Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó cần làm gì để nhanh khỏi?

SỐNG KHỎE

Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó cần làm gì để nhanh khỏi?

authorBy Đặng Nguyệt
Share on
Share on
Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó cần làm gì để nhanh khỏi?

Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó là tình trạng không phải là hiếm gặp. Trên thực tế, nhiều người cho rằng khi bị ngạt mũi, nên nằm nghiêng về bên mũi bị ngạt để cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, việc nằm bên nào nghẹt mũi bên đó vẫn xảy ra như thường. Vậy thực hư là như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về tình trạng này.


Tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó


Nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó không phải là tình trạng hiếm gặp. Nó xảy ra cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu là con nhỏ bị như vậy, chúng ta không khỏi lo lắng liệu bé có gặp phải rủi ro nào nguy hiểm hay không.

Thông thường, nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó sẽ xảy ra do máu bị tắc nghẽn tăng lên. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, trước hết chúng ta cần hiểu được nghẹt mũi là gì.


Đó là khi mô bên và mạch máu bị phù bên trong cánh mũi. Vào thời điểm này, cả hai bên cánh mũi sẽ đều bị gây áp lực. 


Tình trạng nghẹt mũi kéo dài khiến cơ thể gặp khó khăn khi hít vào và thở ra. Có thể một bên mũi sẽ nghẹt nhiều hơn so với cánh mũi bên kia. Và khi hiện tượng tắc mũi kéo dài liên tục ở một bên, nó sẽ tiếp tục dịch chuyển gây tắc mũi ở bên mũi còn lại. Ở tình huống này, hiện tượng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó càng dễ xảy ra hơn.


nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó


Bên cạnh đó, việc bị nghẹt mũi gây nhiều khó chịu như mất ngủ, ngủ không ngon và liên tục cảm thấy rất khó để thở…


Khi gặp phải tình trạng nằm nghiêng bị nghẹt mũi, cần áp dụng một số biện pháp khắc phục từ môi trường xung quanh để nhanh chóng hồi phục tốt nhất.


Tư thế nằm ngủ có thể gây ngạt mũi nặng hơn?


Không phải tất cả tư thế nằm ngủ đều có thể gây ngạt mũi. Nhưng chắc chắn sẽ có tư thế nằm không tốt dễ dẫn đến ngạt mũi cao hơn. Cho dù bạn không bị nghẹt mũi từ trước, nhưng một số tư thế ngủ cũng sẽ dễ gây nên hiện tượng nghẹt mũi khó chịu cho bạn. 


Trong số các tư thế từ nằm ngửa, nằm sấp đến nằm nghiêng, các phân tích cho thấy việc nằm nghiêng sẽ dễ gây tắc mũi và khó thở do nó khiến dịch nhầy bị ứ đọng ở xoang. 


Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nằm ở tư thế sấp vì sẽ dễ bị khó thở hơn bình thường. Việc nằm sấp cũng không tốt cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. 


nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó


Các chuyên gia cũng cho biết việc nằm ngửa nhưng kê đầu thấp hơn phần thân cũng dễ khiến bạn bị ngạt mũi nặng hơn. Không những thế, nó còn khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Và rồi tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó cũng rất dễ xảy đến khi bạn bắt đầu chuyển sang tư thế nằm nghiêng.


Bởi lý do này, các chuyên gia phân tích khuyên rằng nên kê đầu cao hơn cổ để tạo thành góc 15 độ là tốt nhất khi nằm ngủ. Điều này không chỉ giúp tránh tình trạng nằm nghiêng bên nào thì nghẹt mũi bên đó mà còn góp phần nâng cao giấc ngủ ngon hơn. 


"Nằm nghiêng bên nào bị nghẹt mũi bên đó" phải làm sao?


Bằng một số cách khắc phục và cải thiện đơn giản, bạn có thể xử lý tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn không nên để hiện tượng nghẹt mũi kéo dài lâu vì như vậy chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và mất ngủ, gây ảnh hưởng sức khỏe nói chung. Hãy thư một số mẹo chăm sóc dưới đây để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục về trạng thái bình thường.


- Nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó? Vậy hãy thử nằm ngửa ngay lập tức. Tư thế nằm ngửa sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tắc mũi cả hai bên do nó không khiến dịch nhầy bị ứ đọng ở mũi.

- Có thể sử dụng máy tạo ẩm trong không gian phòng ngủ nếu không khí khô - đây là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị tắc mũi, nhất là vào thời tiết mùa đông hanh khô.

- Tắm nước ấm cũng được xem là một trong những cách phổ biến trị nằm nghiêng bị nghẹt mũi. Hơi từ nước nóng phả ra còn giúp thông mũi rất hiệu quả.


nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó


- Không nên nằm điều hòa quá thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm quạt để tránh bị khô mũi, khô da khi nằm điều hòa nhưng không nên để hướng gió quạt thốc thẳng vào mặt.

- Luôn đảm bảo môi trường phòng ngủ sạch sẽ. Chắc chắn rằng chăn, ga, gối đều sạch bụi bẩn để tránh virus và vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp gây nên hiện tượng ngạt mũi.

- Thường xuyên bổ sung nước uống đầy đủ vì nước có thể làm loãng dịch và đẩy nhanh quá trình khỏi tắc mũi và nghẹt mũi. Ngoài ra, không nên ăn thực phẩm nhiều đường và bột vì chúng là các loại đồ ăn dễ khiến tình trạng ngạt mũi nặng hơn.


Bạn nên thử các cách đơn giản trên nếu thấy nằm nghiêng 1 bên bị ù tai hoặc nghẹt mũi. Tuy nhiên, khi đã áp dụng mọi cách trên mà tình trạng ngạt mũi không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh tốt nhất và đưa ra những loại thuốc điều trị đặc hiệu để giúp bạn sớm khỏi bệnh. Trong nhiều trường hợp, rất có thể bạn bị nghẹt mũi do các vấn đề nghiêm trọng của bệnh liên quan tới xoang mũi.


Về cơ bản, nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi bị nghẹt mũi, bạn nên nằm ngửa và kê đầu cao hơn phần thân là tốt nhất. Ngoài ra, hãy thực hiện một số mẹo khắc phục để thúc đẩy quá trình khỏi triệu chứng nghẹt mũi nhanh hơn. Khi áp dụng từng biện pháp, đừng quên theo dõi triệu chứng ngạt mũi có tiến triển tốt hơn không. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần sự can thiệp của thuốc đặc trị để chấm dứt nghẹt mũi nhanh chóng. 

About the author

Cô gái yêu thích marketing và viết lách.

author

Đặng Nguyệt

Đăng ký để nhận tin tức mới nhất từ Her

Vận hành bởi Công ty TNHH DCA Hà Nội

Điện thoại liên lạc: (+84) 24 22153882

Liên hệ toà soạn hoặc quảng cáo: hello@her.vn

Địa chỉ: Ngọc Khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

imgimg
close-icon

Quà Tặng Đặc Biệt Tháng Này!

Liệu pháp giác hơi da mặt mang đến sức khoẻ và độ đàn hồi cho làn da, trả lại vẻ tươi trẻ bạn mong muốn!