Tình yêu bị “nhiễm độc”: Những điều cần biết về “rối loạn ám ảnh tình yêu” (obsessive love disorder)

YÊU

Tình yêu bị “nhiễm độc”: Những điều cần biết về “rối loạn ám ảnh tình yêu” (obsessive love disorder)

authorBy S. Reen
Share on
Share on
Tình yêu bị “nhiễm độc”: Những điều cần biết về “rối loạn ám ảnh tình yêu” (obsessive love disorder)

“Rối loạn ám ảnh tình yêu” đề cập đến tình trạng ai đó bị ám ảnh bởi một người mà họ nghĩ rằng mình có thể yêu. Người bị ám ảnh có thể cảm thấy cần phải bảo vệ người mình yêu một cách ám ảnh, hoặc thậm chí trở nên kiểm soát như thể người kia là vật sở hữu.


Rối loạn này cũng có thể khiến người mắc trải qua những cảm giác ám ảnh gây nhầm lẫn là tình yêu dành cho người khác. Họ sẽ đắm chìm trong những cảm xúc này, bất kể chúng có được đáp lại hay không.


Mặc dù rối loạn ám ảnh tình yêu không phải là một tình trạng sức khỏe tâm thần được Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) hoặc các tổ chức tâm lý khác công nhận chính thức, nhưng đây là một tình trạng suy nhược trong đời thực có thể cản trở hoạt động hàng ngày của một người nếu không được điều trị. Nó cũng có thể khiến họ có những mối quan hệ rối loạn với những người họ yêu.


Trong một số trường hợp cực đoan, nó cũng có thể gây ra mối đe dọa cho đối tượng mà một người gắn bó, đặc biệt là khi tình cảm không được đáp lại.


Đặc biệt, tình yêu ám ảnh có thể là dấu hiệu của những thách thức và tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng khác.


Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh tình yêu là gì?


Ai trong chúng ta cũng có một mong muốn tự nhiên là yêu và được yêu. 


Và khi yêu, hầu hết mọi người đều muốn bảo vệ và chăm sóc những người thân yêu của mình. Nhưng với chứng rối loạn ám ảnh tình yêu, mong muốn bảo vệ này biến thành sự kiểm soát hay thậm chí coi người kia là vật sở hữu.


roi-loan-am-anh-tinh-yeu-obsessive-love-disorder-1.jpg

Ảnh: Nabi Tang


Theo các nghiên cứu, các triệu chứng của chứng rối loạn ám ảnh tình yêu bao gồm:


- Suy nghĩ một cách ám ảnh về đối tượng mà bạn yêu mến, dẫn đến việc không thể nghĩ về hoặc tập trung vào bất cứ điều gì khác, cũng như các hành vi bốc đồng khác liên quan đến người bạn yêu.


- Từ chối tham gia vào các hoạt động xã hội không liên quan đến chủ đề tình cảm của bạn.


- Sẵn sàng gây tổn thương cho bản thân chỉ để được tiếp xúc với người là đối tượng của tình cảm.


- Cảm thấy khao khát bảo vệ, kiểm soát hoặc sở hữu người thân yêu.


- Thao túng, thậm chí đe dọa để giữ người mình yêu ở gần bên.


- Nhu cầu xác nhận, khẳng định liên tục từ người mình yêu.


- Phớt lờ mọi ranh giới cá nhân.


- Ghen tuông cực đoan và ảo tưởng


- Trở nên choáng ngợp với những cảm xúc về một người đến mức nó làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của bạn.


- Cảm giác tự ti, đặc biệt là khi tình cảm không được đáp lại.


Sự thái quá trong cách yêu và quan tâm của người bị ám ảnh khiến cho đối phương cảm thấy ngột ngạt. Dẫn đến hầu hết họ đều sẽ không có được mối quan hệ tình cảm như mong muốn. Bởi vậy, trong một số trường hợp, những người mắc chứng rối loạn ám ảnh tình yêu thậm chí có thể dùng đến bạo lực để được kiểm soát theo ý mình.


Nguyên nhân của rối loạn ám ảnh tình yêu


Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn ám ảnh tình yêu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần tin rằng hội chứng này có liên quan các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như:


Lòng tự trọng thấp - Một cá nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh tình yêu có thể thiếu ý thức mạnh mẽ về bản thân hoặc thậm chí cảm thấy vô dụng sâu sắc. Vì điều này, họ có thể có ranh giới kém trong các mối quan hệ hoặc có thể liên tục tìm kiếm sự khẳng định từ đối tượng tình yêu của họ. Họ có thể muốn người mình yêu lấp đầy khoảng trống và tạo nên con người mình bởi vì họ có thể cảm thấy mình không thể tự làm hoặc không biết cách làm.


