị, công chúa Nhật Bản có đang viết nên câu chuyện cổ tích?

ĐỜI SỐNG

Vì tình yêu từ bỏ tước vị, công chúa Nhật Bản có đang viết nên câu chuyện cổ tích?

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Vì tình yêu từ bỏ tước vị, công chúa Nhật Bản có đang viết nên câu chuyện cổ tích?

Công chúa Nhật Bản Mako - cháu gái của Hoàng đế Naruhito, đã từ bỏ tước hiệu hoàng gia và kết hôn với người yêu thời đại học của mình - Kei Komuro, vào ngày 26 tháng 10. 


Bất chấp những tranh cãi và thách thức, 2 người vẫn đến với nhau. “Kei là người không thể thay thế đối với tôi. Và đối với hai chúng tôi, hôn nhân là một quyết định cần thiết trong cuộc đời ”, công chúa Mako phát biểu.


Để kết hôn với một thường dân, công chúa được yêu cầu từ bỏ địa vị hoàng gia của mình.Trước công chúng, công chúa Mako nay là Mako Komuro (đây cũng là lần đầu tiên cô có họ cho riêng mình) xin lỗi những người không đồng ý với đám cưới và cảm ơn những người đã ủng hộ họ.


Cặp đôi sẽ chuyển tới sống ở Hoa Kỳ. Họ từ chối trả lời các câu hỏi về tương lai. Cựu công chúa cho biết cô hy vọng sẽ "có một gia đình ấm áp và sống yên bình."


Gạt bỏ cuộc sống hoàng gia xa hoa để kết hôn với bất kỳ ai bạn chọn nghe có vẻ lãng mạn, thực tế là các công chúa của Nhật Bản thực sự không có nhiều lựa chọn.


Câu chuyện của Mako là điển hình của câu chuyện định kiến giới gây ra, kể cả là trong Hoàng gia.


Với Hoàng gia Nhật, luật cho phép các hoàng tử lấy thường dân và truyền tước vị hoàng gia cho vợ. Tuy nhiên, các công chúa khi lấy chồng thường dân thì không thể, mà thậm chí lại còn mất đi tước vị của chính mình. Những người phụ nữ đã rời khỏi hoàng gia không thể quay trở lại, ngay cả khi họ ly hôn, và con cái của họ mất cơ hội trị vì. 


cong-chua-nhat-ban-vi-tinh-yeu-tu-bo-tuoc-vi-1.jpeg

Công chúa Mako của Nhật Bản, bên phải, ôm em gái là Công chúa Kako trước khi rời nhà ở Tokyo vào ngày 26 tháng 10. - Ảnh": AFP / Getty Images


Việc Nhật Bản không giải quyết được tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ trong Hoàng gia đã bị Ủy ban Liên hợp quốc về Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ vào năm 2016 chỉ trích.


Một nguyên nhân thúc đẩy điều luật này là do sau thế chiến thứ hai, Nhật thua trận, chế độ quân chủ kết thúc, luật pháp Nhật Bản tôn vinh hoàng đế trong như một nhân vật biểu tượng. Theo đó, chỉ có hoàng đế và các anh em trai của ông mới được giữ tước hiệu hoàng gia. Lauren Richardson, giám đốc nghiên cứu của Đại học Ngoại giao Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Úc, cho biết luật này một phần là một biện pháp cắt giảm chi phí thời hậu chiến nhằm giảm quy mô của Hoàng gia.


Hoàng gia Nhật Bản có thể là chế độ quân chủ liên tục lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng nó đang thu hẹp dần và thậm chí có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng kế vị trong những thập kỷ tới nếu có thêm nhiều công chúa rời khỏi gia đình. Bởi không có bất kỳ người “ứng viên tiềm năng” nào thuộc dòng dõi quý tộc, trừ khi phụ nữ hoàng gia kết hôn với một người đàn ông có cùng huyết thống.


Có 67 thành viên của gia đình hoàng gia Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai. Sau khi Công chúa Mako rời đi, sẽ chỉ có 17 người và chỉ có 3 người thừa kế ngai vàng trong số đó là em trai của Công chúa Mako, Hisahito, 15 tuổi. 


Đám cưới của Công chúa Mako đã một lần nữa nhắc lại những lời kêu gọi trước đây cho phép phụ nữ trở thành một phần của dòng dõi kế vị, phù hợp hơn với tư tưởng hiện đại về bình đẳng giới. Đây không phải là một điều quá xa lạ, theo một cuộc thăm dò của Hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News được thực hiện vào tháng 3 và tháng 4, trong số những người được hỏi, 85% cho biết họ ủng hộ việc có nữ hoàng.


