Bà bầu có ăn được chôm chôm không? Có an toàn cho cơ thể không?

MẸ & BÉ

Bà bầu có ăn được chôm chôm không? Có an toàn cho cơ thể không?

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Bà bầu có ăn được chôm chôm không? Có an toàn cho cơ thể không?

Bà bầu có ăn được chôm chôm không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu thắc mắc vì chôm chôm là loại quả vừa thơm, vừa ngon ngọt là trái cây yêu thích của họ. Khi mang thai, mẹ bầu luôn cần tuân thủ một danh sách các thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Vậy chôm chôm thuộc loại nào? Bà bầu có nên ăn chôm chôm không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.


Bà bầu có ăn được chôm chôm không?


Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn được chôm chôm vì loại quả này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe và đặc biệt không đem đến bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà ăn quá nhiều. Bà bầu nên ăn chôm chôm với một lượng vừa phải là tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.


Ở một mặt khác, một số lời đồn cho rằng ăn chôm chôm có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai vì chôm chôm có thể khiến bà bầu bị nóng trong làm ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, việc ăn chôm chôm cũng được nhiều tin rằng sẽ gây trở ngại cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, những thông tin này chưa được kiểm chứng bởi bất kỳ bằng chứng khoa học nào.


Do đó, nếu đang mang bầu, bạn hoàn toàn có thể ăn vài quả chôm chôm nếu muốn mà không cần quá lo lắng về những rủi ro như lời truyền miệng.


ba-bau-co-an-duoc-chom-chom-khong-3.jpg


Tác dụng của chôm chôm đối với bà bầu


Có vị thơm và ngọt, chôm chôm có hàm lượng vitamin C, chất xơ cùng nhiều dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe. Dựa trên những lợi ích của chôm chôm dưới đây, cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc bà bầu có ăn được chôm chôm không.


Bổ sung chất sắt tuyệt vời


Với hàm lượng chất sắt dồi dào, chôm chôm sẽ bổ sung chất sắt cho cơ thể và giúp kiểm soát tốt nồng độ hemoglobin. Bà bầu ăn chôm chôm sẽ có thể tránh những tình trạng như mệt mỏi, stress và áp lực - đây đều là những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai.


Chống buồn nôn


Trải qua từng giai đoạn thai kỳ, bà bầu đều gặp không ít rắc rối, trong đó có triệu chứng buồn nôn. Và quả chôm chôm sẽ là giải pháp hoàn hảo để chống lại tình trạng này. Khi cảm thấy khó chịu, chóng mặt hay muốn nôn, bạn hãy thử ăn một vài quả chôm chôm. Chính hương vị ngọt và hơi chua của trái cây này sẽ giúp bạn giảm cơn khó chịu trong người.


Bổ sung vitamin E


Trong chôm chôm cũng có chứa hàm lượng vitamin E - đây là loại vitamin rất tốt cho da. Bởi vậy, có thể hiểu vì sao lại có thắc mắc bà bầu có ăn được chôm chôm không vì họ mong muốn có thể cải thiện làn da bị rạn sau sinh, đồng thời ngăn ngừa mụn và nguy cơ lão hóa da.


Chôm chôm tốt cho hệ tiêu hóa


Quả chôm chôm cũng đem lại công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Loại quả này có khả năng ngăn ngừa nguy cơ tiêu chảy hoặc táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động tốt hơn. Đáng chú ý, trong chôm chôm còn chứa photpho sẽ giúp sửa chữa các mô bị hỏng trong cơ thể một cách hiệu quả.


ba-bau-co-an-duoc-chom-chom-khong-1.jpg


Điều hòa huyết áp và cholesterol


Một công dụng khác của chôm chôm khiến loại quả này trở thành một trong những trái cây rất tốt mà bà bầu nên ăn là khả năng kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Không những giúp làm đẹp da, cải thiện sức khỏe tóc, chôm chôm còn hỗ trợ lưu thông máu. Đặc biệt, nó còn giúp giảm thiểu nguy cơ phù nề chân tay khi mang bầu.


Chôm chôm thanh lọc cơ thể


Chứa hàm lượng vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể, chôm chôm cũng là loại quả hỗ trợ loại bỏ những độc tố bên trong. Qua đó, nó góp phần thanh lọc cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể.


Những lưu ý quan trọng cho bà bầu khi ăn chôm chôm


Việc ăn chôm chôm sẽ đem đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải để tránh gặp phải tác dụng phụ như tăng chỉ số đường huyết hay tăng cholesterol. Dưới đây là một vài lưu ý cho bà bầu khi ăn chôm chôm:


ba-bau-co-an-duoc-chom-chom-khong-4.jpg


- Chỉ nên ăn 5-6 quả 1 ngày và không nên ăn chôm chôm liên tục trong nhiều ngày

- Không nên mua chôm chôm trái mùa vì chúng thường có thuốc bảo vệ thực vật

- Nên chọn quả chôm chôm to mong, có cùi dày và nên mua ở những nơi uy tín, đảm bảo vấn đề an toàn

- Bảo quản chôm chôm trong tủ mát và ăn dần, nhưng không để quá 3-4 ngày vì chúng sẽ không còn tươi ngon và nhiều dinh dưỡng nữa.

- Không dùng miệng để bỏ vỏ chôm chôm, thay vào đó dùng dao cắt


Như vậy, từ lợi ích của chôm chôm có thể nhận biết bà bầu có ăn được chôm chôm không. Đây là loại quả có nhiều công dụng tốt cho bà bầu, nên các bà mẹ hoàn toàn có thể ăn nếu muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng phải ăn ở mức độ vừa phải, tránh việc ăn quá nhiều sẽ gặp phải những rủi ro tác dụng phụ không mong muốn. Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bà bầu hiểu hơn về loại quả chôm chôm và ăn nó đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!