Rối loạn gắn bó - Theo Viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ, những người có cha mẹ hoặc người chăm sóc có vấn đề hoặc từng bị ngược đãi hay bỏ rơi có thể phát triển các kiểu gắn bó bất thường theo họ trong suốt cuộc đời. Điều này có thể khiến họ cảm thấy bị ám ảnh, kiểm soát hoặc sợ hãi trong các mối quan hệ của mình.


Những người này có thể cảm thấy choáng ngợp trước nỗi sợ mất người thân. Họ cũng có thể cảm thấy không thể đối phó với bên ngoài mối quan hệ và sẵn sàng làm hầu hết mọi thứ để giữ đối tác bên mình.


roi-loan-am-anh-tinh-yeu-obsessive-love-disorder-3.jpg


Rối loạn nhân cách ranh giới - Đây là dạng nhân cách đặc trưng bởi sự bất ổn, nhạy cảm quá mức trong các mối quan hệ cá nhân, cảm xúc dao động mạnh, dữ dội và có cách nhìn nhận mơ hồ về bản thân. 


Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới phải chịu đựng những rối loạn về hình ảnh bản thân, đấu tranh để kiểm soát cảm xúc và có một nỗi sợ hãi tột độ về việc bị bỏ rơi.


Họ có xu hướng nhìn thế giới theo hai nghĩa trắng và đen, điều này khiến họ phải luân phiên giữa việc nhìn nhận một người là hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Dẫn đến cố gắng kiểm soát đối tác để duy trì mối quan hệ hoặc cố gắng thao túng họ theo những cách khác để cố gắng duy trì cảm giác an toàn.


Ghen tuông ảo tưởng - Dựa trên ảo tưởng (sự kiện hoặc sự thật mà bạn tin là đúng), chứng rối loạn này được thể hiện bằng cách khăng khăng tin vào những điều đã được chứng minh là sai. Khi nói đến tình yêu ám ảnh, ghen tuông ảo tưởng có thể khiến bạn tin rằng đối phương đã đáp lại tình cảm của họ dành cho bạn, ngay cả khi họ đã nói rõ rằng điều này thực sự không đúng.


Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình (Erotomania) - Là sự giao thoa giữa rối loạn ảo tưởng và ám ảnh tình yêu. Với erotomania, bạn tin rằng ai đó nổi tiếng hoặc có địa vị xã hội cao hơn đang yêu bạn hoặc một người mà họ thậm chí chưa từng gặp đang yêu họ. Đôi khi, ảo tưởng này dẫn đến hành vi quấy rối người đó, chẳng hạn như liên tục gửi tin nhắn cho họ hoặc đột nhập nhà hoặc nơi làm việc của họ. Bạn có thể nhớ cuộc chạm trán đáng tiếc của ca sĩ Taylor Swift với một kẻ theo dõi dường như có các triệu chứng của Erotomania.


Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng erotomania.


Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) - Là sự kết hợp của những suy nghĩ ám ảnh không kiểm soát được và hành vi cưỡng chế, lặp đi lặp lại. Ví dụ ai đó ám ảnh với vi trùng tới nỗi luôn làm sạch quá mức và nếu không lặp đi lặp lại hành động đó sẽ cảm thấy bị căng thẳng. Nếu những ám ảnh và cưỡng chế của một cá nhân tập trung vào một người hoặc một mối quan hệ, điều này có thể dẫn đến rối loạn ám ảnh tình yêu hoặc OCD về mối quan hệ.


Ghen tuông ám ảnh - Không giống như ghen tuông ảo tưởng, ghen tuông ám ảnh là sự cố chấp với ý nghĩ rằng đối tác của bạn có thể đang lừa dối hoặc phản bội bạn theo một cách nào đó. Theo một báo cáo năm 2013 về tình trạng này, mối lo ngại này có thể dẫn đến các hành vi lặp đi lặp lại, mang tính cưỡng chế, gần giống như các hành vi của OCD để đáp lại mối lo ngại về sự không chung thủy. Điều này có thể gây ra đau khổ hoặc làm ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.


roi-loan-am-anh-tinh-yeu-obsessive-love-disorder-2.jpg


Rối loạn ám ảnh tình yêu được chẩn đoán và điều trị như thế nào?


Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng của chứng rối loạn ám ảnh tình yêu, hãy đi khám bác sĩ và các chuyên gia y tế. 


