Có bầu uống trà sữa được không? Ảnh hưởng của trà sữa đối với bà bầu

MẸ & BÉ

Có bầu uống trà sữa được không? Ảnh hưởng của trà sữa đối với bà bầu

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Có bầu uống trà sữa được không? Ảnh hưởng của trà sữa đối với bà bầu

Có bầu uống trà sữa được không? Đây chắc chắn là nỗi băn khoăn của nhiều chị em khi mang thai nếu đang là “fan cuồng” trà sữa. Loại đồ uống này có vị ngọt thơm của sữa và dai dai của trân châu khiến nhiều người không thể cưỡng lại được. Thế nhưng, khi mang thai, liệu uống trà sữa có gây ảnh hưởng gì đến em bé không?


Có bầu uống trà sữa được không?


Cho đến nay chưa có nhiều các nghiên cứu về tác dụng của trà sữa đối với các mẹ bầu. tuy nhiên, theo phân tích từ chuyên gia dinh dưỡng, có bầu không nên uống trà sữa vì nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng hoặc tiểu đường thai kỳ. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc dẫn đến khả năng sinh non, sảy thai.


Trên thực tế, trà không chỉ giúp làm giảm căng thẳng mà còn khiến mẹ bầu thư giãn và dễ chịu hơn. Một số loại trà thậm chí còn có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, những lợi ích này dường như không gắn liền với trà sữa. Với những thành phần có trong trà sữa, nhiều chuyên gia cho rằng trà sữa không tốt cho bà bầu. 


co-bau-uong-tra-sua-duoc-khong-1.jpg


Có rất nhiều loại trà sữa trên thị trường và không phải loại nào cũng có chất lượng và nguyên liệu được chuẩn bị tốt nhất. Việc uống những ly trà sữa kém chất lượng có thể khiến bạn chóng mặt và ngất xỉu. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm cho cả hai mẹ con.


Hơn nữa, trà sữa cơ bản sử dụng bột kem béo thay đường. Đây là nguyên liệu chứa nhiều axit béo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, trân châu có trong trà sữa cũng có thể tiềm ẩn vấn đề vệ sinh thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đối với sức khỏe phụ nữ mang thai.


Ảnh hưởng của trà sữa đối với sức khỏe bà bầu


So với người không mang thai, mẹ bầu uống trà sữa có thể gặp những ảnh hưởng tiêu cực cao hơn. Hãy xem xét tác hại của trà sữa đối với mẹ mang bầu dưới đây để hiểu rõ hơn về việc có bầu uống trà sữa được không.


Trà sữa khiến mẹ bầu bị thiếu sắt 


Trong trà sữa có chứa axit béo có thể gây ức chế hoạt động của axit bên trong dạ dày. Do đó, nó sẽ làm cản trở cơ thể hấp thu dinh dưỡng, và đặc biệt là ngăn cản hấp thu sắt.

Do vậy, việc uống trà sữa có thể khiến phụ nữ mang thai thiếu sắt, dẫn đến nguy cơ mệt mỏi và tụt huyết áp. Và càng lâu về sau, họ có thể bị suy nhược cơ thể và da xanh xao.


co-bau-uong-tra-sua-duoc-khong-2.jpg


Gây ra tình trạng hấp thụ thừa đường


Với kem béo và bột trà cùng một số chất phụ gia, trà sữa có thể khiến người uống hấp thụ nhiều đường hơn, béo hơn, nói cách khác là tăng cân. Việc tăng cân bất thường ở người mẹ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của cả mẹ và thai nhi. 


Ngoài ra, việc hấp thu nhiều đường hơn mức cần thiết sẽ khiến tuyến tụy tiết ra insulin nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. 


Làm da bị lão hoá


Một tác hại khác của trà sữa mà mẹ bầu nên lưu ý rằng nó có thể khiến da bạn bị lão hóa. Khi đường từ trà sữa gắn vào protein trong cơ thể, sẽ làm tổn thương collagen và elastin trong da. Kết quả là dạ sẽ nhanh chóng bị chảy xệ hoặc xuất hiện nếp nhăn nhiều hơn.


co-bau-uong-tra-sua-duoc-khong-3.jpg


Tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ


Trà sữa cũng có thể khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Đây là một bệnh lý nguy hiểm mà bất cứ ai cũng không nên chủ quan. Trong trà sữa, có nhiều đường và chất béo - đây là hai chất hàng đầu khiến bệnh tiểu đường thai kỳ dễ xảy ra hơn. 


Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu dễ bị cao huyết áp, nguy cơ sinh non và sảy thai… Hơn nữa, với thai nhi, có thể bị dị tật thai hoặc gặp một số chấn thương…


Có bầu uống trà gì tốt nhất?


Như vậy, với những tác hại khôn lường của trà sữa đối với bà bầu, bạn đã dễ dàng có thể trả lời câu hỏi có bầu uống trà sữa được không. Vậy khi mang thai, chị em nên uống loại trà gì là tốt nhất cho sức khỏe? 


Trà gừng giúp giảm ốm nghén


Trà gừng là một loại trà thảo mộc vì nó tự nhiên và không chứa caffeine. Bởi vậy, đây là loại trà lý tưởng dành cho các bà bầu để uống.


Gừng có tác dụng làm dịu dạ dày và có thể làm giảm ốm nghén rất tốt cho thai phụ. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng nên cho phụ nữ đang bị buồn nôn và nôn do co thắt tử cung thời kỳ đầu mang thai dùng trà gừng để làm giảm các triệu chứng này.


co-bau-uong-tra-sua-duoc-khong-4.jpg


Trà xanh


 Với hàm lượng caffeine thấp hơn nhiều so với cafe, nên các loại trà xanh cũng là an toàn cho bà bầu để uống. Tuy nhiên, nên hạn chế uống không quá 3 tách trà xanh mỗi ngày vì trà xanh có chứa nhiều catechin. Đây là chất có thể ngăn cản thế bào hấp thu đầy đủ axit folic. Trong khi đó, cơ thể bà bầu cần bổ sung nhiều axit folic trong giai đoạn thai kỳ để giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.


Trà tinh dầu chanh


Ngoài ra, trà tinh dầu chanh cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Không chỉ giúp làm giảm căng thẳng ở các dây thần kinh, trà tinh dầu chanh cũng góp phần giúp mẹ bớt mệt mỏi hơn. Hãy thưởng thức ly trà tinh dầu chanh vào mỗi buổi sáng để tâm hồn được thư thái và cơ thể đỡ mệt hơn. 


Trà bạc hà/ Trà hoa cúc rất tốt cho mẹ bầu


Nếu gừng không hợp khẩu vị, trà bạc hà có thể là lựa chọn thay thế tuyệt vời. Trà bạc hà có khả năng làm giảm cảm giác đau bụng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu uống trà bạc hà hoặc hoa cúc sau 3 tháng đầu tiên vì đây là giai đoạn mà uống một số loại thảo mộc không phù hợp với cơ thể có thể gây sảy thai. 


co-bau-uong-tra-sua-duoc-khong-5.jpg


Trà tía tô đất


Mặc dù hơi khó uống, nhưng trà tía tô đất cũng mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu. Loại trà này giúp giảm mệt mỏi và giải tỏa áp lực cho bà bầu, cả về thể xác lẫn tinh thần. Ngoài ra, có bầu uống trà tía tô đất thường xuyên, bạn cũng sẽ đi ngoài dễ dàng và không bị táo bón và giảm khả năng bị băng huyết sau khi sinh con hiệu quả.


Như vậy, bạn đã biết có bầu uống trà sữa được không thông qua việc tìm hiểu về những tác hại không tốt của loại đồ uống này đối với sức khỏe mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là bạn nên hạn chế tối đa uống trà sữa trong thai kỳ, nếu quá thèm bạn có thể tự pha ở nhà để thưởng cho bản thân một vài ly trong quá trình mang thai. Và để tốt cho sức khỏe, hãy uống các loại trà gợi ý trên để có sức khỏe tốt hơn và giảm tình trạng mệt mỏi và vất vả khi mang thai.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!