Ngủ không phải là cách duy nhất, thử 6 phương pháp nghỉ ngơi sau để phục hồi năng lượng

SỐNG KHỎE

Ngủ không phải là cách duy nhất, thử 6 phương pháp nghỉ ngơi sau để phục hồi năng lượng

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Ngủ không phải là cách duy nhất, thử 6 phương pháp nghỉ ngơi sau để phục hồi năng lượng

Theo bác sĩ Saundra Dalton-Smith, tác giả của Sacred Rest: Recover Your Life, Renew Your Energy, Renew Your Sanity, con người cần được nghỉ ngơi về mặt thể chất, tinh thần, xã hội, sáng tạo, tình cảm và cả các giác quan.


Phương thức nghỉ ngơi của mỗi người là khác nhau.


Đối với những người lao động thể lực họ cần kiểu nghỉ ngơi "tĩnh", như một giấc ngủ giúp tái tạo năng lượng đã mất. Tuy nhiên, giấc ngủ lại không hoàn toàn phù hợp với những người lao động trí óc. Thứ họ cần thường không phải là nghỉ ngơi để phục hồi thể lực, mà là để thư giãn thần kinh và trí não.


Để có được kiểu nghỉ ngơi thích hợp đòi hỏi bạn phải xác định được chính xác bạn đang thiếu thứ gì.


Nghỉ Ngơi Về Mặt Thể Chất


Để ý các dấu hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi thể chất, chẳng hạn như thiếu năng lượng để vượt qua cả ngày nơi công sở, cảm thấy mệt mỏi nhưng khó ngủ, hệ thống miễn dịch suy yếu, thường xuyên đau và nhức cơ, phụ thuộc vào các chất kích thích cung cấp năng lượng cho bạn (cà phê, đường)...


Hình thức nghỉ ngơi thể chất sẽ phụ thuộc vào mức độ căng thẳng mà bạn “mang” trong cơ thể. Ví dụ nếu dành nhiều thời gian trong ngày để ngồi, bạn có thể bị căng thẳng ở lưng, vai, cổ và hông, vậy luyện tập Yoga cũng là một cách nghỉ ngơi và thư giã cho cơ thể.


- Ngủ đủ và ngủ ngon. Sử dụng ứng dụng/công cụ để theo dõi lịch trình và chất lượng giấc ngủ của bạn.

- Tập thể dục ít nhất ba lần một tuần kết hợp với các bài giãn cơ thư giãn

- Tắm nước nóng

- Thử liệu pháp chăm sóc chuyên nghiệp như mát-xa, châm cứu...


6-phuong-phap-nghi-ngoi-de-phuc-hoi-nang-luong-2.jpg


Nghỉ Ngơi Về Mặt Tinh Thần


Bạn có thể bất chợt nhận ra mình đã nhìn chằm chằm vào một dòng báo cáo trong 10 phút hoặc mọi nhiệm vụ cần nỗ lực gấp đôi để hoàn thành. Vậy chắc hẳn bạn đã từng cảm thấy như bộ não của mình trở nên hỗn độn hoặc như đang chìm trong sương mù và cảm thấy choáng ngợp với các công việc hàng ngày?


Sức khỏe tinh thần là trạng thái tích cực trong suy nghĩ, cách kiểm soát cảm xúc và hành xử hàng ngày. Khi sức khỏe tinh thần bất ổn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khả năng xử lý công việc và các mối quan hệ.


Cách để tinh thần được nghỉ ngơi:


- Nghỉ giải lao ngắn trong ngày. Đặt hẹn giờ để nhắc bản thân bước ra xa và hít thở sâu.

- Tạo khoảng trống trong não bằng cách viết ra giấy ghi nhớ hoặc nhật ký.

- Cho bản thân thêm thời gian để ngắt kết nối, hãy tắt màn hình và dành một chút thời gian để trấn tĩnh bản thân. Bạn có thể thử một bài thiền hoặc đơn giản là lặp lại một câu thần chú giúp tĩnh tâm. Những khoảng thời gian thiền định nhỏ là một cách tuyệt vời để cải thiện sức chịu đựng tinh thần của bạn.


Nghỉ Ngơi Về Mặt Xã Hội


Các mối quan hệ là một trong những điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của mỗi người. Mỗi người có nhiều mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống- các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và người quen. Tuy nhiên giao tiếp xã hội có thể khiến bạn mệt mỏi. Thậm chí đôi lúc bạn cảm thấy đơn độc, bị tách biệt, khó duy trì các mối quan hệ thân thiết...


Hãy quản lý năng lượng của bạn bằng cách tìm kiếm sự cân bằng phù hợp giữa các mối quan hệ khiến bạn kiệt quệ và các mối quan hệ truyền cảm hứng tích cực cho bạn. Cố gắng không so sánh với những gì người khác đang làm vì tất cả chúng ta đều có những nhu cầu và sở thích về mặt xã hội khác nhau. 


- Nói "không" khi cần thiết. Nếu bạn cảm thấy cạn kiệt, hãy từ chối một vài lời mời để dành thời gian nạp năng lượng tại nhà.

- Thay đổi cách giao tiếp xã hội. Nếu bạn thường ra ngoài ăn tối và uống rượu, hãy thử tham gia một câu lạc bộ tập thể dục, đọc sách.

