Nói lời xin lỗi có khó đến vậy?

SỐNG KHỎE

Nói lời xin lỗi có khó đến vậy?

authorBy Dao Chi Anh
Share on
Share on
Nói lời xin lỗi có khó đến vậy?

Khi đối mặt với sai lầm của chính mình, bạn sẽ dễ thông cảm và từ bi hơn khi đối diện với sai lầm của người khác. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những tác dụng của lời xin lỗi đối với sức khỏe tinh thần và các cách để thực hiện lời xin lỗi một cách chân thành, có tác dụng nhất.


Tại Sao Hầu Hết Chúng Ta Khó Nói Lời Xin Lỗi?


Nghiên cứu cho thấy rằng một số lý do chính khiến mọi người khó nói lời xin lỗi là họ không thực sự quan tâm đến người kia, hay việc xin lỗi đe dọa hình ảnh bản thân của họ hoặc họ tin rằng lời xin lỗi sẽ không có tác dụng gì (sợ bị khước từ và không nhận được sự tha thứ từ người khác).


Đối với nhiều người, đặc biệt là phái mạnh chịu ảnh hưởng của sự gia trưởng thì xin lỗi thể hiện sự yếu đuối. Họ luôn nghĩ và muốn được công nhận mình luôn đúng. Họ sợ rằng những sai lầm

này sẽ khiến mình yếu kém hoặc thất bại.


Một số cho rằng việc đưa ra lời xin lỗi đầu tiên là thừa nhận tội lỗi và trách nhiệm về toàn bộ cuộc xung đột liên quan đến cả hai bên; họ nghĩ rằng một lời xin lỗi từ họ sẽ cho phép người kia không phải chịu trách nhiệm về phần của họ trong cuộc xung đột. 


Tác Dụng Của Lời Xin Lỗi


Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, một lời xin lỗi chân thành được gửi đến một cách hợp lý và đúng mực sẽ tránh được tất cả những vấn đề này và sẽ hỗ trợ đôi bên mở ra một giải pháp, khẳng định lại các giá trị và khôi phục cảm xúc tích cực. 


Nếu điều gì đó bạn đã làm đã gây ra nỗi đau cho người khác, bạn nên xin lỗi, ngay cả khi bất cứ điều gì bạn làm là vô ý. Điều này là do việc xin lỗi sẽ mở ra cánh cửa giao tiếp, cho phép bạn kết nối lại với người bị tổn thương. Nó cũng cho phép bạn bày tỏ sự hối tiếc vì họ đã bị tổn thương, điều này cho họ biết bạn thực sự quan tâm đến cảm xúc của họ, giúp họ cảm thấy an toàn hơn khi ở bên bạn.


Xin lỗi cũng cho phép bạn thảo luận về những "quy tắc" nên áp dụng trong tương lai, giúp bạn được bảo vệ khỏi bị tổn thương. 


noi-loi-xin-loi-1.jpg


Hiểu một cách đơn giản nhất, bạn không cần phải nghĩ về người khác giống hay không giống bạn. Bằng cách đối diện và tự chịu trách nhiệm trước người mà bạn đã gây ra nỗi đau, bạn sẽ biến được lỗi lầm của mình thành cơ hội để sửa đổi tích cực hơn. 


Khi cảm giác tội lỗi thôi thúc bạn hàn gắn mối quan hệ, nó sẽ biến thành lòng tự trọng. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn đối mặt với sự thật rằng bạn đã sai, gộp lại những gì không hoàn hảo, và bằng một cách tích cực, sẽ thay đổi cách nhìn nhận của bạn về vấn đề và phần nào cải thiện tính cách của bạn.


Hành động sẵn sàng thể hiện lời xin lỗi của bạn có thể trở thành một ví dụ, một minh chứng cho những người xung quanh bạn. Đặc biệt là đối với trẻ em, được tận mắt chứng kiến hành động này có một tác dụng tuyệt vời. Trẻ em sẽ biết được về sự công bằng, về lẽ phải theo cách thật tự nhiên. Chúng cũng sẽ hiểu được thêm hơn về sự đồng cảm. Nếu một người trẻ tuổi có thể tự sửa chữa những tổn thương một cách hiệu quả, họ sẽ nhận được rất nhiều điều tốt đẹp như: gia tăng lòng tự trọng, không khí môi trường xung quanh yên bình hơn, và nhận thức rõ rệt hơn về tác dụng của những mối quan hệ giữa người và người xung quanh mình. 


