TP. Hồ Chí Minh: Triển lãm ‘Cờ người’

ĐỜI SỐNG

TP. Hồ Chí Minh: Triển lãm ‘Cờ người’

authorBy Chi
Share on
Share on
TP. Hồ Chí Minh: Triển lãm ‘Cờ người’

Khai mạc triển lãm: 18-21h Thứ Sáu, 18 tháng 11 năm 2022

Thời gian triển lãm: 18 tháng 11 – 7 tháng 12 năm 2022

Craig Thomas Gallery: 27(i) Trần Nhật Duật, P. Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Thông tin từ ban tổ chức:


Triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Hà Nội: Nguyễn Trọng Minh. 


Sự đối xứng hình học và nhịp điệu trong tranh Minh là một trong những điều đầu tiên thu hút mắt người xem khi nhìn thấy tranh anh. Những hàng thanh niên nam, nữ ở độ tuổi học sinh, ăn mặc giống nhau, thường ngồi hoặc đứng với điệu bộ trầm ngâm, vâng lời, nói lên sự chấp nhận, hoặc áp đặt thành công, sự đồng nhất về mục đích, tư duy. Các nhân vật thường mặc trang phục truyền thống của miền Bắc Việt Nam, đặc biệt đồng phục học sinh gợi lên cảm giác về ý định phục tùng hoặc giáo dục. Bảng màu của Minh được thể hiện bằng các sắc thái khá trầm lắng: xanh da trời, xám, đen và tím, thỉnh thoảng là các vệt chéo màu đỏ. Minh có phong cách và gu thẩm mỹ thu hút và có chất riêng.


Trong bộ sưu tập Cờ Người, Minh dường như đang mở ra phong cách ít khắc khổ hơn, hướng đến sự vui tươi, thay đổi. Hoạ sĩ cho biết: “Tiêu đề bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ mảng tranh chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam, khu vực Sông Hồng của miền Bắc đất nước. Miêu tả đời sống sinh hoạt của người dân như đánh cờ, đấu vật, chọi trâu, bắn hổ, uống rượu, hát nhà quan. Trong đó bộ môn đánh cờ sử dụng người làm quân cờ nên người ta hay gọi là chơi cờ người.” Những hoạt động này được tái hiện một cách hài hước, giàu cảm xúc trong nhiều tranh của bộ sưu tập Cờ Người.


trien-lam-co-nguoi.jpg


Minh vẽ những thanh niên Việt Nam xếp hàng, mặc đồng phục nhà trường. Điều này bắt nguồn từ thực tế anh có ba năm dạy học tại một trường trung học ở tỉnh Lào Cai, nơi anh nhận ra một số bất cập trong hệ thống giáo dục của đất nước. Minh viết: “Vấn đề hình thức, cứng nhắc, bệnh thành tích…nó tạo ra những con người với tư duy, suy nghĩ giống nhau và học sinh thì đều mặc đồng phục giống nhau, nó gợi cho tôi sự nhân bản và từ đó tôi dùng thủ pháp nhân bản thể hiện trong tranh mình.” Những thanh niên trong tranh Minh là bình luận về sự vâng lời, thiếu tính cá nhân được nuôi dưỡng bởi các thể chế của Việt Nam.


Các tranh trong bộ sưu tập Cờ Người của Minh cho thấy hoạ sĩ tiếp tục lặp lại ý tưởng và chủ đề cốt lõi, đồng thời phát triển rộng hơn, giải quyết các vấn đề lớn hơn đặt ra bởi việc mở cửa và phát triển nhanh chóng của xã hội Việt Nam, có xu hướng làm nổi bật mâu thuẫn giữa truyền thống và những sự thực hành hiện đại du nhập từ nước ngoài. Nhiều tranh trong bộ sưu tập mới tỏa ra ánh sáng nhẹ nhàng của sự gợi cảm, thậm chí là sự vui tươi có xen chút dục cảm, hướng đến một Việt Nam hiện đại, đối nghịch với xu hướng nghiêm khắc hơn phổ biến ở đất nước này trong vài thập niên trước. 


trien-lam-co-nguoi-1.jpg


Một số tác phẩm như Cờ Thế II cho thấy sự nhạy cảm của Minh đối với vị trí chính trị – xã hội độc đáo của Việt Nam trên trường thế giới. Lịch sử độc đáo của đất nước xác định trước Việt Nam phải đóng vai của mình trên bàn cờ quốc tế, xa xưa hay gần đây. Việc đi bộ trên dây này không có gì không giống với các hoạ sĩ Việt Nam đương đại khác, việc mà Nguyễn Trọng Minh phải thực hiện, khi tìm cách dung hòa những ảnh hưởng của thế giới nghệ thuật quốc tế hiện đại, với lịch sử văn hoá lâu đời hàng thiên niên kỷ của quê hương mình.

About the author

Yêu thích tất cả mọi thứ về văn hóa đại chúng và đặc biệt nghiện cafe.

author

Chi

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!