- Dành nhiều thời gian cho những mối quan hệ ý nghĩa, những người mang năng lượng tích cực.

- Dành thời gian để ở một mình và tận hưởng cuộc sống của riêng bạn, bạn sẽ có không gian để suy ngẫm về mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Điều này không chỉ cho bạn nhìn thấy các tình huống có thể khiến bạn kiệt sức mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, giúp bạn thiết lập ranh giới lành mạnh và biết mình phải làm gì khi cuộc sống trở nên căng thẳng và mệt mỏi. 


6-phuong-phap-nghi-ngoi-de-phuc-hoi-nang-luong-3.jpg


Nghỉ Ngơi Về Mặt Cảm Xúc


Khi bạn cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc, bạn có thể không còn cảm thấy thích thú với những điều đã từng làm bạn hạnh phúc. Bạn không thể thể hiện cảm xúc thật của bản thân với người khác. Bạn dễ dàng trở nên khó chịu bởi những hành động của người khác, lo sợ, suy nghĩ quá nhiều và có thể không ngừng khóc vì một điều nhỏ nhặt...


- Cho bản thân không gian và thời gian để học cách thể hiện cảm xúc một cách chân thật.

- Phát triển khả năng đối mặt với những cảm xúc khó khăn bằng cách thực hành chánh niệm.

- Tâm sự với một người bạn hoặc viết ra cảm xúc của bạn trong nhật ký để ngăn chặn tình trạng quá tải về cảm xúc.

- Nếu ngại tâm sự với người quen, hãy tìm tới các chuyên gia để được lắng nghe mà bị không phán xét. Từ đó, họ sẽ gợi mở cho bạn giải pháp tốt nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn.


Nghỉ Ngơi Về Mặt Sáng Tạo


Hẳn bạn đã từng cảm thấy dường như mình không thể nghĩ ra những ý tưởng hay, những giải pháp mới cho các vấn đề hoặc mất hết hứng thú trong công việc. Lúc đó, bạn biết rằng nỗ lực không phải lúc nào cũng hiệu quả. Điều đặc biệt quan trọng là bạn phải lên lịch kịp thời để phần sáng tạo trong bạn được nghỉ ngơi. 


Hãy dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi bằng cách hòa mình vào thiên nhiên. Phương pháp shinrin-yoku (tắm rừng) của Nhật Bản có thể là một cách phục hồi rất tốt. Nghiên cứu thậm chí còn cho thấy nó có thể giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ giảm viêm một cách lành mạnh. Thậm chí chỉ 10 phút cũng đủ để bạn cảm thấy sảng khoái hơn.


Đắm mình trong những nguồn cảm hứng, sự sáng tạo của người khác. Ghé thăm viện bảo tàng hoặc gặp gỡ những người bạn truyền cảm hứng cho bạn.


6-phuong-phap-nghi-ngoi-de-phuc-hoi-nang-luong-1.jpg


Cho Các Giác Quan Nghỉ Ngơi 


Hãy nhìn xung quanh bạn trong vài giây. Hiện tại có bao nhiêu đèn trong phòng của bạn, ánh sáng đó có khó chịu hay không? Còn những tiếng ồn ào từ đường phố, chú chó nhà hàng xóm hay không khí nồng nặc mùi đồ ăn từ các nhà hàng xung quanh? Cho dù bạn có để ý hay không, các giác quan của bạn đang bị choáng ngợp với hàng tấn các yếu tố kích thích suốt cả ngày. Dalton-Smith nói: “Nếu không được kiểm soát, điều này có thể dẫn đến hội chứng quá tải cảm giác”. 


Để giúp các giác quan được nghỉ ngơi, hãy thử: 


- Tắt thông báo trên điện thoại của bạn hoặc thậm chí thử "cai nghiện" cuộc sống kỹ thuật số.

- Thiền có thể giúp bạn học cách chú ý và không bị cuốn đi bởi những yếu tố kích thích bên ngoài.

- Đôi khi hãy thử tắt đèn, tận hưởng không khí yên tĩnh trong đêm hoặc sử dụng "white noise" để tĩnh tâm.

- Lắng nghe và cảm nhận các giác quan của bạn trong từng hoạt động.


Cuối cùng, đừng đợi cho đến khi bạn cảm thấy cạn kiệt mới bắt đầu “đổ đầy bình”. Lên kế hoạch cho các khoảng nghỉ ngắn trong ngày (một vài phút nghỉ ngơi khác nhau cũng có thể giúp bạn làm việc hiệu quả, sáng tạo và hài lòng hơn với cuộc sống của mình) và những kỳ nghỉ dài để nạp năng lượng sau một thời gian dài làm việc.


Hãy có chủ đích và sáng tạo trong việc sử dụng thời gian nghỉ để tối đa hóa thời gian nghỉ ngơi. Nếu bạn có một buổi chiều rảnh rỗi hoặc một ngày nghỉ, hãy kết hợp một hoặc nhiều kiểu nghỉ ngơi. Bạn có thể thử đi dạo trên bãi biển với một người bạn (xã hội, sáng tạo, thể chất) hoặc đăng ký các hoạt động tình nguyện (tinh thần, tâm hồn).

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!