Tất cả những yếu tố này tạo thành cơ sở vững chắc cho mối quan hệ tốt với những người khác. Nếu một đứa trẻ có thể làm mọi thứ đúng đắn sau khi chúng đã phạm sai lầm hoặc làm tổn thương ai đó, thì trải nghiệm đó thật sâu sắc. Lúc đó, nội tâm của chúng dường như đã có sự thay đổi lớn. Chúng sẽ cảm thấy tự xấu hổ khi biết rằng, tất cả mọi người đều xứng đáng được thông cảm thay vì trừng phạt hay đối xử thiếu công bằng.


Nhiều xung đột giữa người và người phức tạp hơn và khó có thể giải quyết chỉ bằng một lời xin lỗi. Đặc biệt là khi các xung đột gây nên tổn thương và những bất bình từ cả hai phía. 


Nếu bạn là người đầu tiên đứng ra xin lỗi, bất kể bạn đã bị tổn thương và tức giận đến thế nào về những điều mà người khác đã gây ra cho bạn, hãy tạm thời đặt nhu cầu được lắng nghe lời xin lỗi sang một bên. Dù rằng điều đó rất khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng làm mọi cách để khôi phục và hàn gắn lại mối quan hệ đang bị tổn thương này của mình bên cạnh việc lắng nghe những nhu cầu khác của bản thân.


Điều quan trọng cần nhớ là một lời xin lỗi có thể bao gồm một câu đơn giản như "Tôi xin lỗi vì bạn đã cảm thấy như vậy." Một lời xin lỗi không nhất thiết phải nói rằng bạn đã làm sai điều gì đó. Thay vào đó, nó có thể là sự thừa nhận rằng bạn đã làm tổn thương người khác.


noi-loi-xin-loi-2.jpg


4 Bước Để Thực Hiện Lời Xin Lỗi


  1. Bạn phải hiểu được tổn thương của người khác, bao gồm cả ảnh hưởng từ hành động mà bạn đã gây ra. Điều này sẽ liên quan đến việc đặt câu hỏi và lắng nghe khi thực hiện lời xin lỗi
  2. Bạn phải nói lời hối tiếc chân thành một cách rõ ràng. Bạn phải thừa nhận những gì bạn đã làm và ảnh hưởng của hành động đó đến người khác như thế nào. Đây là một chiến công không hề dễ dàng đối với hầu hết chúng ta, đặc biệt là khi ta không có ý định làm tổn thương ai cả.
  3. Bạn phải bù đắp, có thể cả về vật chất lẫn tinh thần. Một phần của sự chân thành đó là sự sẵn sàng hành động. Dù trong các mối quan hệ, việc bồi thường về vật chất ít khi xảy ra, nhưng trong các mối quan hệ chuyên nghiệp như giữa công ty và khách hàng, hay giữa lãnh đạo và nhân viên, thì điều này nên nghĩ tới. 
  4. Bạn phải lập một kế hoạch đầy thuyết phục để ngăn không cho lỗi lầm tương tự xảy ra thêm một lần nào nữa. Một trong những chức năng quan trọng của lời xin lỗi là nó tạo cơ hội để thiết lập lại lòng tin; xác nhận lại ranh giới lành mạnh - là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ nào.


Hãy ghi nhớ rằng, chỉ sau cả 4 bước trên, bạn mới được phép thể hiện khúc mắc hay vấn đề của mình với người kia. Tại thời điểm đó, sẽ có sự đổi vai, và người trước đó đóng vai người bị tổn thương trở thành người xin lỗi, và sẽ hỏi thăm, lắng nghe nhau… Cứ như vậy, mình và đối phương liên tục đổi vai cho nhau giữa người xin lỗi và người bị tổn thương, cho đến lúc cả hai thấy tất cả khúc mắc và vết thương của mình đã được công nhận và xoa dịu. 


Lời xin lỗi không phải lúc nào cũng là giải pháp đơn giản cuối cùng hoặc tuyệt đối, mà hơn thế, có thể là bước đầu tiên, là lời mở đầu cho một cuộc trò chuyện và mối quan hệ mới được bắt đầu lại sau cả một thời gian dài xa cách.

About the author

Đào Chi Anh là Founder của HER, ngoài việc kinh doanh, cô còn là một HLV Fitness, Pilates và Dinh Dưỡng cá nhân. Cô đã được nhận chứng chỉ quốc tế về Tư vấn Dinh dưỡng, Tư vấn Thể hình và Pilates từ những chương trình đào tạo uy tín tại Mỹ và Canada. Cô cũng đã tốt nghiệp bằng Diploma (Cao Đẳng) về Sức khỏe Dinh Dưỡng của Anh Quốc và là một HLV Fitness cá nhân được cấp chứng chỉ bởi ISSA (Hoa Kỳ).


Hãy theo dõi Chi Anh trên mạng xã hội tại:

IG: @daochianh,

LinkedIn: @chianhdao,

FB: @daochianh

author

Dao Chi Anh

Founder

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!