Nhiều người không hề để tâm đến việc nên đậy hay mở nắp bồn cầu khi xả nước, thậm chí gây tranh cãi trong gia đình chỉ xoay xung quanh vấn đề này.
Nhà vệ sinh vốn được biết đến là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Kể cả khi bạn thường xuyên cọ rửa, bồn cầu vẫn sẽ tồn tại vô số vi trùng, vi khuẩn siêu độc hại bám vào.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado, Boulder (Mỹ) đã sử dụng tia laser và camera để quan sát những giọt nước nhỏ bắn vào không khí khi chúng ta xả bồn cầu. Những giọt nước nhỏ được quan sát di chuyển với tốc độ 2 mét/giây, đạt độ cao 1,5 mét so với bồn cầu trong vòng 8 giây. Những giọt nước nặng hơn rơi xuống nhanh chóng, trong khi một số giọt nước li ti có thể lơ lửng trong không khí trong hơn vài phút, chúng phát tán vào môi trường xung quanh, bám vào quần áo, cơ thể và thậm chí là vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng.
Theo Paul Pottinger, giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Washington thì chúng ta đều được bao phủ bởi 1 lớp vi khuẩn từ nhà vệ sinh.
Lý Do Bạn Nên Đậy Nắp Bồn Cầu
Hạn chế vi khuẩn phát tán
Các chuyên gia y tế cảnh báo, xả nước khi bồn cầu khi còn mở nắp không chỉ gây bất tiện, mất vệ sinh, mà còn khiến các vi khuẩn từ nhà vệ sinh có cơ hội phát tán ra khắp phòng tắm, thậm chí cả khu vực lân cận như bếp, phòng ngủ.
Theo nghiên cứu từ năm 1975, vi trùng phát ra trong bình xịt có thể tồn tại trong không khí đến sáu giờ và tự phân tán khắp phòng tắm của bạn… kể cả trên bàn chải đánh răng, khăn tắm và các sản phẩm làm đẹp của bạn.
Mỗi gam phân người chứa hàng tỷ tỷ vi khuẩn, cũng như vi rút và thậm chí một số loại nấm. Các loại chất bẩn và vi khuẩn có thể bị bắn cao lên tới 2m khi xả nước.
Giảm thiểu tiếp xúc với mầm bệnh
Theo các chuyên gia một người trung bình xả nhà vệ sinh 5-6 lần mỗi ngày, nghĩa là xả nước bồn cầu 2.000 lần/năm. Với từng đó lần xả nước, sẽ có bao nhiêu vi khuẩn phát tán trong không gian nếu tất cả các lần xả nắp bồn cầu đều mở.
Các chuyên gia cho hay, bàn chải đánh răng sẽ không thoát khỏi đám vi khuẩn này. Nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy... như E.coli, Streptococcus và Salmonella rất dễ di chuyển từ phế thải của người sang bàn chải. Nếu có thói quen đóng nắp bồn cầu trước khi giật nước thì nguy cơ này được đẩy lùi.
Hạn chế nhiễm chất tẩy rửa
Khi làm sạch bồn cầu bằng hóa chất nên đậy nắp bồn cầu lại rồi mới xả nước. Bởi nếu hóa chất tẩy rửa bắn vào cơ thể có thể gây kích ứng, dị ứng hoặc bỏng da...chúng có khả năng gây bỏng mắt, bỏng da, thậm chí gây kích ứng phổi nếu bị dính lên người với số lượng lớn.
Hạn chế mùi hôi
Đậy nắp bồn cầu không chỉ giúp ngăn chặn vi khuẩn mà còn ngăn cho các mùi hôi thối bốc lên từ đường ống phía dưới trong trường hợp hầm rút có vấn đề.
Bạn Đã Biết Sử Dụng Bồn Cầu Đúng Cách?
- Đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước
- Bàn chải đánh răng hay các sản phẩm vệ sinh cá nhân phải để ở vị trí cách xa bồn cầu
- Làm sạch nắp bồn cầu thường xuyên.
- Nếu sử dụng nhà vệ sinh công cộng, sau khi bấm nút xả nước phải đi ra ngoài ngay.
Và hãy nhớ rửa tay và dọn dẹp khu vực vệ sinh, phòng tắm thường xuyên thậm chí còn quan trọng hơn xả nước bằng nắp đậy kín.
Ngoài ra, bạn cũng nên ngậm miệng lại mỗi khi xả nước, rửa tay mỗi khi đi vệ sinh và sử dụng chất tẩy rửa nhà vệ sinh cũng như các biện pháp khác nhằm giảm thiểu mầm bệnh trong phòng tắm.
About the author
S. Reen