Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào? Rủi ro khi sinh quá muộn

MẸ & BÉ

Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào? Rủi ro khi sinh quá muộn

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào? Rủi ro khi sinh quá muộn

Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ vì nhiều lý do trong lối sống hiện đại ngày nay. Nhiều người lựa chọn thời điểm khi đủ chín chắn trưởng thành hơn trong suy nghĩ cũng như kinh tế ổn định. Lúc này, người phụ nữ có điều kiện, hiểu biết để chăm sóc con chu đáo hơn các bà mẹ trẻ. Tuy vậy, ở độ tuổi nhất định, họ sẽ phải đối mặt với nhiều những nguy cơ đáng lo ngại với cả người mẹ và thai nhi.


Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào?


Theo các chuyên gia, trước 30 tuổi được xem là thời điểm lý tưởng để sinh con bởi lẽ ngoài 30, khả năng thụ thai đã giảm đi đáng kể. Thậm chí, khi bước sang tuổi 35, buồng trứng cũng suy giảm nhanh.  


Phụ nữ tuổi 35: Khoảng 1/5 trứng trong buồng trứng bình thường về mặt di truyền, nghĩa là 4/5 trứng bất thường kia nếu thụ thai sẽ xuất hiện nhiều vấn đề.


Phụ nữ tuổi 40: Số lượng trứng bình thường về mặt di truyền lúc này chỉ còn khoảng 1/9, tỉ lệ sinh con ra khỏe mạnh là rất thấp.


Phụ nữ tuổi 50: Đến lúc này, khả năng sinh con khỏe mạnh trên trứng bình thường về mặt di truyền chỉ còn 1/15.


phu-nu-khong-nen-sinh-con-o-tuoi-nao-1.jpg


Tại sao không nên sinh con quá muộn?


Việc sinh con quá muộn có thể gây ra những rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một vài nguy cơ phổ biến nhất có thể xảy ra nếu thai phụ đã nhiều tuổi.

Số lượng và chất lượng trứng suy giảm theo tuổi


Bắt đầu từ tuổi 32, nguy cơ sinh con mang dị tật hoặc sảy thai do giảm chất lượng trứng sẽ cao dần lên. Càng lớn tuổi thì cơ hội sinh con của người phụ nữ càng giảm. Điều này do mỗi bé gái sinh ra với một số lượng trứng nhất định trong buồng trứng, số lượng này không tăng thêm mà chỉ giảm đi khi bé lớn lên. 


Bên cạnh đó, khi phụ nữ đã lớn tuổi, trứng của họ cũng không còn dễ thụ tinh như lúc trẻ… Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Đây là hai căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc lại càng lớn. Nhiều trường hợp phải cần đến sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị sinh sản mới có thể thụ thai được.


Vì vậy, phụ nữ cần có hiểu biết và kế hoạch phù hợp để có thể sử dụng “gia tài” quý giá này hiệu quả nhất.


phu-nu-khong-nen-sinh-con-o-tuoi-nao-2.jpg


Tăng huyết áp


Huyết áp tăng là khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/80 mmHg. Phụ nữ mắc chứng tăng huyết áp trong thai kỳ sẽ kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đó là:

- Nguy cơ sinh non

- Thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân khi chào đời.

- Nhau bong non, dẫn đến thai nhi bị ngạt thở do thiếu oxy và thai phụ bị chảy máu.

- Thai phụ sẽ dễ mắc phải các bệnh lý tim mạch sau này.

- Tiền sản giật


Người mẹ sinh con muộn có nguy cơ bị tiền sản giật cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như: bị tăng nguy cơ bong nhau non, mắc bệnh lý tim mạch, mắc hội chứng HELLP dẫn đến men gan cao, suy giảm chức năng gan, thận, tim, phổi, nghiêm trọng nhất là có thể gây ra tử vong cho thai phụ. Với thai nhi, tiền sản giật có thể khiến bé sinh non, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí chết lưu trong bụng mẹ.


phu-nu-khong-nen-sinh-con-o-tuoi-nao-4.jpg


Sinh non


Nguy cơ sinh non (trước tuần thai thứ 37) là khá cao với những mẹ bầu sinh con muộn. Khi bé bị sinh non, bé sẽ dễ gặp phải rất nhiều các vấn đề về sức khỏe do hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, các cơ quan não bộ, tim mạch… còn chưa hoàn chỉnh, dễ gây biến chứng như suy hô hấp, loạn sản phế quản phổi, viêm ruột, chảy máu não hoặc các vấn đề về não, chậm phát triển…


Ngoài ra trẻ sẽ dễ gặp phải các vấn đề như thiếu máu và vàng da sơ sinh, gặp các vấn đề trong trao đổi chất, hệ miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm trùng.


- Dị tật bẩm sinh

- Dị tật bẩm sinh ở trẻ có thể chia làm 2 dạng:

- Dị tật về mặt cấu trúc, chức năng: sứt môi, hở vòm miệng, nứt đốt ống, chân khèo, khuyết tật tim

- Dị tật về sự phát triển: Chậm phát triển, rối loạn trao đổi chất, hệ thần kinh như Down, xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm…


Sinh mổ 


Thông thường, phụ nữ sinh mổ sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với sinh thường trong tương lại, thời gian hồi phục cũng lâu hơn. Phụ nữ độ tuổi 30 thường được chỉ định mổ lấy thai hơn phụ nữ ở tuổi 20 và phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Những nguy cơ bao gồm nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan như ruột hay bàng quang và phản ứng với thuốc gây tê hoặc thuốc gây mê.


phu-nu-khong-nen-sinh-con-o-tuoi-nao-3.jpg


Sảy thai, thai chết lưu


Không có bà mẹ nào muốn chấm dứt thai kỳ khi con yêu chưa đủ tháng phải không? Sảy thay, thai chết lưu luôn là nỗi lo sợ của các mẹ bầu ở mọi độ tuổi. Sảy thai là tình trạng thai bị mất trước tuần 20 của thai kỳ, sau tuần 20 được gọi là thai chết lưu. Phụ nữ ở độ tuổi 35 – 45 tuổi sẽ có nguy cơ sảy thai từ 20 – 35%. Vì vậy, để giảm mức rủi ro xuống thấp nhất, các bác sĩ khuyên nên có con từ 20 - 30 tuổi.


Hiểu được phụ nữ không nên sinh con ở tuổi nào sẽ giúp bạn có những chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống của mình. Dù ở tuổi nào, mang thai và sinh nở luôn là những trải nghiệm tuyệt vời đối với người phụ nữ. Phụ nữ tuổi càng cao sẽ gặp phải những tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra các biến chứng nguy hại đến cơ thể của cả mẹ và bé. Để hành trình sinh con sau tuổi 30, thậm chí sau tuổi 40 diễn ra suôn sẻ, chị em cần lường trước những khó khăn, từ đó chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng đón nhận và vượt qua. 

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!