Trước tiên, họ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân cơ bản khiến bạn bị ám ảnh. Đó có thể là do mối quan hệ đau buồn trong quá khứ với gia đình hoặc một cuộc chia tay thực sự tồi tệ.


Trong trường hợp tình trạng này không thể liên quan đến bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào khác, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị dành riêng cho bạn. Điều này có thể liên quan đến thuốc hay hình thức trị liệu tâm lý hoặc kết hợp cả hai.


Họ sẽ giúp bạn xác định nỗi ám ảnh của bạn suy nghĩ và hành vi và dạy cho bạn những kỹ thuật sẽ giúp bạn vượt qua chúng.


Mẹo đối mặt với rối loạn ám ảnh tình yêu


Đối phó với chứng rối loạn ám ảnh tình yêu có thể khó khăn. Thông qua các phương pháp điều trị, bạn có thể được hỗ trợ kiểm soát các hành vi, suy nghĩ của mình, nhưng tự chăm sóc bản thân cũng là điều quan trọng cần làm.


Chấp nhận vấn đề - Với hội chứng ám ảnh tình yêu, bước đầu tiên và quan trọng nhất là thừa nhận rằng bạn có vấn đề và cần được giúp đỡ. Và hơn hết, bạn cần biết rằng mình không đơn độc.


Tránh đối tượng tình yêu của bạn trong cuộc sống thực - Các hành vi ám ảnh có thể trở nên tồi tệ hơn nếu chúng không được ngăn chặn hoặc quản lý. Nếu bạn đang mắc chứng rối loạn ám ảnh tình yêu, đặc biệt nếu người kia không muốn theo đuổi một mối quan hệ, thì tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với họ nếu có thể. Giống như bất kỳ chứng nghiện nào, bạn càng tiếp xúc với nó nhiều thì nhu cầu có thể càng trở nên lớn hơn. Tách bản thân khỏi bất cứ điều gì liên quan đến người mà bạn cảm thấy bị ám ảnh và cố tình chuyển sự tập trung của bạn sang những thứ khác có thể giúp bạn học cách kiểm soát những suy nghĩ và hành vi ám ảnh của mình về cá nhân này.


roi-loan-am-anh-tinh-yeu-obsessive-love-disorder-4.jpg


Dành thời gian chất lượng với những người bạn và gia đình - Để nhắc nhở bản thân về tình yêu hay một mối quan hệ lành mạnh là như thế nào.


Viết nhật ký - Viết nhật ký có thể là một cách hiệu quả để ghi lại những suy nghĩ và hành vi của mình để bạn có thể nhận ra một “khuôn mẫu”. Điều này có thể cho phép bạn nhận thức được những gì đang xảy ra vào những thời điểm khi bạn bắt đầu nghĩ về đối tượng tình yêu của mình. Nó có xảy ra khi bạn cảm thấy bị từ chối hoặc cô đơn vì những lý do khác không? Cũng có thể hữu ích nếu bạn phân tích cảm xúc liên quan đến tình yêu của mình bằng cách xem lại nhật ký. Bạn muốn những điều tốt nhất đến với người ấy hay bạn muốn sở hữu và kiểm soát họ? Bạn có yêu con người họ không, hay bạn chỉ đang lý tưởng hóa họ?


Tìm và theo đuổi các sở thích lành mạnh - Bạn có thể tham gia một hoạt động mà bạn luôn muốn thử, chẳng hạn như chơi thể thao, âm nhạc hoặc làm đồ gốm. Sở thích thường tiêu tốn nhiều năng lượng và làm giảm sự chú ý mà bạn đã dành cho người ấy. Một lợi ích khác là sự tự tin và lòng tự trọng tăng lên mà bạn có được khi học được một kỹ năng mới.


Có những cảm xúc rối loạn một cách mãnh liệt đối với người bạn yêu không có nghĩa là bạn không thực sự yêu họ hoặc bạn đang cố tình gây tổn thương. Nếu bạn nghĩ rằng chính mình hoặc ai đó mà bạn biết đang mắc hay đang có mối quan hệ với người mắc chứng rối loạn ám ảnh tình yêu, hãy giúp họ đến gặp bác sĩ trị liệu hoặc đến trung tâm sức khỏe hành vi để được hỗ trợ. Sự an toàn, sức khỏe tinh thần và hạnh phúc chính mình và những người bạn yêu thương là điều quan trọng nhất!

About the author

Một cô gái yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp

author

S. Reen

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!