7 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe bạn nên thử

ẨM THỰC

7 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe bạn nên thử

authorBy Ngọc Anh
Share on
Share on
7 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe bạn nên thử

Trà thảo mộc có thể có hoặc không chứa các loại lá cây trà như trà đen, trà xanh và thường được làm từ trái cây khô, hoa, gia vị hoặc thảo mộc. Trà có nhiều loại cùng hương vị khác nhau và là một sự thay thế hấp dẫn cho đồ uống có đường hay các thức uống khác. Bên cạnh hương vị mới lạ, một số loại trà thảo mộc có đặc tính hỗ trợ và tăng cường sức khỏe. 


Hãy cùng tìm hiểu về 7 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe.


1. Trà bạc hà


Trà bạc hà là một trong những loại trà thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Trà bạc hà được sử dụng phổ biến nhất để hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu đã xác nhận tác dụng có lợi của bạc hà đối với đường tiêu hóa. Chúng đã chỉ ra rằng các chế phẩm của dầu bạc hà, thường bao gồm các loại thảo mộc khác, giúp giảm chứng khó tiêu, buồn nôn và đau dạ dày. Bằng chứng cũng cho thấy rằng dầu bạc hà có hiệu quả trong việc thư giãn co thắt trong ruột, thực quản và ruột kết.


Ngoài ra nó còn giúp giảm căng thẳng, đau đầu và các triệu chứng cảm lạnh.


2. Trà hoa cúc la mã


Trà hoa cúc được biết đến nhiều nhất với tác dụng làm dịu và thường được sử dụng như một loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác động của trà hoặc chiết xuất hoa cúc đối với các vấn đề về giấc ngủ ở người. Trong một nghiên cứu trên 80 phụ nữ sau sinh gặp vấn đề về giấc ngủ, uống trà hoa cúc trong hai tuần đã giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu khác trên 34 bệnh nhân bị mất ngủ cho thấy những cải thiện nhỏ trong việc thức dậy vào ban đêm, thời gian đi vào giấc ngủ và hoạt động ban ngày sau khi uống chiết xuất hoa cúc hai lần một ngày. Bên cạnh đó, hoa cúc la mã cũng được cho là có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ gan. Các nghiên cứu trên chuột đã tìm thấy bằng chứng sơ bộ cho thấy hoa cúc có khả năng giúp chống lại bệnh tiêu chảy và loét dạ dày. Một nghiên cứu cũng cho thấy trà hoa cúc làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, trong khi một nghiên cứu khác ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy sự cải thiện về mức đường huyết, insulin và lipid máu.


7-loai-tra-thao-moc-tot-cho-suc-khoe-1.jpg


3. Trà gừng


Trà gừng là một thức uống có hương vị cay nồng nhẹ, chứa nhiều chất chống oxy hóa lành mạnh và chống lại nhiều bệnh tật. Trà gừng cũng giúp chống lại chứng viêm và kích thích hệ thống miễn dịch, nhưng nó được biết đến nhiều nhất là một phương thuốc hiệu quả cho chứng buồn nôn. Các nghiên cứu liên tục phát hiện ra rằng gừng có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai, và cả chứng buồn nôn do điều trị ung thư và say tàu xe. Bằng chứng cũng cho thấy rằng gừng giúp ngăn ngừa loét dạ dày và giảm chứng khó tiêu hoặc táo bón. Gừng cũng có khả năng làm giảm đau bụng kinh. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng viên nang gừng làm giảm cơn đau liên quan đến kinh nguyệt.


Trên thực tế, hai nghiên cứu cho thấy gừng có hiệu quả tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen trong việc giảm đau thời kỳ kinh nguyệt. Cuối cùng, một số nghiên cứu cho thấy rằng gừng mang lại lợi ích sức khỏe cho những người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù các bằng chứng vẫn chưa thống nhất. Những nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng bổ sung gừng giúp kiểm soát lượng đường và mức lipid trong máu.


