Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng vẫn giữ được vị thơm ngon

ẨM THỰC

Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng vẫn giữ được vị thơm ngon

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng vẫn giữ được vị thơm ngon

Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng mà vẫn giữ được mùi vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe như thế nào? Các bạn hãy tham khảo những công thức dưới đây nhé.


Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng


Gà tần ngải cứu là món ăn dân dã giàu chất dinh dưỡng, hỗ trợ bổ máu tăng sức đề kháng, đặc biệt đối với sản phụ sau sinh. Để thực hiện thành công món ăn ngon này và tránh bị đắng, hãy cùng tham khảo công thức áp dụng cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng sau đây.


Nguyên liệu


- Gà đã sơ chế: 1 con từ 1kg - 1,2kg

- Ngải cứu: 2 bó

- Gừng, nghệ: 1 củ

- Rượu trắng: 10ml

- Gia vị thuốc bắc: 1 gói

- Gia vị khác: hạt tiêu, hạt nêm, muối... 


Cách làm


• Bước 1: Sơ chế nguyên liệu


 - Gà sau khi mua về thì thực hiện chặt thành từng miếng nhỏ vừa miệng ăn. Sau đó, xát muối lên bề mặt gà và rửa lại bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước.

- Gừng nạo sạch vỏ rồi rửa sạch, gọt vỏ, băm nhỏ.

- Ngải cứu bỏ lá già, đem ngâm nước có pha chút muối trong 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đun sôi một nồi nước rồi cho lá ngải cứu vào chần cho mềm trong khoảng 1-2 phút. Thêm bước chần rau ngải cứu này sẽ giúp bạn khử bớt vị đắng.


Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng


• Bước 2: Tiến hành hầm gà


- Khi sơ chế nguyên liệu xong bạn hãy nhồi một ít ngải cứu và trong phần bụng gà rồi dùng tăm kẹp chặt lại tránh trường hợp bị rơi ra ngoài khi hầm. 

- Tiếp theo, xếp một nửa lá ngải cứu xuống phần đáy nồi rồi đặt gà lên trên.

- Sau đó, cho thêm túi lọc có ngải cứu, gói gia vị thuốc bắc vào và đổ ngập nước.

- Đun nồi nhỏ lửa trong khoảng 50 - 60 phút thì nếm thử gia vị vừa ăn với khẩu vị từng người. 

- Cuối cùng, hãy thêm 1 thìa rượu trắng vào và đảo đều để thành phẩm dậy mùi thơm hơn. 

- Sau khi tắt bếp, hãy ủ gà hầm ngải cứu trong nồi thêm 30 phút nữa để gà thấm nhừ sau đó mới múc ra bát và thưởng thức.

- Gà tần ngải cứu đúng vị phải có mùi thơm đặc trưng của thuốc bắc, thịt gà mềm và dễ xé miếng. 


Như vậy bạn đã biết cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng với một món gà hầm ngải cứu vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng rồi. 


Tác dụng của gà tần ngải cứu đối với sức khỏe


Gà tần ngải cứu món ăn vô cùng hấp dẫn và được nhiều người ưa chuộng bởi lẽ nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.


Trong cây ngải cứu có khoảng 0,2 – 0,34% hàm lượng tinh dầu và một số thành phần tốt cho sức khỏe như: amino acid, flavonoid, adenin, cholin…


Theo Đông y, cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón... Vì vậy ngải cứu được xem như một vị thuốc hiệu quả, an toàn nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.


Gà hầm ngải cứu bổ sung được rất nhiều loại vitamin như vitamin A, B, E...và các nguyên tố vi lượng... cho những người bị suy dinh dưỡng, kém ăn, giúp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, bổ máu.


Cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng


Lưu ý khi sử dụng gà hầm ngải cứu


Bên cạnh cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng. Để món gà hầm thuốc bắc được thơm ngon dậy vị thì các chị em cần chú ý một số mẹo và lưu ý dưới đây:


- Nên chọn mua gà mà thịt vẫn còn tươi có màu đỏ hồng, da vàng không có màu nhạt hoặc tối màu. Tuyệt đối không nên mua những miếng thịt gà có các vết bầm, hoặc vết máu tụ kỳ lạ, thịt nhão. 


- Nếu chị em lựa chọn mua thịt gà đóng hộp, thì cần chú ý thời hạn sử dụng và bao bì đóng gói. Nên đến những cửa hàng hoặc siêu thị lớn để mua. Không nên vì tham rẻ mà mua lại thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiu.


- Tùy theo sở thích mỗi người, bạn có thể cho thêm táo đỏ, hạt sen, và đậu đen... hoặc sử dụng gà ác để tăng sức hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cho món ăn.


- Mặc dù rau ngải cứu có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng mọi người không nên lạm dụng nó, việc ăn rau ngải cứu quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Ăn rau ngải cứu nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tình trạng chân tay run hoặc co giật dẫn đến tổn thương tế bào não.


Bạn chỉ nên ăn rau ngải cứu 1-2 lần/ tuần, nếu bị bệnh sử dụng ngải cứu khô để uống thì chỉ nên uống từ 3-5g khô và uống từng đợt, khi khỏi bệnh thì ngưng uống, không nên sử dụng lâu dài.


Thực hiện cách làm gà tần ngải cứu không bị đắng như thế nào chắc hẳn qua bài viết này bạn cũng đã có cho mình câu trả lời rồi đúng không. Hy vọng với những thông tin trên các chị em sẽ có thể biết cách để làm cho gia đình mình một món ăn không thể tuyệt vời hơn. Chúc các bạn thành công.

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!