Trớ trêu thay, gia đình Hoàng gia không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi. Vai trò của chế độ quân chủ, bao gồm cả đường lối kế vị, được điều chỉnh bởi luật pháp Nhật Bản. Trong hai thập kỷ qua, một số quan chức chính trị hàng đầu đã xem xét việc thay đổi các quy tắc nhưng không có kết quả.


Năm 2006, luật được đề xuất cho phép nữ thừa kế ngai vàng đã bị hoãn lại sau khi Hoàng tử Hisahito sinh con trai đầu tiên trong gần 4 thập kỷ. Vào năm 2012, Thủ tướng khi đó là Yoshihiko Noda đã cân nhắc việc cho phép các công chúa thành lập các chi Hoàng gia của riêng họ và giữ địa vị của họ khi họ kết hôn, nhưng mọi nỗ lực đã bị đình trệ khi ông được thay thế bởi Shinzo Abe.


Gần đây, cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đã đưa ra hội đồng chuyên gia để xem xét vấn đề, nhưng người kế nhiệm ông, Thủ tướng Fumio Kishida, phản đối việc truyền ngôi cho một phụ nữ.


Theo các nhà sử học, chỉ có 8 phụ nữ từng là hoàng hậu trị vì trong Hoàng gia gần 2.700 năm tuổi. Lần cuối cùng Nhật Bản có một nữ hoàng trị vì là vào năm 1771.


np_file_49490.jpeg

Gia đình công chúa Mako - Ảnh: Kyodo News


Hideya Kawanishi, phó giáo sư tại Đại học Nagoya, người chuyên về lịch sử Nhật Bản và hệ thống gia đình hoàng gia, cho biết: “Sự chỉ trích luôn tập trung vào các thành viên Hoàng gia là phụ nữ, những người thậm chí không có quyền kế vị. Thật không may, tôi nghĩ rằng có một số khía cạnh nhận thức sai lầm nhất định đối với gia đình hoàng gia Nhật Bản."


Xã hội Nhật Bản nói chung có sự phân biệt đối xử lớn đối với phụ nữ, Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp 120 trên 156 quốc gia về bình đẳng giới - thứ hạng không mấy tốt đẹp đối với một cường quốc phát triển. Việc từ chức của người đứng đầu Ủy ban Thế vận hội tháng 10 sau khi đưa ra những nhận xét hạ thấp phụ nữ trong năm nay càng làm sáng tỏ tình trạng phân biệt giới tính ở nước này.


Akinori Takamori - chuyên gia về gia đình hoàng gia tại Đại học Kokugakuin ở Tokyo cho biết Mako đã tạo ra một bước chuyển biến mới cho các thành viên hoàng tộc bằng cách vượt qua những ràng buộc lịch sử. “Một thành viên của gia đình Hoàng gia đã vượt qua nhiều trở ngại khác nhau để theo đuổi cảm xúc và niềm tin thực sự của mình, điều này sẽ có tác động tích cực cho gia đình Hoàng gia khi họ tiếp bước trong một thời đại mới”.


Nhật Bản nằm trong số ít các chế độ quân chủ hiện đại - bao gồm Ả Rập Xê Út, Oman và Maroc... - giới hạn quyền kế vị đối với nam giới.


Maroc chỉ chấp nhận những người cai trị nam với vương miện được trao cho con trai cả, hoặc con trai nhỏ hơn do Vua Mohammed VI lựa chọn. Tuy nhiên, ông không được phép chọn truyền ngôi cho con gái. Hiến pháp Ma-rốc quy định: "Khi không có hậu duệ nam trực tiếp, việc kế vị ngai vàng được phân chia trong dòng thế hệ nam gần nhất và trong những điều kiện tương tự."


Oman cũng chỉ chấp nhận những người thừa kế nam giới làm quốc vương. Sultan Qaboos bin Said không có con khi ông qua đời vào năm 2020. Câu hỏi về việc ai sẽ kế vị ông cuối cùng đã được giải quyết khi người anh họ của ông là Haitham bin Tariq al-Said được chọn.


Nhiều học giả cho rằng việc Công chúa Mako thoái vị khỏi địa vị hoàng gia không nên được coi là một chuyện tình lãng mạn cũng như không phải là một "câu chuyện cổ tích". Nó nên được coi là cơ hội để thảo luận về những thách thức xã hội và bất bình đẳng rộng hơn mà phụ nữ ở Nhật Bản nói riêng và phụ nữ khắp nơi trên thế giới phải đối mặt.

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!