4. Trà hoa bụp giấm (hibiscus)


Trà hoa bụp giấm có màu đỏ và hương vị chua, sảng khoái. Trà thường được thưởng thức nóng hoặc đá. Ngoài màu đậm và hương vị độc đáo, loại trà này còn có các đặc tính tốt cho sức khỏe. Trà hibiscus đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với bệnh cao huyết áp. Hơn nữa, một số nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất trà hoa bụp giấm trong sáu tuần làm giảm đáng kể tình trạng căng thẳng oxy hóa ở các cầu thủ bóng đá nam. Bên cạnh đó loại trà này cũng có thành phần kháng khuẩn, hỗ trợ chức năng gan và tăng cường hệ miễn dịch.


Hãy chú ý khi uống trà nếu bạn đang sử dụng hydrochlorothiazide, một loại thuốc lợi tiểu, vì hai chất này có thể tương tác với nhau. Trà bụp giấm cũng giúp làm giảm tác dụng của aspirin, vì vậy là tốt nhất bạn nên uống chúng cách nhau 3–4 giờ. 


7-loai-tra-thao-moc-tot-cho-suc-khoe-2.jpg


5. Trà hoa lạc tiên


Lá, thân và hoa của cây lạc tiên được dùng để làm trà. Theo truyền thống, trà hoa lạc tiên được sử dụng để giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ, và các nghiên cứu đã chứng minh được những công dụng này. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy uống trà hoa lạc tiên trong một tuần đã cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, hai nghiên cứu trên người đã phát hiện ra rằng hoa lạc tiên có hiệu quả trong việc giảm lo lắng. Trên thực tế, một trong những nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng hoa lạc tiên có hiệu quả như một loại thuốc giảm lo lắng. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng hoa lạc tiên đã giúp làm giảm các triệu chứng tâm thần của việc cai nghiện opioid, chẳng hạn như lo lắng, khó chịu và kích động, khi được dùng cùng với clonidine, loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cai nghiện opioid.


6. Trà Sage (Cây xô thơm)


Trà xô thơm nổi tiếng với các đặc tính y học, và các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được một số lợi ích sức khỏe của nó, đặc biệt là đối với sức khỏe não bộ. Một số nghiên cứu trên ống nghiệm, động vật và con người đã chỉ ra rằng cây xô thơm có lợi cho chức năng nhận thức, cũng như có khả năng hiệu quả chống lại tác động liên quan đến bệnh Alzheimer. Trên thực tế, hai nghiên cứu về nước xô thơm và tinh dầu xô thơm giúp cải thiện trong chức năng nhận thức của những người bị bệnh Alzheimer. Hơn nữa, cây xô thơm cũng cung cấp các lợi ích về nhận thức cho người trưởng thành khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra những cải thiện về tâm trạng, chức năng tinh thần và trí nhớ ở người trưởng thành khỏe mạnh sau khi họ uống một trong số các loại chiết xuất cây xô thơm khác nhau. Hơn nữa, một nghiên cứu nhỏ trên người cho thấy trà xô thơm cải thiện mức lipid trong máu, trong khi một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy trà xô thơm bảo vệ chống lại sự phát triển của ung thư ruột kết. Trà xô thơm là một lựa chọn lành mạnh, mang lại lợi ích cho sức khỏe nhận thức và sức khỏe tim mạch và ruột kết.


Tác dụng phụ của trà xô thơm rất hiếm gặp, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý và thận trọng, không nên uống trà xô thơm nhiều hơn 4 tháng và chỉ nên dùng khoảng 300ml trà/ngày.


7-loai-tra-thao-moc-tot-cho-suc-khoe-3.jpg


7. Trà tầm xuân


Trà tầm xuân có nhiều vitamin C và các hợp chất thực vật có lợi với đặc tính chống viêm. Một số nghiên cứu cũ đã phát hiện ra rằng bột tầm xuân có thể giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.


Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng loại trà này cũng có thể có lợi cho việc kiểm soát cân nặng, giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và mỡ bụng.


Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu gần đây hơn trên người để xác nhận những lợi ích tiềm tàng của trà tầm xuân.

About the author

Một tâm hồn yêu ẩm thực, một đôi chân thích đi du lịch, một trái tim thích tận hưởng.

author

Ngọc Anh

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!